Góp ý của ĐBQH Trương Minh Hoàng – Cà Mau đối với dự thảo Luật khoa học công nghệ sửa đổi

Thứ Ba 15:01 18-12-2012

Kính thưa Quốc hội,

Luật khoa học và công nghệ và 7 đạo luật chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cùng với một số văn bản khác, các điều khoản khác có liên quan, cũng như Chính phủ, địa phương ban hành nhiều văn bản, qua 12 năm qua thực hiện được nhiều vấn đề, đạt được kết quả khá cao. Bên cạnh đó cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập. Như vậy, việc điều chỉnh, sửa đổi luật lần này chúng tôi đồng tình cao. Tôi xin tham gia một số ý kiến cụ thể như sau:

Một, về phạm vi điều chỉnh cũng như đối tượng áp dụng cần nên xem xét, có thể chúng ta nên bổ sung thêm từ "cơ quan" trong cụm từ "tổ chức, cá nhân". Bởi vì trong toàn bộ điều luật này thì vai trò, trách nhiệm của cơ quan được thực hiện và xuất hiện trong tổng thể các điều luật là 59 từ/80 điều. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan đã được thực hiện về vai trò, trách nhiệm, điều hành cũng như toàn bộ các vấn đề có liên quan và chịu trách nhiệm phân phối v.v... tôi thấy cái đó cần thiết phải đưa vào.

Như chúng ta thấy tại Khoản 3, Điều 8 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định rất rõ là: "Cơ quan, tổ chức và cá nhân" chứ không có trùng lặp được hiểu tổ chức bao hàm cả cơ quan là không phải. Do vậy, chúng tôi thấy cần điều chỉnh. Trong dự thảo của Ủy ban soạn thảo Hiến pháp hiện nay tại Khoản 3, Điều 8 cũng khẳng định "cơ quan" và "tổ chức" riêng.

Do phạm vi điều chỉnh và sử dụng như thế chúng tôi thấy có một số chỗ đã nhầm. Tôi lấy ví dụ tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 11 về thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, tổ chức khoa học và công nghệ đều có quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng trong này không nêu. Trong điều cấm cũng chỉ cấm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ ảnh hưởng tới tổ chức và cá nhân, không nói ảnh hưởng tới cơ quan cũng không bị cấm. Do vậy, tôi thấy nhiều chỗ cũng cần đưa từ "cơ quan" vào trước từ "tổ chức, cá nhân" trong tổng thể các điều của luật.

Vấn đề thứ hai, về mô hình quản lý khoa học công nghệ, tôi đồng tình rất cao với ý của đại biểu Bùi Thị An, Hà Nội, đồng tình với mô hình như thế thì cũng cần tính đến thực hiện cơ chế tài chính trong huy động nguồn lực về đầu tư khoa học công nghệ cũng theo hướng đó. Bởi lẽ trong thực tế chúng ta thấy rằng trong toàn bộ dự thảo luật như nhiều đại biểu đã phân tích trong đó gần như chỉ nêu khuyến khích và vận động để thực hiện nguồn lực này và các loại quỹ cho việc vận động này, song các chế tài nêu ra trong các điều luật có liên quan cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc này cũng chưa nói đến. Tôi rất mong Ban soạn thảo nên nghiên cứu quy định chi tiết thêm về chế tài để thực hiện, nếu thực hiện không đúng thì sao hoặc nếu cho các doanh nghiệp trích lại phần cho khoa học công nghệ nhưng lợi dụng chính sách này họ không thực hiện thì chế tài như thế nào, nên có chế tài ràng buộc trong điều luật.

