Góp ý Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) của LS. Nguyễn Bính Châu – Đoàn Luật sư TP.HCM – Hội thảo VCCI (Tp.HCM ngày 11/3/2014)

Thứ Ba 14:17 18-03-2014

VÀI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP                                                                                                                                                                                                                           NHÂN SỬA ĐỔI LUẬT ĐẦU TƯ

LS. Nguyễn Bính Châu                             (Đoàn Luật sư TP.HCM)

1.       Lý do vì Sao ta phải sửa đổi Luật Đầu tư:

Dưới mắt nhà đầu tư , VN ngày càng mất sức hấp dẫn vì nhiều lý do như sau:

-          Cơ sở Kinh tế hạ tầng (hệ thống điện nước, đường xá, mội trường, Internet) yếu kém.

-          Các cơ quan công quyền chậm khắc phục khó khăn cho nhà đầu tư, thâm chí có nơi lại cắt xén dự án, hoặc cấp phép quá nhiều dự án trên một khu vực, làm teo tóp lợi nhuận và tiêu tan kỳ vọng của nhà đầu tư. Cán bộ phục vụ (thuế vụ, môi trường) có khi ít nhiều gây phiền toái trì trệ và vòi vĩnh, khiến hình ảnh mất đẹp dần thông qua quá trình bắt tay thực sự vào đầu tư.

-          Những Luật ban hành (dưới Luật đầu tư) quá nhiêu khê, tạo nhiều rắc rối và lực cản, làm nãn lòng nhà đầu tư,

-          Chính sách và môi trường pháp lý nặng về hình thức, xa thực tế, không đồng bộ và không nhất quán ổn định, gây ngỡ ngàng và thất vọng cho nhà đầu tư lỡ mang tiền của vào trận đồ bát quái.

-          Lực lượng Lao động nhiều và trẻ năng động siêng năng nhưng không chuyên môn, và hay cẩu thả (ẩu), dễ phát sinh tiêu cực trộm cắp (nếu không quản lý tốt). Luật Lao động bảo vệ người công nhân hết sức chặt chẽ khiến nhà đầu tư muốn as thải, phải khổ sở mất nhiều thời gian tiền bạc.

-          Có vài cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước thì chủ trương độc quyền, hết sức lãng phí trong chi tiêu và xây dựng, gây cản ngại đầu tư một cách không thân thiện và thất thoát tiền của quốc gia, do nhà nước thực sự thiếu hệ thống quản lý hiệu quả, và người dân người Lao động thì lại không có trong tay phương tiện phản ánh tố cáo (ngoài việc làm đơn gửi đi các báo đài, nơi này nơi nọ), nên việc tố cáo dễ gặp tình trạng (5C) (con cháu các cụ cả), nước sông không dám đụng nước giếng, dễ bị bưng bít bao che, khó khắc phục.

-          Đặc biệt chính sách thuế tuy có tiến bộ cởi mở nhưng còn quá nặng nề, không hấp dẫn, gây thiệt hại nãn lòng cho nhà đầu tư. Chúng at chỉ mới trãi thảm đỏ cho nhà đầu tư bằng vẻ bên ngoài hình thức, chưa thuyết phục nhà đầu tư bằng lợi nhuận bảo đảm, để hấp dẫn nhà đầu tư mạnh dạn bỏ số vốn lớn: mạo hiểm trong kinh doanh và được Chính phủ đãi ngộ xứng đáng

-          Hệ thống Tòa án và Trọng tài là một vấn đề hết sức hệ trọng đối với nhà đầu tư, chưa nhanh nhạy và hiệu quả, chưa có hệ thống kiểm tra hữu hiệu, còn quá nặng nề và chậm chạp, khiến nhà đầu tư chưa được yên tâm.

-          Việc tiếp cận nguồn vốn trong nước hiện nay hết sức khó khăn và nợ xấu ngân hàng tràn LAN, khiến hiện nay, các ngân hàng rất ngại cho các doanh nghiệp trong nước vay.

-          Số lượng nhà đầu tư ngày càng suy giảm, có nhiều dự án, nhà đầu tư ngại xúc tiến tiếp tục vì cầm chắc cái lỗ trong tay.

