Thẩm định dự luật thuế TTĐB và thuế GTGT
Thẩm định dự Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và thuế VAT
Theo Tiền phong ngày 18/09/2005
Chiều 17/9, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội đã họp thẩm định về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án Luật thuế giá trị gia tăng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung, thay mặt Ban soạn thảo, cho biết hai luật thuế này đã được Quốc hội khóa XI sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 3 (tháng 6/2003) và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2004. Những nội dung sửa đổi, bổ sung của 2 luật thuế này cơ bản phù hợp với tình hình thực tế, nên qua 2 năm thực hiện đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và định hướng tiêu dùng.
Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương sớm gia nhập WTO, cần phải sửa đổi một số quy định trong 2 luật thuế này, nhất là sự phân biệt về thuế giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Việc sửa đổi cần đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư trong nước, không ảnh hưởng lớn đến số thu của ngân sách.
Đối với ôtô, trong quá trình thảo luận, đa số ý kiến đề nghị áp dụng chung mức thuế suất là 50%, 30% và 15% tương ứng với 3 loaị xe dưới 5 chỗ ngồi, từ 6 đến 15 chỗ ngồi, từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi cho cả ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu. Mức thuế suất này góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô trong nước, vì mức thuế suất dự kiến thấp hơn so với lộ trình năm 2006 (56%, 35%, 17,5%), ổn định thu nhập ngân sách nhà nước và phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam.
Đối với mặt hàng bia hơi và bia tươi, dự án Luật đưa ra phương án là năm 2006-2007 áp dụng thuế suất 40% hoặc thuế suất 30%. Đa số ý kiến đề nghị áp dụng thuế suất 30% cho cả hai loại bia hơi và bia tươi, bởi vì lượng bia tươi tiêu thụ hiện nay ít hơn nhiều so với bia hơi nên không ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách nhà nước.
Riêng mặt hàng thuốc lá điếu, theo bà Phạm Thị Mùi - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam - nếu đánh thuế suất 65%, sẽ có 13 trong số 17 nhà máy sản xuất thuốc lá trong cả nước bị thua lỗ, trong đó có nhà máy lỗ tới 24 tỷ đồng và làm cho nhiều công nhân bị thất nghiệp, người dân trồng cây thuốc lá cũng gặp khó khăn.
Đa số ý kiến nhất trí với mức thuế áp dụng cho các mặt hàng rượu, bông sơ chế, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, được nêu trong dự luật.
Theo Tiền phong ngày 18/09/2005
Chiều 17/9, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội đã họp thẩm định về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án Luật thuế giá trị gia tăng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung, thay mặt Ban soạn thảo, cho biết hai luật thuế này đã được Quốc hội khóa XI sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 3 (tháng 6/2003) và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2004. Những nội dung sửa đổi, bổ sung của 2 luật thuế này cơ bản phù hợp với tình hình thực tế, nên qua 2 năm thực hiện đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và định hướng tiêu dùng.
Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương sớm gia nhập WTO, cần phải sửa đổi một số quy định trong 2 luật thuế này, nhất là sự phân biệt về thuế giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Việc sửa đổi cần đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư trong nước, không ảnh hưởng lớn đến số thu của ngân sách.
Đối với ôtô, trong quá trình thảo luận, đa số ý kiến đề nghị áp dụng chung mức thuế suất là 50%, 30% và 15% tương ứng với 3 loaị xe dưới 5 chỗ ngồi, từ 6 đến 15 chỗ ngồi, từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi cho cả ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu. Mức thuế suất này góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô trong nước, vì mức thuế suất dự kiến thấp hơn so với lộ trình năm 2006 (56%, 35%, 17,5%), ổn định thu nhập ngân sách nhà nước và phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam.
Đối với mặt hàng bia hơi và bia tươi, dự án Luật đưa ra phương án là năm 2006-2007 áp dụng thuế suất 40% hoặc thuế suất 30%. Đa số ý kiến đề nghị áp dụng thuế suất 30% cho cả hai loại bia hơi và bia tươi, bởi vì lượng bia tươi tiêu thụ hiện nay ít hơn nhiều so với bia hơi nên không ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách nhà nước.
Riêng mặt hàng thuốc lá điếu, theo bà Phạm Thị Mùi - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam - nếu đánh thuế suất 65%, sẽ có 13 trong số 17 nhà máy sản xuất thuốc lá trong cả nước bị thua lỗ, trong đó có nhà máy lỗ tới 24 tỷ đồng và làm cho nhiều công nhân bị thất nghiệp, người dân trồng cây thuốc lá cũng gặp khó khăn.
Đa số ý kiến nhất trí với mức thuế áp dụng cho các mặt hàng rượu, bông sơ chế, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, được nêu trong dự luật.