VCCI góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
VCCI góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá
Kính gửi: Cục Quản lý
giá – Bộ Tài chính
Trả lời Công văn số 3854/BTC-QLG của
Bộ Tài chính ngày 24/3/2016 về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (sau đây gọi tắt
là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của
doanh nghiệp, hiệp hội, có một số ý kiến như sau:
1. Về bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá
So với Nghị định 177, Dự thảo bổ sung
thêm một số hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá, với lý do là “có phạm vi ảnh
hưởng rộng trong cả nước, có hiện tượng cạnh tranh về giá không lành mạnh hoặc
tăng giá bất hợp lý, tác động xấu đến tâm lý xã hội và ảnh hưởng đến an sinh xã
hội”.
Việc mở rộng danh mục hàng hóa thuộc
diện phải kê khai giá với những lý do trên dường như là chưa thuyết phục và
chưa hợp lý, bởi vì:
–
Tiêu
chí để xác định các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa phải kê khai
giá còn quá mơ hồ, chưa được giải trình rõ ràng:
Luật Giá cũng
như Nghị định 177 không quy định cụ thể về tiêu chí để xác định các loại hàng
hóa, dịch vụ được xác định trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê
khai giá. Chính vì vậy, việc xác định các loại hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục
tại Nghị định 177 cũng như đề xuất thêm tại Dự thảo thực tế là không dựa trên
tiêu chí rõ ràng và có cơ sở pháp lý nào.
Tờ trình có
nêu một số lý do, nhưng khá chung chung,
thiếu tính thuyết phục , phần nhiều là những nhận định chủ quan mà chưa có số
liệu thực tế chứng minh;
–
Hiện
nay, thủ tục kê khai giá đang được thiết kế tương tự như thủ tục đăng ký giá
(phân tích ở phần sau) và trong thủ tục này, cơ quan nhà nước sẽ xem xét đến
các lý do điều chỉnh giá và doanh nghiệp sẽ không được tự quyết định điều chỉnh
giá nếu không “thuyết phục” được cơ quan nhà nước. Như vậy, việc bổ sung hàng
hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá sẽ dẫn tới việc tạo
gánh nặng hành chính cho các doanh nghiệp cũng như can thiệp sâu vào các yếu tố
vốn dĩ do thị trường điều chỉnh. Nếu không có những lập luận thuyết phục, để đảm
bảo các lợi ích công cộng, thì việc mở rộng Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai
giá sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và phát triển
của môi trường kinh doanh nói chung;
–
Một
trong những lý do để bổ sung các hàng hóa, dịch vụ trên vào Danh mục là “có hiện
tượng cạnh tranh về giá không lành mạnh hoặc tăng giá bất hợp lý”. Có lẽ sự can
thiệp của Nhà nước thông qua công cụ kê khai giá vì lý do này là chưa phù hợp. Về
mặt pháp lý, các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh về giá hoặc phản cạnh tranh gây thiệt hại cho người
tiêu dùng cần được giải quyết thông qua công cụ là pháp luật cạnh tranh chứ
không phải là các biện pháp hành chính như kê khai giá. Trên thực tế, những trường
hợp như giá xăng giảm mà giá cước vận tải không giảm tương ứng, giá sữa tăng
liên tục trong khi giá nguyên liệu sữa ổn định, hoặc các hiện tượng tương tự xảy
ra thời gian qua hoàn toàn có thể xử lý bằng Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng
dẫn thi hành (có thể ghép các hành vi này vào diện thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh ngầm). Do đó, không nên và không cần thiết sử dụng công cụ hành chính (ví
dụ biện pháp kê khai giá này) để xử lý các hiện tượng mà vốn hoàn toàn có thể
được xử lý bằng pháp luật cạnh tranh.
–
Việc
can thiệp vào giá đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ được đề xuất bổ sung ở
trên có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Chẳng hạn như:
+ “quản lý
giá đối với giá giống lúa, giống ngô, giống rau các loại” có thể sẽ là sự cản
trở đến sự sáng tạo, các nghiên cứu khoa học để tạo ra các giống lúa mới có
năng suất cao, chất lượng tốt. Bởi họ sẽ không có động lực để nghiên cứu khi
giá của sản phẩm nghiên cứu lại không được tự quyết định và cũng khó để có thể
giải trình và thuyết phục được những yếu tố hình thành về giá xuất phát từ các
giá trị về trí tuệ;
+ “dịch vụ thẩm
định giá” được xác định dựa trên thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, tùy thuộc
vào từng loại tài sản, quy mô tài sản được thẩm định mà mức giá khác nhau, nếu
yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai giá dịch vụ thẩm định giá thì kê khai giá nào
(giá cho từng hợp đồng hay giá mà doanh nghiệp niêm yết?). Yêu cầu kê khai giá
đối với dịch vụ này sẽ phát sinh rất lớn các thủ tục hành chính mà các doanh
nghiệp thẩm định giá phải thực hiện, hơn nữa, Nhà nước can thiệp bằng biện pháp
hành chính vào việc quyết định giá giữa các chủ thể trong giao dịch này là chưa
hợp lý.