2.       Một số ý xin được làm rõ:

-          Dĩ nhiên, không phải các cán bộ các cơ quan đều xấu, có rất nhiều cán bộ cơ quan được nhà đầu tư quý mến cảm phục do họ đã tận tình giúp đỡ có tư cách và tấm lòng, đã thực sự giúp đỡ nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại VN. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư đã thành công và rủ các nhà đầu tư bạn đến VN. Nhưng ở đây, thiết nghĩ chúng at cần mạnh dạn nêu hết các khuyết điểm để tìm Ra biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư. Do vậy, theo thiển ý chúng tôi, trước khi lấy ý kiến trình Quốc hội, cho ý kiến sửa đổi Luật Đầu tư, chúng at cần tổ chức tổng kết, lấy ý kiến rộng rãi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đang thực tại làm ăn ở VN, để nghe họ trình bày những khó khăn vướng mắc, nguyện vọng của họ và  ý kiến của họ giúp at thấy được khuyết điểm cốt lõi của Luật Đầu tư của chúng at.

-          Ngoài Ra, chúng tôi cũng xin góp ý là chúng at nên có cách giải quyết đồng bộ, cần sửa đổi Luật Đầu tư trên thực chất, qua phát hiện được những khó khăn vướng mắc của Luật Đầu tư, tạo mội trường pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, chứ không nên sửa đổi theo kiểu hàn lâm học thuật, o bế đoạn văn và điều luật Sao cho trọn vẹn (nặng về hình thức). Đó không phải là Tinh thần Pháp luật. 

-      Một dự án Luật thì phải thể hiện cho được cái Tinh thần Pháp luật. Tinh thần pháp luật không phải là sự áp đặt ý chí của nhà Cầm quyền bắt mọi người dân phải tuân theo. Tinh thần pháp luật là Luật pháp đó phải có tính khả thi, phải phục vụ cho nhân dân và đất nước, phải phù hợp với đạo lý và nguyện vọng của người dân (của nhà đầu tư), phải mang lại lợi ích cho nhân dân (cho nhà đầu tư), lợi ích cho xã hội và phát triển đất nước. Do vậy, Luật Đầu tư sửa đổi, cần phải minh thị việc kêu gọi đầu tư và bảo đảm đãi ngộ xứng đáng cho nhà đầu tư, không bỏ lỡ cơ hội canh tân phát triển đất nước một lần nữa, (trong thời gian qua, nước ta đã mất nhiều cơ hội canh tân đất nước), góp phần quảng bá đầu tư, thu hút vốn đầu tư, cạnh tranh hiệu quả với các nước khu vực.

3.       Một số ý kiến đóng góp

2.       Cần phải có chính sách ưu đãi đầu tư như tăng tỷ lệ khống chế các chi phí (từ 10 đến 20 %) trên doanh thu cho nhà đầu tư (thay vì 10 % như hiện nay) vì lý do vật giá leo thang, các chi phí đều thực tế đã đội giá rất cao (do lạm phát và chi ngoài luồng) so với lúc ban đầu cấp phép đầu tư.

3.       Không nên hạn chế chi phí quảng cáo của doanh nghiệp quá thấp (10-15 %) , vì hai lý do, nó không phù hợp với mặt bằng giá của thế giới, nếu thực hiện quảng cáo ở VN thì ta đã thu lợi nhuận từ các hợp đồng quảng cáo, việc hạn chế chi phí quảng cáo chỉ kiến các doanh nghiệp quen thói giả dối khó khăn cho doanh nghiệp (dấu chi phí, phân bổ cho các năm sau).

4.       Cần tạo điều kiện để chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài được yên tâm trong việc bảo đảm an toàn đầu tư, bảo đảm thu hồi vốn quản lý (thuê chuyên viên nước ngoài về kiểm toán, điều hành quản trị) bằng cách cho phép giảm miễn thuế thu nhập cho các chuyên viên. Lý do qua sự làm việc của các chuyên viên nước ngoài dạn dày kinh nghiệm, phía VN có thể học hỏi nâng cao trình độ thay vì phải bỏ tiền đi đào tạo tại nước ngoài. (bình quân 40.000 USD/năm).

