DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Ngày đăng: 15:15 23-08-2012 | 1930 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Tài chính
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
DỰ THẢO
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá , kỳ họp thứ
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11.
Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
1. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 4 như sau:
“4. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
a) Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; thực hiện phân tích, đánh giá việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của người nộp thuế; đề xuất các biện pháp quản lý thuế như thông báo nhắc nhở, yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, áp dụng các biện pháp, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật hoặc áp dụng các chế độ ưu tiên đối với người nộp thuế tuân thủ và chấp hành đúng pháp luật về thuế.
b) Cơ quan quản lý thuế tổ chức, quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng, kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế;
c) Chính phủ quy định cụ thể quản lý rủi ro đối với từng nội dung quản lý thuế phù hợp với điều kiện thực tiễn và các cam kết quốc tế đã ký kết.
5. Áp dụng các biện pháp ưu tiên, tạo thuận lợi khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của người nộp thuế đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
a) Có quá trình tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế, không có hành vi vi phạm Điều 107, Điều 108 Luật quản lý thuế trong thời hạn 2 năm;
b) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng;
c) Thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử;
d) Thực hiện chế độ kế toán minh bạch;
đ) Có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm theo mức quy định của Chính phủ.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, nội dung áp dụng chế độ ưu tiên; tạm đình chỉ, đình chỉ việc thực hiện chế độ ưu tiên”.
2. Bổ sung khoản 10, 11 và khoản 12 Điều 5 như sau:
“10. Quản lý rủi ro trong lĩnh vực quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các biện pháp, quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế để đảm bảo cơ quan quản lý thuế huy động các nguồn lực hợp lý, áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm ngăn ngừa và phát hiện các trường hợp có khả năng vi phạm pháp luật về thuế để kịp thời xử lý, phục vụ mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước.
11. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế: là thoả thuận bằng văn bản ràng buộc giữa cơ quan thuế và người nộp thuế cho một khoảng thời gian về việc xác định các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường, được ban hành trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
12. Xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc cơ quan Hải quan ban hành văn bản xác định mã số, trị giá hải quan, xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan.”
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2; bổ sung khoản 2a Điều 6 như sau:
“1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Yêu cầu cơ quan thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế;
2a. Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ; giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.
4. Bổ sung khoản 10 Điều 7 như sau:
“10. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức, thực hiện kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về truyền thông phải quản lý, sử dụng hoá đơn, kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Chính phủ quy định cụ thể nội dung này”.
5. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3; bổ sung khoản 3a Điều 8 như sau:“2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; hỗ trợ thực hiện pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế.
3. Cơ quan thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
3a. Cơ quan hải quan có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ”.
6. Bổ sung khoản 9 Điều 9 như sau:
“9. Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.”
7. Bổ sung khoản 1a; sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 31 như sau:
“1a. Hồ sơ khai thuế đối với thuế khai và nộp theo quý bao gồm:
a) Tờ khai thuế quý;
b) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra (nếu có);
c) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào (nếu có);
d) Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.”
“6. Chính phủ quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai tạm tính theo quý, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế; tiêu chí xác định người nộp thuế để thực hiện khai theo quý và hồ sơ khai thuế đối với từng trường hợp cụ thể.”
8. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3; bổ sung khoản 1a, khoản 6 Điều 32 như sau:
“1. Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng.
1a. Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế theo quý.
2. Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
a) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và tiền thuê đất hàng năm, nếu trong chu kỳ ổn định (05 năm) mà không có sự thay đổi về người nộp thuế và số thuế phải nộp thì người nộp thuế áp dụng quy định về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý;
c) Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
3. Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.
Đối với
tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan.
...
Lĩnh vực liên quan
Phiên bản 1
Báo cáo thẩm tra tóm tắt của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
Ngày nhập
23/08/2012
Đã xem
1930 lượt xem
Thông tin tài liệu
Số lượng file 3
Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảo
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.