Ông Phùng Đắc Lộc – Tổng Thư ký, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Thứ Sáu 15:35 24-11-2006


 
HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM
THAM GIA Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
VÀO LUẬT THAM NHŨNG NHƯ SAU
 
Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

 
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nhận được công văn ngày 22/11/2006 về góp ý NĐCP phòng chống tham nhũng, điều 87, chúng tôi xin có ý kiến như sau:

Động viên mọi lực lượng trong đó có vai trò trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng đã chứng tỏ được thái độ của Đảng, chính phủ đang tuyên chiến với tham nhũng, một tệ nạn xã hội được ví như giặc ngoại xâm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút các lực lượng tổ chức kinh tế xã hội nước ngoài đầu tư và tài trợ cho Việt Nam phát triển.
 
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với dự thảo Nghị định trong đó có điều 87 quy định vai trò trách nhiệm của Hội và Hiệp hội ngành nghề trong việc phòng chống tham nhũng.
 
Thực tế một số nhân viên của doanh nghiệp, một số công chức, viên chức, một số hạ sĩ quan, sĩ quan trong lực lượng vũ trang nhầm tưởng nghĩa vụ thi hành phận sự hay công vụ của mình là quyền của mình. Vì thế họ tìm mọi cách gây phiền hà nhũng nhiễu dân, đòi hỏi mọi thủ tục giấy tờ, kéo dài thời gian giải quyết để người dân tìm cách đưa hối lộ bằng phong bì mới xong được việc. Không riêng gì công chức viên chức, nhân viên doanh nghiệp nhà nước mà ngay cả nhân viên doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể lạm dụng quyền hạn của mình để tư lợi cá nhân (tham nhũng). Nhân viên ngân hàng sách nhiễu thủ tục hồ sơ giấy tờ để giải quyết cho vay nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn.
 
Nhân viên bảo hiểm sách nhiễu thủ tục hồ sơ giấy tờ để giải quyết bồi thường nhanh hay chậm, số tiền bồi thường cao hay thấp. Nhân viên bán hàng tranh thủ lúc quan hệ cung cầu gay gắt để chỉ cung cấp hàng cho những người biết điều chi phong bì hoặc chiêu đãi ăn uống nhậu nhẹt.
 
Vì vậy, để phòng chống tham nhũng tốt các doanh nghiệp cần xây dựng cụ thể quy trình nghiệp vụ giải quyết công việc của từng bộ phận. Đối với những công việc có tiếp xúc với bên ngoài, trong đó cần nêu rõ các bước cần tiến hành, hồ sơ thủ tục giấy tờ yêu cầu phải có trong đó có giấy tờ nào do người dân cung cấp, nếu nghi ngờ thì trách nhiệm của doanh nghiệp là người phải xác minh (được công khai trước công chúng) và nhất là thời gian tối đa giải quyết xong công việc này.
 
Đối với Hiệp hội doanh nghiệp cần xây dựng được chuẩn đạo đức hành nghề áp dụng cho mọi người hành nghề. Ngoài ra Hiệp hội cần có những bản thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp hội viên chống cạnh tranh không lành mạnh, giảm được các tiêu cực phí, nhất là các tiêu cực phí tạo kẽ hở cho tham ô tham nhũng.
 
Các Hiệp hội cần có đường giây nóng để công chúng và cán bộ nhân viên trong ngành nghề phát hiện các hành vi tiêu cực trong đó có hành vi tham nhũng.
 
Ngoài ra Nhà nước cần tạo điều kiện cơ chế thông thoáng cho Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề thực hiện được việc phòng chống tham nhũng như quy định tại điều 87 như sau:

-  Đưa vấn đề trên vào NĐCP hướng dẫn thi hành Luật Hội và Hiệp hội.

- Đưa ra bằng văn bản một số dịch vụ hành chính công mà Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề được phép thực hiện không nên nói chung chung để các Hiệp hội chuẩn bị điều kiện để thực hiện các dịch vụ này. Đó là nguồn thu quan trọng của hoạt động Hiệp hội, tách dần khỏi sự đóng góp của hội viên (Doanh nghiệp) không lệ thuộc nhiều vào hội viên để mạnh dạn chống tham nhũng.

- Cần cho phép Hiệp hội Doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề đưa ra tạp chí, tuần báo để trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ, quy trình quy phạm nghề nghiệp, thông tin cảnh báo rủi ro tiêu cực. Đó là các biện pháp phòng ngừa tham ô tham nhũng.
                                                                                                    

Các văn bản liên quan