Về việc thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại

Thứ Hai 11:38 22-05-2006
[size=18]Sự bất cập trong quy định về việc thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại

1)-Cơ sở pháp lý xem xét :
Để có cơ sở bình luận vấn đề này cần xem xét các điều khoản đã được dự thảo trong Bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung như sau :

Điều 355 : Căn cứ chấm dứt thực hiện nghĩa vụ dân sự ( sửa đổi - bổ sung )
…………………………..
Khoản 9 : Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện

Điều 622 : Di sản thừa kế
Khoản 1 là : " ………………….và các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại "

Điều 625 : Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Khoản 1 . Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do ngưòi chết để lại.
……………..
Khoản 4 : Trong trường hợp nhà nước.cơ quan ,tổ chức hưởng di sản theo di chúc , thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do ngưòi chết để lại.

Điều 633 : Thời hiệu khởi kiện về thừa kế ( sửa đổi - bổ sung )
………………………
Khoản 2 : Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm lể từ thời điểm mở thừa kế.

2)-Ý kiến bình luận :
Quan điểm lập pháp lần này lại khẳng định nghĩa vụ của người hưởng di sản thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại song song với việc thừa hưởng di sản thừa kế tức cá nhân chết nếu còn nghĩa vụ tài sản ( thiếu nợ người khác ) thì vẫn phải trả nợ nhưng người trả sẽ là những người hưởng thừa kế tài sản của người chết để lại nên tại điều quy định về di sản thừa kế lại đưa nghĩa vụ của người chết cũng là di sản thừa kế ( điều 622 khoản 1 ) và quy định cả thời hiệu (khoản 2 điều 633) yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Nếu chấp nhận quy định nghĩa vụ của người chết để lại là di sản thừa kế thì khi mở thừa kế cơ quan nhà nước có thẩm quyền mở thừa kế phải tiến hành làm các thủ tục cần thiết ( đăng báo chẳng hạn ) để tìm hiểu xem người để lại di sản thừa kế còn nợ ai ( có nghĩa vụ tài sản ) rồi mới làm thủ tục cho các đồng thừa kế hưởng thừa kế di sản công việc hết sức phức tạp và không phải dễ thực hiện trong thực tế.

Khi chúng ta so sánh các điều ( 355 khoản 9 ) ; ( 625 khoản 1- khoản 4 ) ; ( 622 khoản 1 ) ; ( 633 khoản 2 ) chúng tôi nhận thấy nội dung quy định trong dự thảo bất cập
một đàng thì quy định về căn cứ chấm dứt thực hiện nghĩa vụ dân sự là
Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết ….. mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân…. đó thực hiện ( điều 355 khoản 9 )
một đàng lại quy định người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại
Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do ngưòi chết để lại ( điều 625 khoản 1 )
Trong trường hợp nhà nước cơ quan ,tổ chức hưởng di sản theo di chúc , thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do ngưòi chết để lại. ( điều 625 khoản 4 )
Cách quy định theo dự thảo là mâu thuẩn cho dù hiểu theo nghĩa nào cũng bất cập có ý kiến cho rằng quy định Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết ….. mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân…. đó thực hiện là những nghĩa vụ liên quan đến quyền nhân thân còn người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do ngưòi chết để lại là nghĩa vụ tài sản. Về nhân định này chúng tôi cho rằng không ổn vì có những nghĩa vụ liên quan đến quyền nhân thân cũng phát sinh nghĩa vụ tài sản như nghĩa vụ nuôi con sau ly hôn.

3)-Ý kiến đề xuất sửa đổi-bổ sung :
Theo quan điểm của chúng tôi vẫn tán thành quy định nghĩa vụ của người chết vẫn phải tiếp tục thực hiện nếu còn tài sản và sẽ do những người hưởng thừa kế thực hiện nhưng dự thảo cần phải quy định dứt khoát và cần sửa đổi bổ sung như sau:
1)- Nên bỏ nội dung quy định tại khoản 9 điều 355 về phần cá nhân chỉ giữ lại phần quy định của pháp nhân.
2)-Về nghĩa vụ của người chết là di sản thừa kế (khoản 1 điều 622 ) nên bỏ chỉ quy định trách nhiệm của người hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là đủ (khoản 1 điều 625 ) và nên giữ lại khoản 2 điều 633 về thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Các văn bản liên quan