Trích ý kiến của đại biểu QH Trần Thanh Khiêm – Tỉnh Cà Mau
Qua giải trình tiếp thu, chỉnh lý của UBTVQH đối với luật Kinh doanh bất động sản, cơ bản tôi thấy rất tốt. Ở đây quá trình thảo luận, tôi có mấy điểm quan tâm xin được thể hiện chính kiến của mình:
Trước hết, Luật Kinh doanh bất động sản là một luật liên quan đến nhiều luật nên trong dự thảo càng chặt chẽ càng tốt, đảm bảo tính nhất quán.
Thứ hai nữa là trong quan điểm và quan tâm hơn đối với tính đặc thù của Luật, nhưng nó không trái nguyên tắc. Bởi tôi cho đây là mang tính nhạy cảm và nó vừa là kinh tế thị trường có lúc sôi động nóng, lạnh có thể dẫn đến đóng băng. Như thực trạng tình hình giao dịch ngầm còn phổ biến trong thị trường bất động sản của nước ta hiện nay. Có nghĩa là hoạt động bất động sản tự phát thiếu tính lành mạnh. Chính vì vậy, tôi đồng tình với Dự án Luật Kinh doanh bất động sản là quy định nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi do kinh doanh của các chủ thể. Vừa góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đề ra nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh bất động sản tại Điều 5, kể cả công khai thông tin về bất động sản tại Điều 11.
Vấn đề thứ hai, về các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh ở Điều 6, tôi đồng tình với Dự thảo Luật không quy định cụ thể, chi tiết các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh. Bởi vì quá trình thảo luận cũng có ý kiến quan tâm đến, phải như kê vào cụ thể như vườn cây lâu năm, rừng, cảng, bến tàu, phà và khu chế xuất v.v...Bởi bất động sản tồn tại dưới rất nhiều dạng, loại khác nhau và được đưa vào kinh doanh thì tuỳ thuộc vào phát triển của thị trường, nên khó có thể quy định một cách chi tiết, đầy đủ các loại, như bất động sản đưa vào kinh doanh, để đảm bảo tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường bất động sản và đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà nước. Tôi cũng rất tán thành chọn phương án 2 trong hai phương án 1 và phương án 2, thì tôi chọn phương án 2 của Điều 6. Có nghĩa là quy định của các loại nhà, công trình xây dựng của pháp luật về xây dựng. Khoản b cũng là quyền sử dụng đất được là thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai. Khoản c là các loại bất động sản khác. Khoản 2 là căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị trường bất động sản và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ quy định cụ thể và công bố công khai danh mục các loại hình bất động sản được đưa vào kinh doanh, hoặc chưa được đưa vào kinh doanh. Như vậy thì hết sức là cơ động và thực tế, để luật đi vào cuộc sống tốt hơn.
Vấn đề thứ ba, tôi quan tâm trong quá trình thảo luận về Điều 12 mới là chính sách của Nhà nước đối với đầu tư, kinh doanh bất động sản. Tôi tán thành là bổ sung vào Khoản 3, tức là hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kinh tế trong hàng rào đối với các dự án được ưu đãi đầu tư.
Khoản 8 quy định cơ chế chính sách hợp lý, bình ổn thị trường khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho cả nhà đầu tư và khách hàng. Đây là vấn đề chúng ta phải quan tâm để làm sao có chính sách của Nhà nước đối với nhà đầu tư kinh doanh bất động sản.
Vấn đề thứ tư, huy động tiền ứng trước của khách hàng, Khoản 4, Điều 19 cũ nay là Điều 14. Đây là những quy định mang tính đặc thù của kinh doanh bất động sản. Qua thảo luận có nhiều ý kiến quan tâm, như cách thức huy động, thời hạn huy động, quyền lợi của nhà đầu tư và khách hàng ứng tiền trước, lãi suất như thế nào, nhất là giải quyết không thực hiện cam kết giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Qua giải trình chỉnh lý tôi cũng đồng tình tán thành với dự thảo được chỉnh lý ở Điều 14 và có tên điều là mua, bán, chuyển nhượng bất động sản theo phương thức ứng trước và phương thức trả chậm, trả dần.
Vấn đề thứ năm tôi quan tâm là sàn giao dịch bất động sản ở Mục 3, Chương IV. Để đảm bảo sự minh bạch, công khai các giao dịch bất động sản, lành mạnh thị trường bất động sản, đảm bảo quyền lợi cho các bên. Do vậy luật quy định rõ các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thực hiện kinh doanh tại sàn giao dịch. Có nghĩa là ở đây muốn nói quy định khuyến khích đặt ra là phải thực hiện kinh doanh tại sàn giao dịch. Vì ở đây có lợi ích và có nghĩa là thông qua việc quản lý và quy định chặt chẽ điều kiện đối với người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản. Những vấn đề nêu trên tôi cho là rất cần thiết. Tôi tán thành với Dự thảo đã chỉnh sửa, bổ sung tại Khoản 2, Điều 7 cũng như Điều 57, Điều 60. Quy định này phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật tại Điều 1. Bởi vì giao dịch bất động sản có tính đặc thù, tài sản giao dịch lớn. Giao dịch giữa người bán và người mua thường thông qua chủ thể trung gian. Nó khác với loại mua bán trực tiếp như giao dịch thương mai. Tôi cho việc quy định như vậy sẽ rõ ràng hơn và chặt chẽ hơn nên tôi rất đồng tình.