Từ những phân tích trên, đề nghị
Ban soạn thảo:
–
Bổ
sung quy định về các tiêu chí để xác định các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện
phải kê khai giá;
–
Cân
nhắc bỏ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây ra khỏi Danh mục hàng hóa dịch
vụ phải kê khai giá: dịch vụ tại cảng biển; dịch vụ hàng không tại cảng hàng
không sân bay; dịch vụ dự thi, dự tuyển bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp; dịch vụ giám định y khoa; dịch vụ giới thiệu việc làm; giá giống lúa,
giống ngô, giống rau các loại; giá Elthanol biến tính (E100); khí tự nhiên hóa
lỏng (LNG); dịch vụ thẩm định giá.
Nếu nhất thiết
phải bổ sung thì cần đưa ra các lý do thuyết phục về việc bổ sung này.
2. Về thủ tục kê khai giá
Về thủ tục tổ chức thực hiện kê khai
giá quy định tại Điều 16 Nghị định 177, Dự thảo chỉ sửa đổi khoản 1, khoản 2
liên quan chủ yếu đến thẩm quyền tiếp nhận văn bản kê khai giá và thời điểm gửi
văn bản kê khai giá. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 16 Nghị định 177 cũng cần phải được
xem xét sửa đổi, bởi vì quy định này là chưa thống nhất với tinh thần của Luật
Giá 2010 khi hướng dẫn về thủ tục kê khai giá. Cụ thể:
Khoản 4 Điều 16 Nghị định 177 quy định
“Bộ Tài chính thông báo tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai
giá ở trung ương; quy định Biểu mẫu kê khai giá và quy trình tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá …”. Để hướng dẫn
cho quy định này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 56[1]
quy định cụ thể về quy trình đăng ký giá theo đó:
–
Doanh
nghiệp phải nộp Biểu mẫu kê khai giá (có giải trình lý do tăng/giảm giá),
–
Cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét các lý do điều chỉnh giá và nếu cho rằng
các lý do không phù hợp, không liên quan đến việc tăng hoặc giảm giá hàng hóa,
dịch vụ thì doanh nghiệp không được điều chỉnh giá.
–
Trong
trường hợp cơ quan nhà nước yêu cầu giải trình để làm rõ hơn lý do tăng/giảm
giá, doanh nghiệp phải giải trình lại và sau 3 lần giải trình nhưng chưa đáp ứng
yêu cầu thì doanh nghiệp phải mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo mức giá trước khi
thực hiện đăng ký giá.
Thủ tục đăng ký giá tại Thông tư 56
dường như “đi xa” hơn bản chất của thủ tục kê khai giá theo tinh thần của Luật
Giá năm 2010 theo đó “Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức
giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với
hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá” (khoản 9 Điều 4 Luật Giá). Nói
cách khác, theo Luật Giá thủ tục kê khai giá, về bản chất, là thủ tục thông báo, cung cấp thông tin cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về các mức giá mà doanh nghiệp dự định sẽ điều chỉnh,
và cơ quan nhà nước chỉ cần tiếp nhận để nhận biết thông tin mà không xem xét về
các lý do tăng/giảm giá. Như vậy, quy trình về kê khai giá được thiết kế tại Thông tư 56 là không phù hợp do đòi hỏi
“sự chấp thuận” của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (là thủ tục “xin-cho” thay
vì thủ tục “thông báo”) và gần như tương đương quy trình về đăng ký giá, một quy trình hoàn toàn
khác với kê khai giá.
Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với quy định
tại Luật Giá đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 16
Nghị định 177 theo hướng: Bộ Tài chính quy định mẫu văn bản kê khai giá và quy
trình tiếp nhận kê khai giá, tức là bỏ quy định về “yêu cầu rà soát văn bản kê
khai giá”, đồng thời đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi quy trình kê khai giá tại
Thông tư 56 theo hướng là thủ tục thông báo, đồng thời trong Biểu mẫu kê
khai giá bỏ nội dung yêu cầu giải trình lý do điều chỉnh giá.
3. Nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia về giá (sửa đổi Điều 25 Nghị định 177)
–
Về nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia:
Theo quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 25 Nghị định 177 thì nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia
bao gồm “thông tin về giá tài sản được thẩm định theo quy định của pháp luật về
giá, thẩm định giá”. Điều này có nghĩa là mọi kết quả tư vấn về giá đều phải cập
nhật vào cơ sở dữ liệu? Nếu đúng như vậy thì quy định này dường như không hợp
lý và ít ý nghĩa bởi:
·
Yếu
tố bảo mật: Tài sản được thẩm định là một trong những yếu tố cần được bảo mật trong
hợp đồng tư vấn thẩm định giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng. Việc
tiết lộ thông tin về tài sản được thẩm định có thể khiến cho doanh nghiệp thẩm
định giá vi phạm hợp đồng với khách hàng;
·
Giá
tài sản được thẩm định thường gắn với từng thời điểm nhất định và có kèm theo
các điều khoản đặc thù. Vì vậy, nếu sử dụng thông tin về giá này để phục vụ cho
đối chiếu, so sánh giá dường như là chưa phù hợp tại thời điểm được sử dụng, do
giá tài sản thẩm định thời điểm đó không còn “sát với giá thị trường tại thời
điểm, phù hợp với mục đích, trong điều kiện bình thường” theo yêu cầu trong hệ
thống tiêu chuẩn thẩm định giá. Như vậy, giá trị sử dụng của thông tin khi đưa
vào cơ sở quốc gia này sẽ bị hạn chế đáng kể.
Từ những phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo
cân nhắc bỏ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 Nghị định 177.
–
Yêu cầu cung cấp thông tin (điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định
177)
Theo quy định
tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 177 thì nguồn thông tin phục vụ xây dựng
cơ sở dữ liệu quốc gia về giá được lấy từ “thông tin do tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 12 của Luật Giá và các trường hợp cần thiết khác phục vụ yêu
cầu quản lý của Nhà nước”. Quy định này là vượt quá quy định tại khoản 7 Điều 12 Luật Giá, bởi vì theo Luật
thì doanh nghiệp chỉ phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin “trong trường hợp Nhà
nước định giá, áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh”. Việc mở rộng trường hợp doanh nghiệp phải
cung cấp thông tin có thể ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp khi
phải thực hiện thêm các thủ tục hành chính.
Vì vậy, để đảm
bảo tính thống nhất và hợp lý, đề nghị Ban soạn thảo bỏ cụm từ “và các
trường hợp cần thiết khác phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước” trong quy định
tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 177.
4. Một số góp ý khác
–
Xác định giá đối với sản phẩm thuốc
lá điếu (khoản 10 Điều
1 Dự thảo sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 177):
Dự thảo sửa đổi
quy định xác định giá đối với sản phẩm thuốc lá điếu là: “Giá bán tối thiểu đối
với sản phẩm thuốc là điếu tiêu thụ trong
nước”, quy định này là chưa thống nhất với Luật Giá, bởi vì theo Luật chỉ
xác định giá tối thiểu đối với thuốc lá điếu “sản xuất trong nước”. Như vậy, so với Luật, phạm vi quản lý giá đối
với thuốc lá điếu trong Dự thảo là rộng hơn.
Đề nghị
Ban soạn thảo điều
chỉnh lại quy định này để đảm bảo tính thống nhất.
–
Hướng dẫn về xác định giá đối với một
số hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Phí và lệ phí:
Khoản 10 Điều
1 sửa đổi, bổ sung khoản 2, bổ sung khoản 4a Điều 8 Nghị định 177 Dự thảo quy định
về xác định giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Phí và
lệ phí theo hướng xác định cụ thể loại hàng hóa, dịch vụ nào thì sẽ do Nhà nước
định giá theo giá cụ thể, khung giá hay giá tối đa. Tuy nhiên, Ban soạn thảo lại
chưa có giải trình cho việc xác định tương ứng các loại giá đối với từng loại
hàng hóa, dịch vụ này (tại sao loại hàng hóa, dịch vụ này lại xác định là giá tối
đa; loại hàng hóa, dịch vụ khác lại xác định giá tối thiểu, khung giá???).
Vì vậy, để đảm
bảo tính minh bạch trong chính sách, đề nghị Ban soạn thảo giải trình rõ
lý do sắp xếp các loại hàng hóa, dịch vụ từ Luật Phí và lệ phí chuyển sang theo
từng loại giá như đề xuất tại Dự thảo.
Trên đây
là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Rất
mong quý Cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.
Ngoài ra
gửi kèm theo một số góp ý cụ thể về Dự thảo mà một số doanh nghiệp gửi cho
Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý Cơ quan tham khảo.
Trân trọng
cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.
[1]
Thông tư 56/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/4/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giá