Thao luan về các loại tranh chấp lao động và đình công

Thứ Ba 11:58 17-04-2007

1. Theo Luật sđ-bs một số điều của Bộ luật lao động 2006, tranh chấp lao động được chia thành hai loại: tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích.

Tuy nhiên, tại Điều 157  luật chỉ mới xác định tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Phải chăng chỉ có tranh chấp "tập thể" mới được nhìn nhận là có hai loại nói trên?

Theo tôi, về lý thuyết cũng như thực tiễn đời sống lao động, tranh chấp lao động về quyền và lợi ích đều có thể xảy ra ở quy mô cá nhân hoặc/ và tập thể.

Tuy nhiên, tranh chấp tập thể về lợi ích là loại tranh chấp có ảnh hưởng đặc biệt, đó là có thể dẫn tới đình công dễ dàng, nên việc phân chia tập trung vào tranh chấp tập thể nhằm tìm ra hướng giải quyết khả dĩ.

2. Việc cho phép đình công về quyền là một sự kiện không lấy gì làm vui mừng. Mặc dù chúng ta thừa nhận người lao động thường bị chủ xâm hại về quyền lợi. Song không vì thế mà cho phép người lao động sử dụng quyền đình công một cách không hợp lý. Nên chăng, cần phải bảo vệ thông qua hướng khác có lợi hơn cho quyền lợi chung và của các bên. Pháp luật nên quy định rằng người lao động bị xâm hại về quyền được phép sử dụng quyền khởi kiện ra toà án để giải quyết. Tuyệt nhiên các tranh chấp về quyền không thể là "cớ" để đình công.

Về khía cạnh quản lý, Nhà nước cần có thái độ rõ ràng, nghiêm khắc trong việc xử lý các vấn đề cũng như giải quyết tốt các yêu cầu của người lao động bị xâm hại. Nhà nước không thể "đẩy đòn" trở lại cho người lao động đình công. Việc "đẩy đòn" như vậy là một việc làm ở dạng thoái thác trách nhiệm trước quan hệ lao động. Và khi mà tranh chấp không được giải quyết thấu đáo, lại biến thành cái cớ cho đình công thì lợi ích ccủa các bên và của nhà nước và xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Và nhà nước cũng chính là nạn nhân của việc "đẩy đòn" trở lại đó.

Luugu's

Các văn bản liên quan