Góp ý của TS.Nguyễn Như Mai – Cục hàng hải Việt Nam
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỐI VỚI DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ
TS. Nguyễn Thị Như Mai
Phó trưởng Ban Pháp chế
Cục Hàng hải Việt Nam
Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự mà các quan hệ dân sự thì phát sinh ở hầu hết các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, những quan hệ dân sự phát sinh từ các hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ...mà mang tính đặc thù của các hoạt động này sẽ được điều chỉnh bởi những quy tắc, quy phạm của pháp luật chuyên ngành, còn những quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động chuyên ngành này nhưng mang tính phổ biến chung thì sẽ được điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm của pháp luật dân sự.
Với các nguyên tắc trên, tôi xin có ý kiến đối với Dự thảo Bộ luật DS như sau:
[b]1. Về áp dụngdụng tập quán, áp dụng pháp luật tương tự (Điều 3 DT): Đề nghị quy định rõ nguyên tắc áp dụng luật chuyên ngành, đó là: trong trường hợp có các quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa luật chuyên ngành và Bộ luật DS thì áp dụng pháp luật chuyên ngành.
Lý do: do hoạt động chuyên ngành có những đặc thù riêng nên phải được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành. Ví dụ như chế định về hợp đồng: Bộ luật DS có chế định về hợp đồng dân sự, trong khi đó Bộ luật Hàng hải VN cũng có chế định về hợp đồng như hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng đại lý, môi giới, lai dắt, bảo hiểm hàng hải...Nhưng quy định về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoàn toàn khác với quy định về quyền và trách nhiệm của các bên trong Bộ luật DS. Tuy nhiên, những quy định liên quan đến hợp đồng hàng hải mà có tính chất chung như hình thức hợp đồng... mà chưa được quy định tại Bộ luật HH thì sẽ áp dụng theo Bộ luật DS.
2. Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản, tôi cho rằng quy định như DT là phù hợp, không nên quy định như Luật TM (SĐ) như quan điểm của TS Lê Hoàng Oanh (BTM). Lý do: chế định về SH nói chung được thực hiện theo quy định của BLDS nhưng thời điểm chuyển giao quyền sở hữu ở các luật chuyên ngành có những quy định khác nhau, ví dụ như: có những trường hợp thời điểm chuyển giao QSH được tính kể từ khi chuyển giao giấy tờ như trong trường hợp giấy tờ vận chuyển là vận đơn phát hành dưới hình thức Vận đơn đích danh, còn các loại VĐ phát hành dưới các hình thức khác như VĐ vô danh, VĐ theo lệnh thì quy định thời điểm chuyển giao QSH là thời điểm chuyển giao giấy tờ lại hoàn toàn không đúng. Hơn nữa, tài sản là tàu biển, khi sang nhượng quyền SH, không phải cứ ký hợp đồng mua bán xong hoặc cứ khi giao giấy tờ mua bán là xong, mà việc mua bán chỉ hoàn thành khi tàu đã được thay đổi lại đăng ký trong sổ đăng ký tàu (Sổ Đăng ký T/biển quốc gia)...Chính vì vậy, quan điểm là chuyển giao SH được tính từ thời điểm chuyển giao giấy tờ là không phù hợp.
3. Về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ DS: Mục IV “Ký quỹ” được áp dụng đối với ký quỹ trong tất cả các hoạt động xã hội. Các luật chuyên ngành có đề cập đến ký quỹ nhưng quy định về ký quỹ sẽ áp dụng theo Bộ luật DS vì vậy quy định về ký quỹ trong Bộ luật DS phải vừa là những quy định chung nhưng đồng thời phải là những quy định chi tiết, phù hợp với ký quỹ ở các lĩnh vực. Vì vậy, chương giao dịch bảo đảm nói chung và quy định về ký quỹ nói riêng cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa và phải viết lại cho phù hợp hơn. Ví dụ như khoản 2 điều 334 không nên quy định “bên có quyền được Ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại...” mà chỉ nên quy định “số tiền ký quỹ sẽ được dùng để bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại/người có quyền lợi liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền/hoặc theo quy định của pháp luật”. Lý do: trong hoạt động hàng hải chẳng hạn, khi bên bị khiếu nại ký quỹ để giải phóng tàu thì không có nghĩa là người bị khiếu nại đã phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa, việc bồi thường phải dựa trên phán quyết của tòa án/trọng tài/cơ quan có thẩm quyền chứ không phải “được Ngân hàng thanh toán trực tiếp”.