Theo Báo cáo trình của Chính phủ thì nhiều địa phương sử dụng không đúng mục đích, sử dụng chưa đảm bảo, nhiều năm liền chỉ sử dụng khoảng 10-30% trong tổng số nguồn kinh phí. Do vậy, chúng ta đã ít nhưng sử dụng không hết, chúng tôi thấy lỗi là chúng ta phân nguồn kinh phí này chúng ta phân quá mành mành, nếu chúng ta thành lập cơ chế như đại biểu An phân tích, chúng ta giao nguồn kinh phí tổng thể, như vậy thì có khả năng chúng ta sẽ gỡ được vấn đề này và chúng ta đã sử dụng nguồn kinh phí ít ỏi này để chúng ta đầu tư cho các mũi nhọn và khoa học, công nghệ mà nhiều đại biểu đã phân tích trước tôi. Tôi xin không nhắc lại, xin cám ơn Quốc hội.


Vấn đề thứ hai, về cơ chế tài chính và huy động nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ. Tôi nhất trí với quy định đầu tư tối thiểu 2% ngân sách Nhà nước cho khoa học, công nghệ tại Điều 53 và tăng dần đầu tư theo yêu cầu phát triển của từng thời kỳ phát triển của đất nước.

Đối với kinh phí đầu tư cho khoa học, công nghệ. Có thể nói việc phân bố kinh phí Nhà nước dành cho đầu tư pháp triển khoa học, công nghệ còn mang nặng tính bao cấp, tức là kiểu bốc thuốc theo tiền lệ của năm trước của các bộ, ngành địa phương. Ví dụ một tổ chức nào 10 tỷ mà không có sản phẩm nào, nhưng năm đó tổ chức khoa học khác có 1 tỷ mà tạo được nhiều sản phẩm thì chúng ta phải phân bố theo nhiệm vụ đặt hàng hoặc nhiệm vụ theo thực tế. Chúng ta không nên dựa vào vùng, miền phân bố mà phải dựa vào hiệu quả. Do đó, tôi nghĩ nó sẽ phát triển một cách có hiệu quả hơn. Vì chúng ta biết hoạt động khoa học mang tính sáng tạo và đặc thù, do đó chúng ta cần sự đột phá này.

Đối với kinh phí sự nghiệp khoa học, công nghệ về nguyên tắc chung vẫn áp dụng cơ chế hiện hành về lập và phê duyệt kế hoạch dự án thanh toán theo năm tài chính nhưng bổ sung quy định ngoại lệ đối với những nhiệm vụ khoa học phù hợp với đặc thù cho hoạt động khoa học công nghệ như cần xác định rõ về nguyên tắc phân bố ngân sách cho khoa học công nghệ, bổ sung cho địa phương, cho bộ, ngành nhưng việc điều chỉnh phân bố kinh phí sự nghiệp khoa học cho hoạt động này theo hướng căn cứ vào kết quả sản phẩm tạo ra, hiệu quả sử dụng kinh phí không theo kiểu dàn trải tập trung các lĩnh vực có nhu cầu thực tế.

Thứ hai, đơn giản hóa tối đa hồ sơ chứng từ thủ tục thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, cơ chế khoán kinh phí đối với sản phẩm khoa học chứ không theo kết quả đề ra.

Cuối cùng, về huy động nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ. Trong Nghị quyết Trung ương 6,  Khóa XI đã khẳng định lấy doanh nghiệp là trọng tâm đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất trong thị trường khoa học công nghệ. Tôi đề nghị cần có một chương riêng về huy động nguồn lực xã hội trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo bởi những lý do sau.

Một, doanh nghiệp có khả năng đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, mua sắm thiết bị công nghệ để triển khai dự án. Đây là yếu tố quan trọng bảo đảm thành công đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đặc biệt đối với những dự án chuyển giao công nghệ có hàm lượng khoa học công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

Hai, doanh nghiệp có khả năng tham gia thẩm định công nghệ, tiếp thu ứng dụng công nghệ vào sản xuất, có điều kiện thu mua sản phẩm bảo quản đầu tư chế biến, có hệ thống chất lượng sản phẩm, có thị trường tiêu thụ sản phẩm và có khả năng liên kết với đối tác trong và ngoài nước về hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Trên đây là ý kiến của tôi, xin cảm ơn Quốc hội.

Các văn bản liên quan