Sẽ thống nhất thuế TTĐB với hàng bia và thuốc lá
Sẽ thống nhất thuế TTĐB với mặt hàng bia và thuốc lá
Trong Kỳ họp thứ 8 (tổ chức trong tháng 10 này), Quốc hội khoá XI sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)hiện hành nhằm thống nhất về thuế suất, giá tính thuế, đối tượng chịu thuế đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, đáp ứng yêu cầu không phân biệt đối xử của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiện tại, thuế TTĐB đối với bia hơi là 30%, bia tươi là 75%. Như vậy, để thống nhất cùng một mức thuế suất phải hoặc là tăng thuế của bia hơi lên bằng với bia tươi, hoặc giảm thuế bia tươi để bằng với bia hơi, hoặc tăng thuế với bia hơi đồng thời giảm thuế bia tươi theo lộ trình.
Nếu đưa thuế TTĐB bia hơi bằng với bia tươi (75%) sẽ tác động trực tiếp tới nhu cầu sử dụng bia hơi của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Ngược lại, nếu giảm thuế bia tươi xuống bằng với mức thuế của bia hơi (30%), theo Ban Soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TTĐB, trước mắt không ảnh hưởng nhiều đến số thu ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng trong tương lai, NSNN sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu cứ 1% thị phần bia chai, bia lon bị giảm (do vẫn phải chịu thuế 75%) để chuyển sang bia tươi thì NSNN sẽ giảm thu 20,5 tỷ đồng. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện phương án tăng thuế suất đối với bia hơi, đồng thời giảm thuế suất đối với bia tươi theo lộ trình.
Hiện Chính phủ vẫn chưa xác định được nên áp dụng phương án cụ thể nào đối với mặt hàng bia: áp thuế thống nhất 40% cho giai đoạn 2006 - 2007 và áp thuế 50% từ năm 2008 trở đi (phương án 1) hoặc áp thuế thống nhất 30% cho giai đoạn 2006 - 2007 và 40% từ năm 2008 trở đi (phương án 2).
Theo tính toán của Bộ Tài chính, NSNN sẽ không bị tác động nhiều vào năm 2006 - 2007, nhưng sẽ tăng khoảng 120 tỷ đồng từ năm 2008 trở đi, kể cả việc sản lượng bia chai, bia lon giảm khoảng 3% để chuyển sang sử dụng bia tươi nếu sử dụng phương án 1. Tuy nhiên, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho rằng, nếu sử dụng phương án này, nhiều doanh nghiệp bia địa phương có thể bị lỗ do phải tăng thuế suất từ 30% lên 40% và 50%. Khi bàn về vấn đề này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nâng thuế TTĐB đối với bia hơi quá cao là chưa thực sự công bằng, bởi trên thực tế, bia hơi chủ yếu phục vụ cho người có thu nhập thấp, người dân ở vùng nông thôn. Còn nếu áp dụng theo phương án 2, thì ngay năm 2006, NSNN sẽ giảm thu từ thuế TTĐB đối với mặt hàng bia tươi khoảng 215 tỷ đồng.
Còn đối với thuốc lá, hiện tại, thuốc lá có đầu lọc phải chịu thuế TTĐB 65% hoặc 45% (tuỳ thuộc nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ nhập khẩu hay trong nước), thuốc lá không đầu lọc phải chịu thuế 25%. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO, Việt Nam phải thống nhất áp dụng chung một mức thuế suất đối với thuốc lá, không phân biệt sản xuất bằng nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu.
Thuốc lá là một trong những ngành công nghiệp đóng góp vào NSNN rất lớn, nên việc điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá không chỉ tác động trực tiếp tới số thu NSNN, mà còn ảnh hưởng tới khoảng 200.000 lao động đang trồng và chế biến thuốc lá tại các nhà máy. Hơn nữa, với việc điều chỉnh thuế TTĐB với thuốc lá, Việt Nam còn phải đồng thời thực hiện 2 mục tiêu: hạn chế tình trạng buôn lậu thuốc lá qua biên giới và giảm số người hút thuốc lá.
Mặc dù đứng trước nhiều vướng mắc nêu trên, song nhiều đại biểu Quốc hội chuyên trách và đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn ủng hộ đề xuất của Chính phủ theo hướng: thuế TTĐB với thuốc lá kể từ năm 2008 là 65%. Nhưng trước mắt, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước, Chính phủ cũng đề nghị áp thuế TTĐB mặt hàng này ở mức 55% trong giai đoạn 2006 - 2007.
