Ông Phạm Hoàng-Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Lâm Đồng : “Góp ý Dự thảo Luật dân sự 2005”

Thứ Năm 08:19 14-03-2013

Căn cứ thư mời góp ý của VCCI về dự thảo góp ý sửa đổi bộ luật dân sự 2005, dựa vào 5 vấn đề cần thảo luận, chúng tôi có ý kiến như sau:

  1. Pháp nhân & đại diện:

-         Trong giao dịch dân sự, việc xác định chủ thể quan hệ pháp luật là pháp nhân hay không có tầm đặc biệt quan trọng, nhưng trong Bộ luật dân sự 2005 không xác dịnh rõ phạm vi điều chỉnh: Tổ chức phi kinh tế (cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức hành chính nhà nước…) đang chiếm giữ một nguồn lực, tài sản lớn của quốc gia, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của luật dân sự. Khi cần xử lý phải dựa vào quyết định thành lập hoặc văn bản quy phạm pháp luật để xác nhận tình trạng có hay không có tư cách pháp nhân (Điều 84 BLDS).

-         BLDS 2005 cũng chưa quy định rõ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, phạm vi hành chính, chế tài với tổ chức khác không có tư cách pháp nhân (hội, quỹ, BQL, trang trại, hội đoàn tôn giáo… sân sau của Bộ, Sở…) Hệ quả:

·        Cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra bất bình đẳng;

·        Lạm dụng công quỹ, công sức, trục lợi, nhom lợi ích ‘trách nhiệm tập thể’, bị chiếm đoạt tài sản (hội nghề nghiệp)

·        Khó đòi bồi thường thiệt hại/ tổ chức sân sau (Ban, trung tâm, cơ sở…)

-         Khoản 5 Điều 144 BLDS 2005: Phạm vi đại diện, tác động:

·        Vô hiệu hóa loại HĐ thế chấp tài sản của bên thứ ba.

·        Công chứng/ tòa không thừa nhận cá nhân ủy quyền cho tổ chức hoặc pháp nhân.

·        Nguy cơ tòa tuyên vô hiệu loại hợp đồng có yếu tố 3 bên hoặc nhầm lẫn phổ biến tai hại khi cho rằng: phải là hợp đồng bảo lãnh (Đ 85 BLDS); trên thực tế, LDS 2005 cho là hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản bên thứ ba.

  1. Giao dịch dân sự:

-         Tại sao chúng ta chưa có định chế, chế tài hoặc có Tòa án hiến pháp để phán xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật, mà chỉ trông chờ vào các hệ thống kiểm soát nội bộ. Luật bồi thường của Nhà nước chỉ mới điều chỉnh các quan hệ về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; không xét bồi thường thiệt hại do văn bản quy phạm pháp luật gây ra trong giao dịch dân sự. Ví dụ:

·        Ghi tên cha mẹ lên chứng minh thư;

·        Sử dụng điện thoại ở cây xăng;

·        Nắp quan tài không lắp kính;

·        Vòng hoa viếng tang luân chuyển;

·        Đi nước ngoài quá 2 năm bị xóa hộ khẩu;

·        Thu thuế tiền gửi tiết kiệm;

·        Trả nợ xong vẫn bị treo mạng ‘án’ nợ xấu;

·        Trục lợi ở thời điểm thay đổi chính sách giá;

·        Thu phí giao thông, cầu đường;

·        Phạt nguội/nóng của CSGT với phương tiện vận tải.

·        Tự động chuyển gói cước của Viettel;

·        Phí ATM, điều vô lý;

·        Định chế thế chấp cho vay 70% tài sản đảm bảo, định giá khống dẫn đến nợ xấu;

·         Thiếu minh bạch, chế tài trong chuyển, giao tài sản công thành tài sản tư (tham nhũng, quà biếu cấp trên với nhà, đất ngay tình, công khai, liên tục dùng quyền để cưỡng đoạt, chiếm dụng)

-         Bộ tư pháp có lúc đã đồng tình với một vài Bộ để phát hành các văn bản điều chỉnh giao dịch dân sự không phù hợp với thực tiễn cuộc sống và xu thế hội nhập quốc tế, làm giảm lòng tin, sự nghiêm minh, tính đảm bảo hợp hiến về sự công bằng, quyền con người theo Hiến pháp.

  1. Nghĩa vụ & hợp đồng

-         Tài sản đảm bảo (cầm giữ, thế chấp…) chưa quy định rõ:

·        Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong tương lai (tài sản hình thành trong tương lai) còn nhiều vướng mắc với tài sản đối ứng.

·        Với tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ hợp đồng vay còn nhiều bất cập, vô lý, làm thiệt hại cho bên đi vay (bị bên cho vay phong tỏa 30-40% tổng giá trị tài sản thế chấp, có thể dẫn đến 30-40%thiệt hại cho nguồn vốn đầu tư xã hội. Luật dân sự không điều chỉnh quy định này với ngân hàng, thậm chí doanh nghiệp bị ngân hàng ‘làm luật’ về ‘ nợ xấu’, bị treo đến 5 năm (với một công dân bị án tích dân sự chỉ bị chế tài một thời gian nhất định từ 6 tháng đến 3 năm). Luật dân sự không điều chỉnh được vấn đề này. Trên thực tế hiện nay, khác quan bị ngân hàng tước đoạt ngang nhiên từ hợp đồng đơn phương, cho dù sau đó đã trả được nợ, vẫn mất đi quyền cơ bản về vay vốn đầu tư ở các ngân hàng khác, trừ khi phải chuyển đổi, khai tử doanh nghiệp hiện hữu.

  1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

-         Điều 45 BLDS: xử lý vốn góp trong trường hợp cho tặng, thừa kế có yếu tố nước ngoài (FDI).

·        Luật chưa quy định rõ hoặc có hướng dẫn vế cách thức, dẫn đến vướng mắc hoặc bị hướng dẫn sai/ chờ Sở KHĐT hỏi Bộ, làm đình trệ sản xuất kinh doanh để thực hiện thủ tục (thừa kế, máy móc với cổ đông lần đầu phải đăng ký lại đầu tư…)

  1. Quan hệ Luật dân sự với các luật, văn bản dưới luật (VN), cam kết quốc tế, Luật quốc tế

-         Điều 141 BLDS: “Đại diện chỉ một người”, mâu thuẫn với Luật doanh nghiệp – về công ty hợp danh, không rõ có thể đại diện PL cho trên 2 pháp nhân?

-         Điều 148 BLDS: khi chấm dứt đại diện theo pháp luật PL, pháp nhân: không rõ, khó xử lý hậu quả khi giải thể, phá sản DN.

-         Điều 727, 730, 732 BLDS: QSD đất không được chuyển giao cho bên nhận góp vốn; Điều 29 luật doanh nghiệp: tài sản có đăng ký hoặc QSD đất góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản/QSD đất cho công ty tại cơ quan thẩm quyền, cơ quan Tài nguyên môi trường còn buộc phải chuyển mục đích QSD đất của bên góp vốn trước khi góp QSD đất vào công ty. QSD đất thuê của DN không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo vay vốn, trái với các quyền được Luật đất đai đảm bảo/điều chỉnh.

Các văn bản liên quan