Ý kiến Ban soạn thảo về vướng mắc thực hiện Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng

Thứ Tư 10:59 23-03-2011

Ông Nguyễn Văn Phụng: Xin chia sẻ với các anh các chị, chúng tôi luôn đặt vị trí của mình vào doanh nghiệp thì xử lý như thế nào.

Trên trang web của Bộ Tài chính, Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính có nêu là thủ tục được cắt giảm bao nhiêu, bao nhiêu thủ tục về thuế được cắt giảm. Thông tin đó sẽ thay tôi trả lời về thủ tục, mời các anh các chị đến với cổng thông tin của Bộ.

Sau đây xin trả lời một câu hỏi vừa được nêu là doanh nghiệp khi nộp chậm thuế bị phạt rồi, máy tự động chạy thôi. Vậy khi hoàn thuế chậm có phạt không? Việc này đã có Thông tư hướng dẫn rồi, về việc xử phạt ngành thuế nếu như hoàn thuế chậm.

Liên quan đến câu hỏi của chị Hương ở Vietcombank, thì tôi thấy rằng, đứng trên cương vị của người dân, mọi cam kết về dân sự chúng ta đều phải được tôn trọng và hành xử theo pháp luật. Trong tài khoản nợ vay của ngân hàng hiện nay nếu chỉ một câu như thế không đi hết được. Trong đó rất nhiều tài khoản, có loại là tài sản gán nợ, có tài sản siết nợ, có loại tài sản là ông không trả được nợ nó tự nhiên sang túi ngân hàng, có loại tài sản ngân hàng chỉ thay mặt bán đi để lấy số tiền đó thôi. Thế thì không thể có câu trả lời chung nhất cho nhiều trường hợp khác nhau của Luật Dân sự. Về nguyên tắc, tài sản đó vẫn là của tôi, nhưng tôi chưa chuyển quyền sở hữu thì tôi cam kết rằng nếu đến ngày này tôi không trả được nợ, ngân hàng có quyền bán tài sản của tôi đi để thanh toán món nợ đó. Quy định như vậy, nghĩa vụ nộp thuế thuộc về cá nhân tôi. Thí dụ mảnh đất đứng tên tôi và vợ tôi, thì trường hợp này phải nộp thuế TNCN cho việc chuyển nhượng. Sau khi nộp thuế rồi ngân hàng được đứng ra phân loại vay bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu tiền. Phần còn lại là trả cho tôi. Không thể tính thuế thu nhập doanh nghiệp phần dôi ra đó. Nhưng với trường hợp, hợp đồng dân sự nói rằng, sau bao nhiêu tháng không trả được thì tài sản đó mặc nhiên trả cho ngân hàng. Ngân hàng lúc đó phải nộp thuế TNDN trên tài sản của mình. Ý kiến của chị Hương nêu ra thì rất là đúng thôi. Chúng tôi sẽ xem xét lại để sửa đổi lại cho bao quát hơn, cụ thể hơn.

Thứ ba, Thông tư 18 vừa qua giải quyết được rất nhiều vấn đề bức xúc của doanh nghiệp. Trong đó tổng hợp những nội dung cơ bản của Công văn 7250  cho quyết toán thuế 2009 và Công văn số 518 cho quyết toán thuế năm 2010. Có thể nói vắn tắt rằng, Thông tư 18 này về cơ bản được áp dụng cho quyết toán thuế 2010.

Liên quan đến thanh lý tài sản cố định hình thành từ quỹ phúc lợi đưa vào đánh giá lại để đầu tư sản xuất kinh doanh thì có phải tính toán phần chênh lệch còn lại không? Chúng tôi xin trả lời là mọi tài sản, bất kể là nguồn nào giá trị chênh lệch phải nộp 25% thôi, còn lại của doanh nghiệp. Bởi vì trường hợp này là có thu nhập nội sinh.

Một số phát biểu chúng tôi xin ghi nhận và báo cáo với lãnh đạo Bộ Tài chính. Và cam đoan rằng khi chúng ta phát triển như nước Nhật thì luật của chúng ta sẽ phát hiển hơn luật của Nhật.

Tôi xin hết.

 

Ông Nguyễn Đình Thi – Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế: Là một người làm chính sách pháp luật về thuế khá lâu rồi. Trong đó có tác phẩm Luật Quản lý thuế đã chủ trì nghiên cứu và đi vào cuộc sống. Qua ý kiến phát biểu, tôi biết ơn những ý kiến đóng góp, có một số ý kiến đã được thể hiện trong Thông tư rồi, có những ý kiến chưa được đáp ứng. Rất cảm ơn quý vị.

Thứ hai, trong quá trình hoàn thiện , xây dựng chính sách rất ít người tham gia. Quy định chỉ thêm 3 từ thôi thì một tập đoàn của Nhà nước nộp thêm 1 năm hơn 1000 tỷ. Đến khi luật thông qua rồi mới phát hiện ra, lúc đó giật mình. Mặc dù trong quá trình xây dựng soạn thảo chúng tôi đã xin ý kiến rất nhiều vòng và thậm chí có những điểm thay đổi chúng tôi phải ghi chú lại, sẽ tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Rất mong các quý vị lưu ý cho.

Việc quan tâm đến chính sách của các doanh nghiệp còn hạn chế. Chỉ khi nào thực hiện vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền lợi của chúng ta thì chúng ta mới phát hiện là nó có vấn đề. Thực sự là chúng tôi mong đợi nhiều ý kiến hơn nữa. Cảm ơn các ý kiến đóng góp và bài tham luận trong Hội thảo ngày hôm nay.

(Nửa tháng nữa Tổng Cục thuế sẽ có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề hóa đơn.)

Ông Huỳnh: Vấn đề cò cưa chính sách, bôi trơn là một trong những tiêu chí không hề thay đổi trong PCI các năm qua. Không bôi trơn thì không chạy. tất nhiên có vấn đề của đời sống, tôi thấy rằng có nhiều vấn đề mà chúng ta còn không rõ là đưa ra hay cho vào. Vấn đề đầu tiên là phải minh bạch về văn bản, nếu không đó là chỗ cò cưa được, bôi trơn được, thỏa thuận được. Vì thế tại sao bao nhiêu năm không thể cải thiện chỉ số đó được. Mong muốn các anh ở Bộ vừa bổ sung, sửa đổi nhưng phải nâng những quy định trong thông tư vào nghị định.

Thứ hai mong muốn Ban Soạn thảo có diễn đàn trở lại, chỗ nào chấp nhận, chỗ nào không và giải thích rõ cho doanh nghiệp. Trên trang vibonline sẽ có diễn đàn về luật thuế, rất mong các anh chị quan tâm.

Cám ơn các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà tư vấn đã đến tham gia Hội thảo.

Các văn bản liên quan