Đầu tư ngày 12/10/2005
Trong Kỳ họp thứ 8 (tổ chức trong tháng 10 này), Quốc hội khoá XI sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)hiện hành nhằm thống nhất về thuế suất, giá tính thuế, đối tượng chịu thuế đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, đáp ứng yêu cầu không phân biệt đối xử của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiện tại, thuế TTĐB đối với bia hơi là 30%, bia tươi là 75%. Như vậy, để thống nhất cùng một mức thuế suất phải hoặc là tăng thuế của bia hơi lên bằng với bia tươi, hoặc giảm thuế bia tươi để bằng với bia hơi, hoặc tăng thuế với bia hơi đồng thời giảm thuế bia tươi theo lộ trình.
Nếu đưa thuế TTĐB bia hơi bằng với bia tươi (75%) sẽ tác động trực tiếp tới nhu cầu sử dụng bia hơi của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Ngược lại, nếu giảm thuế bia tươi xuống bằng với mức thuế của bia hơi (30%), theo Ban Soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TTĐB, trước mắt không ảnh hưởng nhiều đến số thu ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng trong tương lai, NSNN sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu cứ 1% thị phần bia chai, bia lon bị giảm (do vẫn phải chịu thuế 75%) để chuyển sang bia tươi thì NSNN sẽ giảm thu 20,5 tỷ đồng. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện phương án tăng thuế suất đối với bia hơi, đồng thời giảm thuế suất đối với bia tươi theo lộ trình.
Hiện Chính phủ vẫn chưa xác định được nên áp dụng phương án cụ thể nào đối với mặt hàng bia: áp thuế thống nhất 40% cho giai đoạn 2006 - 2007 và áp thuế 50% từ năm 2008 trở đi (phương án 1) hoặc áp thuế thống nhất 30% cho giai đoạn 2006 - 2007 và 40% từ năm 2008 trở đi (phương án 2).
Theo tính toán của Bộ Tài chính, NSNN sẽ không bị tác động nhiều vào năm 2006 - 2007, nhưng sẽ tăng khoảng 120 tỷ đồng từ năm 2008 trở đi, kể cả việc sản lượng bia chai, bia lon giảm khoảng 3% để chuyển sang sử dụng bia tươi nếu sử dụng phương án 1. Tuy nhiên, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho rằng, nếu sử dụng phương án này, nhiều doanh nghiệp bia địa phương có thể bị lỗ do phải tăng thuế suất từ 30% lên 40% và 50%. Khi bàn về vấn đề này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nâng thuế TTĐB đối với bia hơi quá cao là chưa thực sự công bằng, bởi trên thực tế, bia hơi chủ yếu phục vụ cho người có thu nhập thấp, người dân ở vùng nông thôn. Còn nếu áp dụng theo phương án 2, thì ngay năm 2006, NSNN sẽ giảm thu từ thuế TTĐB đối với mặt hàng bia tươi khoảng 215 tỷ đồng.
Còn đối với thuốc lá, hiện tại, thuốc lá có đầu lọc phải chịu thuế TTĐB 65% hoặc 45% (tuỳ thuộc nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ nhập khẩu hay trong nước), thuốc lá không đầu lọc phải chịu thuế 25%. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO, Việt Nam phải thống nhất áp dụng chung một mức thuế suất đối với thuốc lá, không phân biệt sản xuất bằng nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu.
Thuốc lá là một trong những ngành công nghiệp đóng góp vào NSNN rất lớn, nên việc điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá không chỉ tác động trực tiếp tới số thu NSNN, mà còn ảnh hưởng tới khoảng 200.000 lao động đang trồng và chế biến thuốc lá tại các nhà máy. Hơn nữa, với việc điều chỉnh thuế TTĐB với thuốc lá, Việt Nam còn phải đồng thời thực hiện 2 mục tiêu: hạn chế tình trạng buôn lậu thuốc lá qua biên giới và giảm số người hút thuốc lá.
Mặc dù đứng trước nhiều vướng mắc nêu trên, song nhiều đại biểu Quốc hội chuyên trách và đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn ủng hộ đề xuất của Chính phủ theo hướng: thuế TTĐB với thuốc lá kể từ năm 2008 là 65%. Nhưng trước mắt, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước, Chính phủ cũng đề nghị áp thuế TTĐB mặt hàng này ở mức 55% trong giai đoạn 2006 - 2007.
Đầu tư ngày 12/10/2005