Trích ý kiến của ĐBQH Đặng Như Lợi – Tỉnh Cà Mau

Thứ Ba 10:40 31-10-2006

Kính thưa Quốc hội.

Tôi xin tham gia một số ý kiến.

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, hiện nay lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như làm việc trong các văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, hoặc tổ chức, cá nhân khác có thuê và sử dụng người lao động ở Việt Nam đã theo Bộ luật lao động của mình điều chỉnh. Nếu bây giờ đưa số này vào trong luật này điều chỉnh thì tôi thấy là sẽ vướng với Bộ luật lao động, vì hoạt động trên Việt Nam tuân thủ theo Luật Lao động của Việt Nam.

Thứ hai, các cán bộ công chức sang làm việc ở các cơ quan đại diện ngoại giao, thông tấn báo chí tuân thủ theo Pháp lệnh cán bộ công chức của mình, họ hưởng sinh hoạt phí theo quy định của Nhà nước. Bây giờ sang làm việc với người nước ngoài bảo tuân thủ theo cái này thì tôi cho là cũng không ổn.

Thứ ba, các Văn phòng đại diện hoặc là chi nhánh của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp, hiện nay họ tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam và chế độ lương cũng theo Luật doanh nghiệp là giao quyền cho doanh nghiệp quyết định vấn đề này, các chế độ khác tuân thủ theo pháp luật của bên Việt Nam, và một số cái thì theo của nước ngoài.

Theo tôi, nếu phạm vi điều chỉnh Luật này mở rộng ra mà điều chỉnh tất cả, thì chúng ta đã bàn nhiều rồi là không thể làm được. Một là Luật này viết lại thì các luật khác phải sửa hết và nó cũng không phù hợp, cho nên theo tôi, phạm vi điều chỉnh thì chính là các đối tượng từ trước đến giờ ta vẫn gọi là xuất khẩu lao động cho hợp lý. Cái này cũng là điều chỉnh theo đa số, chứ không nên làm phức tạp thêm. Nếu sau này, Bộ Luật Lao động có thể làm được thì tất cả những cái này đưa vào Bộ Luật Lao động thì tôi cho là cũng không phải dễ. Cho nên về phạm vi điều chỉnh nên giữ theo Luật.

Thứ hai, về giải thích từ ngữ. Tôi thấy trước đây, về giải thích từ ngữ có một số Khoản như : tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ là đã đưa vào Chương Quy định chung, nhưng qua quá trình góp ý của các đại biểu Quốc hội và xem xét lại thì tôi thấy những cái này chỉ đúng với một loại hình doanh nghiệp. Hiện nay ta đi theo 5 loại hình doanh nghiệp:

Thứ nhất là doanh nghiệp dịch vụ.

Thứ hai là doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu.

Thứ ba là doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam mà đầu tư ra nước ngoài, tức là tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Thứ tư là doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập, nâng cao tay nghề.

Thứ năm là doanh nghiệp của tổ chức sự nghiệp đưa đi.

Chỉ có một anh là anh dịch vụ thôi, nếu ta đưa vào cái chung thì lại áp dụng chung cho tất cả, thì không phải, vì anh thực tập, nâng cao tay nghề thì làm gì họ có tiền này đâu. Các anh khác, ví dụ như ngay cả tổ chức sự nghiệp đưa đi cũng không có khoản này. Bây giờ lại đưa ra quy định chung, mà lại không thự hiện ở cái chung thì theo tôi không đúng. nên tôi thấy việc điều chỉnh các khoản giải thích này đưa vào trong các điều luôn và quy định cụ thể, không cần giải thích. Theo tôi cái đó nó cũng hợp lý về vấn đề bố cục và trình tự của luật hiện nay trong quy định.

Thứ ba, về điều kiện cấp giấy phép là Khoản 3 và Khoản 4. Tôi thấy thế này:

Về người lãnh đạo điều hành, mình không nói quản lý chung chung, bởi vì anh đúng là điều hành theo những cái này. Trong mảng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, vì đôi khi trong một doanh nghiệp thì đây là một mảng của một anh nào đó thôi, nhưng bây giờ mình gọi là anh cán bộ quản lý thì nó cũng hơi khó, cho nên cũng đắn đo. Trước đây thì gọi là cán bộ quản lý, sau đó lại chuyển sang điều hành.