5.       Đối với các dự án đầu tư mà toàn bộ các công trình đầu tư (nhà máy, khách sạn) sẽ bàn giao cho phía VN sau 10, 20 năm. (Bình quân giá trị công trình từ 20-30 triệu USD/dư án đầu tư). Ta cần phải có chính sách ưu đãi, miễn thuế thu nhập cá nhân nhà đầu tư và giảm ½ thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư. Vì trên thực tế, có một số doanh nghiệp nhà nước (thuộc loại phá gia chi tử) có trong tay số vốn lớn (tiền chùa, chứ không phải tiền túi cá nhân ông Giám đốc) mà còn tiếp tục đục khoét ăn vào vốn, phát sinh lỗ dài dài, không hề tạo ra hiệu quả đầu tư nào. Do vậy, ta cần trả công đãi ngộ xứng đáng cho nhà đầu tư dám bỏ tiền của ra, góp phần xây dựng đất nước và thông qua hoạt động đầu tư: góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện hình ảnh VN, đào tạo nhân tài cho VN, góp phần phát triển đất nước.

6.       Cần có chính sách ưu đãi giảm thuế nhiều hơn cho các chuyên viên, người lao động VN đang làm việc tại các công ty nước ngoài, phải tạo động lực cho họ cầu tiến, nâng cao trình độ. Bình quân một doanh nghiệp nhỏ cũng đào tạo được khoản từ 3-5 chuyên viên, doanh nghiệp lớn đào tạo huấn luyện được cả trăm, ngàn chuyên viên. Với việc đánh thuế thu nhập cao đối với các chuyên viên, vô tình ta đã triệt tiêu chính sách đãi ngộ nhân tài cho đất nước và tước của họ quyền phát triển nghề nghiệp, tịch thu kinh phí tự đào tạo của nhân tài đất nước.

o   Một sinh viên đi du học nước ngoài trong 5 năm, bình quân phải chi phí 50.000 USD x 5 năm: 250.000 USD. Khi về nước làm việc chỉ thu nhập 2.000 USD/ tháng, một năm chỉ mới thu hồi được 24.000 USD (không ăn uống). “Đi chi bạc chẳn về lượm bạc lẻ”, 10 năm sau, họ mới thu hồi vốn. Như vậy, liệu đánh thuế thu nhập từ đồng lương sinh viên du học về, không cần biết số chi phí người ta đã đều tư cho việc học, có phải là bất hợp lý không?

o   Trường hợp các công nhân đi hợp tác lao động nước ngoài cũng thế. Ở nước ngoài và thực tế ở trong nước. Người công nhân còn phải có những chi tiêu hợp lý cho cuộc sống ở nước ngoài, ta nên cân nhắc mà giảm trừ thuế thu nhập cá nhân của người công nhân lao động hợp tác.

o   Trường hợp chuyên viên không có đi du học, nhưng làm việc tại các Doanh nghiệp nước ngoài. Ta đã quên tÍnh chi phí đầu tư của họ trong nước, và nên tạo điều kiện họ nghiên cứu mua sách vở tài liệu nước ngoài. Chính sách Thuế phải nâng cao dân trí và đãi ngộ nhân tài của đất nước.

o   Việc giảm miễn thuế cho các thành phần đặc biệt như trên, có gây thất thoát tài chính cho ta không? Tôi không cho là có. Một chuyên viên cao cấp nước ngoài sống và làm việc ở VN, sẽ là cơ hội bằng vàng cho việc xuất khẩu tại chỗ - thu ngoại tệ tại chỗ. Họ sẽ có nhu cầu thuê mua nhà, thuê mua xe, nhu cầu giải trí du lịch, thuê người giúp việc, thuê công nhân cắt cỏ chăm sóc cây cảnh…Quốc gia sẽ thu từ họ một số tiền không nhỏ. Chưa kể, họ sẽ góp phần đào tạo một số chuyên viên giỏi cho VN mà ta không tốn tiền thuê giáo sư nước ngoài tới dạy, hoặc tốn tiền cử cán bộ đi tu nghiệp. Tính ra, ta có lãi hơn tận thu thuế mà không suy nghĩ kỹ. Tương tự như vậy, phấn khởi do thu nhập cao sẽ tạo tâm lý tiêu xài và góp phần tiêu thụ kích cầu thương mại dịch vụ trong nước.

7.       Cần ưu đãi miễn giảm thuế kêu gọi các dự án đầu tư nước ngoài như: xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống, xây nhà ở xã hội, công nghệ mới, sản xuất điện từ rác, công nghệ làm sạch và cải tạo môi trường, giáo dục (đặc biệt là liên kết đào tạo với các đại học và cao đẳng nghề của nước ngoài), bệnh viện, các dự án đầu tư nhằm xóa bỏ độc quyền điện nước xăng dầu, hoặc xây dựng các trạm dừng chân hiện đại trên quốc lộ để nâng cấp quốc gia và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Các văn bản liên quan