Góp ý của CTCP Luyện kim đen Thái Nguyên

Thứ Bảy 16:20 23-04-2011

Công ty cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên

1. Quy định hoàn trả chi phí thăm dò như trên là không khả thi và chưa phù hợp

Nếu tính theo đơn giá thì đây mới chỉ là giá thành trong khâu thăm dò (Chủ đầu tư thăm dò chưa có lãi) trong khi các chủ khai thác luôn có lãi.

Theo tôi nên quy định mức thu hoặc mức hoàn trả cả hai trường hợp là như nhau có thể từ 3÷5 lần theo giá định mức. Vì khâu thăm dò là khâu rủi ro nhất nếu khu vực thăm dò đó không trữ lượng và chất lượng thấp thì chắc chắn sẽ không có nhà đầu tư nào mua tài liệu và ngược lại.

2. Về khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư và điều tra

- Nên khuyến khích việc thăm dò và tạo một ngành thăm dò như một ngành khai thác. Vì hiện nay các đơn vị xin thăm dò chủ yếu là để khai thác. Tuy nhiên việc thăm dò này chủ yếu là không đảm bảo quy trình và chất lượng dẫn đến rủi ro cao cho nhà đầu tư cũng như cho xã hội. Mà nguyên nhân chính là do nhận thức và năng lực...

- Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn tổ chức cá nhân để tham gia đầu tư, thăm dò...đã thể hiện là không khuyến khích.

3. Điều 8: Quy định ....khoáng sản cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Khoản 1: Việc quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản ở khu vực phân tán, nhỏ lẻ, khoáng sản còn lại ở Mỏ đã đóng cửa Mỏ và khoáng sản ở bãi thải của Mỏ đã đóng cửa Mỏ thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Khoản 2: Việc lập...khoáng sản của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Điều 9: Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

- Khoản 3: Kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản đối với các Tỉnh có nhiều khoáng đặc biệt là các khoáng sản dễ khai thác, dễ tiêu thụ thì Chính phủ phải có cơ chế về tài chính và nhân lực. Cũng như vậy đối với các huyện, các xã thì UBND tỉnh phải có cơ chế riêng. Vì việc bảo vệ rất tốn kém về tài chính đặc biệt về nhân lực.

5. Điều 12: Nên gộp khoản 1 và khoản 2 vào

- Khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ phải đáp ứng các tiêu chí sau (trừ các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường...).

- Mục d khoản 2: Có sự nhầm lẫn vì ở khoản 2: Là các tiêu chí cần và đủ còn mục d là một trường hợp riêng rẽ (đương nhiên).

6. Điều 13: Khoản 3. Nên bỏ ý "hoặc liền kề" vì như vậy là vô hình chung đã trao độc quyền đó cho một doanh nghiệp. Nếu như khu vực liền kề đó là một loại khoáng sản khác với khoáng sản của Doanh nghiệp đang khai thác? hoặc nếu như trữ lượng liền kề lớn hơn mà năng lực của doanh nghiệp đang khai thác lại có hạn hoặc không có nhu cầu...?

7. Tiêu chí các đối tượng ưu tiên hoặc được tham gia đấu thầu chưa cụ thể và hợp lý, chưa khuyến khích sản xuất trong nước và tạo điều kiện cho ngành chế biến sâu đặc biệt là luyện kim hay Doanh nghiệp tại địa bàn.

8. Điều 15: Khoản 3: Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 100% tổng vốn đầu tư...

- Nên cụ thể, đây là vốn điều lệ hay là tổng tài sản của hộ kinh doanh này...

- Mục đích, ý nghĩa của điều này là gì? Nếu là kiểm tra năng lực thì vẫn chưa khả thi cần phải cụ thể hơn.

9. Điều 16: Chuyển nhượng quyền thăm dò

Để ngăn chặn tình trạng các Doanh nghiệp không có năng lực..."lòng vòng"...

Tôi đề nghị:

- Chấp hành theo điều 43 Luật khoáng sản thì còn thêm:

Nhà nước sẽ tổ chức đấu quyền tiếp tục thăm dò khu vực Doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng tiếp tục thăm dò. Và Nhà nước sẽ lấy tiền từ việc đấu giá này để trả lại cho doanh nghiệp đã đang thăm dò theo đơn giá và định mức đã quy định.

Trong trường hợp này thì Doanh nghiệp sẽ không có lợi nhuận nhưng cũng không bị lỗ vì thế sẽ ngăn chặn được tình trạng xin rồi lại bán lòng vòng.

* Đối với chuyển nhượng quyền khai thác...

Trước hết là phải thống nhất quan điểm là khi cấp Mỏ là cấp cho các Doanh nghiệp một là có nhu cầu về khoáng sản, hai là có năng lực đầu tư và khai thác. Vì vậy, việc qui định chuyển nhượng quyền khai thác mỏ là để áp dụng cho trường hợp bất khả kháng.

Nếu trong trường hợp bất khả kháng, nhà đầu tư không thể tiếp tục khai thác được thì sẽ giải quyết như sau:

- Cho nhà đầu tư được tự lựa chọn giá và người mua nếu Mỏ này được cấp phép từ việc đấu giá.

- Nếu Mỏ khoáng sản được cấp phép và không phải do từ việc đấu giá thì nhà nước sẽ tổ chức đấu giá Mỏ này và sẽ trả lại tiền đầu tư hợp lệ cho Chủ Mỏ. (Trong trường hợp này thì Chủ Mỏ sẽ giải quyết được nhu cầu về chuyển nhượng và không bị lỗ nhưng cũng không có lợi nhuận nên sẽ ngăn chặn được việc "mua bán lòng vòng").

- Nên có bộ đơn giá khoáng sản thương phẩm áp dụng chung cho cả nước do Bộ Tài chính ban hành. Như vậy sẽ công bằng hơn và cho các địa phương ít hoặc mới có khoáng sản đỡ lúng túng hơn. Việc các địa phương có điều kiện khác nhau thì đã có hệ số K3.

Các văn bản liên quan