Vấn đề từ ngữ có lẽ Ban công tác Lập pháp nên xem xét. Nhưng tôi thấy trình độ đại học trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm. 3 năm kinh nghiệm chắc không ai nói gì nhiều. Nhưng về trình độ đại học tôi thấy, đây là doanh nghiệp dịch vụ, đã là doanh nghiệp dịch vụ thì thị trường có phải là những cái xuất khẩu của những năm 80 đâu, là có sẵn rồi, chỉ việc tổ chức đưa đi, không phải. Bây giờ trên cơ sở anh tìm được, thấy thị trường đó có yêu cầu lao động thì anh lại phải đi sang bên đó, sau đó anh tìm ra, mà trong hàng nghìn, hàng vạn doanh nghiệp anh mới tìm ra doanh nghiệp nào cần bao nhiêu người, ngành, nghề gì và mối quan hệ của họ, trình độ của họ không thể là 1 anh cán bộ trung cấp, hoặc 1 anh mới ra trường mà theo 3 năm anh đã làm rồi, theo tôi không thể làm được. Thực tế đòi hỏi nó phải có một trình độ nhất định mới làm được, ta cũng cần quản lý và nâng cao chất lượng của việc quản lý điều hành này lên.
Thứ hai, thực tế từ năm 1995 trở lại đây các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chẳng có mấy ông nào là trình độ dưới đại học làm được, năng lực, trình độ của anh không thể đảm nhận được việc này, mà anh phải có thời gian rất nhiều năm anh làm trong xuất khẩu lao động may ra anh mới làm được. Ở đây ta quy định theo tính chất nguyên tắc thôi, tôi cho rằng trình độ đại học là cần thiết.

Về có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ có nên ghi cụ thể vào đây hay không, vì nói là vấn đề này nếu ghi vào có thị trường thì có ký quỹ, nhưng có thị trường không có ký quỹ. Bây giờ anh ghi vào "đối với thị trường có ký quỹ" nó lại rất khó cho mình.

Thứ hai, bây giờ ta ghi cụ thể vào đến 2 - 3 năm sau trượt giá, cũng như chỉ số giá và thanh toán tăng lên không đủ tiền lại bảo tại luật thế này, ta lại bắt đầu sửa lại luật. Theo tôi cũng không cần thiết.

Thứ ba, có nơi đi nhiều, nhưng vi phạm thì ít thôi, có thị trường cho trốn cũng không trốn được thì làm gì phải ký quỹ nhiều. Cho nên, đã tùy theo thị trường có, không, tùy theo mức độ của thị trường, chưa nói đến vấn đề trình độ quản lý của doanh nghiệp mà cao thì số trốn cũng rất ít, những doanh nghiệp làm tốt hiện nay thì số trốn rất nhỏ, theo tôi nên giữ cái gọi là nên giao tiền ký quỹ cho Chính phủ quy định thì nó phù hợp cái này trong Bộ Luật Dân sự có quy định.

Điểm thứ năm, về số lượng chi nhánh, tôi thấy ta vẫn nói luật là tổng kết từ thực tiễn, luật hoá quy định những vấn đề điều chỉnh bằng cách luật hoá thực tiễn, thực tiễn đó nó có hiệu quả thì ta làm. Tôi thấy ta đã làm và thực tế của 25 năm rồi về xuất khẩu lao động chứ không phải ta mới làm, các văn bản quy định thì có, điều chỉnh tất cả thì có nhưng không phải là luật mà ta chưa thống nhất được. Cho nên, bây giờ những vấn đề đó cần quy định thống nhất vào trong luật, việc số lượng chi nhánh thì ta phải tổng kết trên thực tiễn, đánh giá nó có hiệu quả thì ta đưa vào, số lượng bao nhiêu là hợp lý.

Qua giám sát cũng như qua phản ánh của các doanh nghiệp, tôi thấy họ phản ánh cái đó thì mình cũng nên tiếp thu chứ mình không thể nào mở ra, cứ làm rồi thiệt hại đến với người lao động cũng lại không biết đổ cho ai cả, theo tôi đó là lý do thứ nhất.

Thứ hai, qua thực tế tôi thấy: Hiện nay trong thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có báo cáo là 52 doanh nghiệp làm cho tổng số lao động xuất khẩu đưa đi là 70%, còn 89 doanh nghiệp chỉ có 30% thôi. Mà 52 doanh nghiệp thì số chi nhánh cũng không có anh nào có đến 3, 4, đa số là 2 cái, còn 89 ông kia đưa đi thì ít, nhưng chi nhánh thì nhiều. Chi nhánh thì chẳng rõ chi nhánh gì cả, cái đó nó cũng phát sinh nhiều vấn đề. Bây giờ ta muốn quy định là có lợi hơn cho người lao động và quản lý được vấn đề này chặt chẽ, chứ không phải gọi là trình độ quản lý. Theo tôi phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì cái này nó phải rõ ràng. Cho nên số lượng theo thực tế nên thế nào là phù hợp. Theo tôi cái đó nên xem xét. Thứ ba, theo Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh có điều kiện số chi nhánh là bao nhiêu? Chưa có văn bản nào quy định. Trong Luật Doanh nghiệp cũng quy định chung chung thôi. Thứ hai, quy định ở đây không khống chế đối với các ngành, nghề khác. Có nghĩa là anh có thể ngành, nghề khác thì anh có thể rất nhiều, nhưng đối với ngành, nghề thuộc về xuất khẩu lao động thì nó có hạn chế mức độ nhất định và theo Khoản 3, Điều 2 của Luật doanh nghiệp, cho phép khi luật chuyên ngành có thể quy định cụ thể những vấn đề này. Theo tôi về mặt pháp luật không có chuyện gì và tình hình thực tế cũng như pháp luật được quy định trong dự thảo là hợp lý.

Các văn bản liên quan