Ông Nguyễn Minh Đức tham luận tại Hội thảo Điều kiện kinh doanh: "Nhận diện và kiến nghị" ngày 14/6/2016
Ông Nguyễn Tuấn, Đại diện hơn 200 doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tham luận tại Hội thảo Điều kiện kinh doanh: “Nhận diện và kiến nghị” ngày 14/6/2016
Thông tư 20 về Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô quy định doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu ô tô khi có giấy ủy quyền chính hãng thì không có doanh nghiệp nào trong 200 doanh nghiệp nhập khẩu ô tô ở Việt Nam có được điều kiện này. Ví dụ như Toyota hoặc Ford thì sẽ chỉ tiến hành ủy quyền cho một hãng tại Việt Nam mà các doanh nghiệp khác không thể có được giấy ủy quyền này, nếu muốn có thì sẽ phải mua lại.
Sau 05 năm ra đời Thông tư thì hiện nay chỉ còn lại 20 tồn tại trong tổng số 200 doanh nghiệp phải duy trì hoạt động bằng kinh doanh xe ô tô cũ hoặc nhập khẩu ô tô cũ mà không thể nhập khẩu xe mới. Các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, quảng cáo bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp lớn trước đây nay trở thành doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, thậm chí phải dừng hoạt động.
Sau hội thảo ngày 29/4 của Chính phủ tại Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô hi vọng Chính phủ đóng vai trò kiến tạo cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh những gì không cấm thì doanh nghiệp sẽ được nhập khẩu. Việc ra điều kiện kinh doanh, Nghị định, Thông tư thì cấm vì lý do gì, vì lý do quốc phòng - an ninh, có ảnh hưởng độc hại hay không. Nếu cho rằng cấm vì gây tai nạn giao thông thì do xe ô tô nhập khẩu, xe ô tô, xe khách hay do xe nhập khẩu không chính hãng, hay xe nhập khẩu không có thống kê mà chỉ ghi chung chung là bảo vệ người tiêu dùng, thực sự vấn đề bảo vệ người tiêu dùng không dẫn được ra số liệu. Bản thân các xê ô tô khách, xe tải gây tai nạn thì lại không chịu sự điều chỉnh của các Thông tư này. Bên cạnh đó Thông tư 20 yêu cầu phải có trạm sửa chữa, bảo hảnh, đây là điều rất vô lý, bởi lẽ doanh nghiệp đặt trụ sở tại Hà Nội, Hải Phòng nhưng có đặt các đại lý tại các tỉnh, thành phố khác như Đà nẵng, Hồ Chí Minh, Gia Lai,…. Nếu như xe bị hỏng chỉ bị hỏng một thiết bị nhỏ thì không thể bắt xe ô tô ở Hồ Chí Minh đem ra Hà Nội để bảo hành. Việc đưa ra các điều kiện này để gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp khác. Điều này, hơn nữa còn ảnh hưởng đến Nhà nước, bởi lẽ hiện nay có khoảng 13 hãng ô tô và các hãng khác như Audi, BMW… chỉ đặt một đại lý tại Việt Nam để bán xe và thu tiền, lợi nhuận không vào Ngân sách Nhà nước mà chảy sang nước ngoài, trong khi đó doanh nghiệp trong nước không phát triển được ngày càng teo tóp.
Văn bản sắp trình Chính phủ tới đây lại sao chép một cách rất “cơ học” Thông tư 20 vào văn bản mới để đưa lên thành Nghị định. Năm 2011 là thời điểm các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nhiều nhất đạt 1 tỉ USD. Việc ban hành Nghị định khiến các doanh nghiệp Liên doanh nhập khẩu ô tô tăng vọt từ 1,5 tỉ USD năm 2014 đến 2,5 tỉ USD năm 2015 và lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài.
Các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô mong muốn được đối thoại trực tiếp với Bộ Công Thương trên cơ sở rõ ràng minh bạch theo hướng những gì pháp luật không cấm thì doanh nghiệp sẽ được làm.
Đại diện các doanh nghiệp cho rằng thời điểm năm 2011 thì Thông tư 20 là phù hợp vì để tránh lạm phát, giảm nhập siêu và hi vọng đến năm 2014-2015 thì các nội dung này sẽ bị vô hiệu hóa vì bản thân nội dung Thông tư 20 đã trái với quy định tại Khoảng 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp, khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư.
Mặc dù các doanh nghiệp đã làm đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng nhưng không nhận được phản hồi.
Doanh nghiệp nhấn mạnh, nếu như Chính phủ không tạo điều kiện, không kiến tạo thì các doanh nghiệp sẽ bị giải tán, người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi, điển hình như giá xe nhập khẩu tăng lên vì không có sự cạnh tranh, không có nhiều sự lựa chọn. Điều này sẽ không xảy ra nếu các doanh nghiệp có sự cạnh tranh.
Kiến nghị bãi bỏ các quy định không phù hợp, để không bị thiệt thòi, để người tiêu dùng không phải mua xe với giá cao, không có sự lựa chọn mà lợi nhuận lại rơi vào túi các doanh nghiệp nước ngoài.