Khuyến khích sáng tạo sản phẩm trí tuệ
Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận dự án Luật sở hữu trí tuệ
Khuyến khích sáng tạo sản phẩm trí tuệ
Các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã dành cả ngày 9-8-2005 thảo luận về dự án Luật sở hữu trí tuệ, trong đó nhiều ý kiến đã quan tâm đến nội dung cơ bản của dự án Luật này là nhằm mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo sản phẩm trí tuệ, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Dự án Luật sở hữu trí tuệ gồm 18 chương, 6 phần với 234 điều đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7. Dự án Luật điều chỉnh về quyền tác giả và quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Luật thừa nhận tài sản trí tuệ có chủ sở hữu và chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản trí tuệ của mình, đuợc tự do sử dụng và chuyển giao cho người khác. Hầu hết ý kiến nhất trí với dự án Luật đã chỉnh sửa về thời hạn bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo kể từ năm tác giả chết và chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm thứ 50 sau năm tác giả chết. Đối với tác phẩm đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho tính khả thi của Luật, hiệu lực của các cơ quan Nhà nước cũng như phù hợp với pháp luật quốc tế. Do vậy đề nghị dự án Luật cần quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; xác định rõ và quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án, thanh tra chuyên ngành, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường... để đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân.
HỒNG CHANH (TTXVN)
Khuyến khích sáng tạo sản phẩm trí tuệ
Các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã dành cả ngày 9-8-2005 thảo luận về dự án Luật sở hữu trí tuệ, trong đó nhiều ý kiến đã quan tâm đến nội dung cơ bản của dự án Luật này là nhằm mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo sản phẩm trí tuệ, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Dự án Luật sở hữu trí tuệ gồm 18 chương, 6 phần với 234 điều đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7. Dự án Luật điều chỉnh về quyền tác giả và quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Luật thừa nhận tài sản trí tuệ có chủ sở hữu và chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản trí tuệ của mình, đuợc tự do sử dụng và chuyển giao cho người khác. Hầu hết ý kiến nhất trí với dự án Luật đã chỉnh sửa về thời hạn bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo kể từ năm tác giả chết và chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm thứ 50 sau năm tác giả chết. Đối với tác phẩm đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho tính khả thi của Luật, hiệu lực của các cơ quan Nhà nước cũng như phù hợp với pháp luật quốc tế. Do vậy đề nghị dự án Luật cần quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; xác định rõ và quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án, thanh tra chuyên ngành, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường... để đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân.
HỒNG CHANH (TTXVN)