Bên cạnh đó quy định về “cầm giữ tài sản” cần phải rõ hơn và chi tiết hơn, ví dụ khái niệm về cầm giữ tài sản để dễ áp dụng vì chỉ có Bộ luật DS mới quy định về cầm giữ (theo hình thức chiếm giữ). Đồng thời mở rộng thêm các hình thức cầm giữ tài sản theo luật định vì các luật có chuyên ngành cũng có đề cập đến cầm giữ theo luật đó, nhưng thực tế trong giao dịch dân sự nói chung ngoài hình thức chiếm giữ cũng còn có những hình thức cầm giữ khác mà luật cho phép vì vậy cần quy định rõ hơn về cầm giữ theo luật định.
4. Chế định về hợp đồng:
- Mục 7 có tên “Hợp đồng Dân sự” và nêu về khái niệm HĐ DS, trong khi đó Chương XVIII lại có tên “Hợp đồng DS thông dụng” như vậy khái niệm HĐ với khái niệm HĐ DS thông dụng có phải là một không hay khác nhau. Theo tôi hiểu Chương này quy định cụ thể về một số HĐ DS cụ thể. Nhưng cấu trúc theo kiểu này không logic và dễ gây hiểu lầm là có 2 khái niệm HĐ DS và HHĐ DS thông dụng. Vì vậy theo tôi nên cấu trúc Mục HĐ DS về Chương này. Mục I quy định chung về HĐ, sau đó các mục sau là một số HĐ DS cụ thể.
- Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên do đó, về nguyên tắc phải cho các bên hoàn toàn tự do thỏa thuận về hình thức và các nội dung của hợp đồng. Vì vậy, các quy định của hợp đồng quy định trong BLDS chỉ áp dụng khi các bên không có thỏa thuận thì mới áp dụng. Đây là một quan điểm phù hợp với thực tế và quá trình HNKTQT và đã được thể hiện trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam ở Chương Hợp đồng thuê tàu.
Nếu quy định quá chi tiết về các vấn đề có liên quan đến HĐ DS như DT hiện nay (các nội dung cơ bản, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên...) mà nếu các bên thỏa thuận khác hoặc thiếu so với BL DS quy định thì sẽ như thế nào? Có dẫn đến vô hiệu hóa HĐ hay không?
- Điều rất quan trọng là do còn có nhiều loại HĐ khác nhau được quy định ở luật chuyên ngành và những quy định này khác với quy định của BL DS. Ví dụ như quy định về HĐ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các quy định về trách nhiệm của người vận chuyển và người thuê vận chuyển hoàn toàn khác với các quy định ở DT BL DS. Vì vậy, nếu áp dụng nguyên tắc chọn luật áp dụng như đã nêu ở trên thì sẽ bảo đảm phù hợp trong áp dụng luật, nếu không thì sẽ rất mâu thuẫn.
5. Đề nghị bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện tranh chấp dân sự đã được quy định ở BL Tố tụng DS và các luật chuyên ngành.
TS. Nguyễn Thị Như Mai
Phó trưởng Ban Pháp chế
Cục Hàng hải Việt Nam
Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự mà các quan hệ dân sự thì phát sinh ở hầu hết các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, những quan hệ dân sự phát sinh từ các hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ...mà mang tính đặc thù của các hoạt động này sẽ được điều chỉnh bởi những quy tắc, quy phạm của pháp luật chuyên ngành, còn những quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động chuyên ngành này nhưng mang tính phổ biến chung thì sẽ được điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm của pháp luật dân sự.
Với các nguyên tắc trên, tôi xin có ý kiến đối với Dự thảo Bộ luật DS như sau:
[b]1. Về áp dụngdụng tập quán, áp dụng pháp luật tương tự (Điều 3 DT): Đề nghị quy định rõ nguyên tắc áp dụng luật chuyên ngành, đó là: trong trường hợp có các quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa luật chuyên ngành và Bộ luật DS thì áp dụng pháp luật chuyên ngành.
Lý do: do hoạt động chuyên ngành có những đặc thù riêng nên phải được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành. Ví dụ như chế định về hợp đồng: Bộ luật DS có chế định về hợp đồng dân sự, trong khi đó Bộ luật Hàng hải VN cũng có chế định về hợp đồng như hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng đại lý, môi giới, lai dắt, bảo hiểm hàng hải...Nhưng quy định về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoàn toàn khác với quy định về quyền và trách nhiệm của các bên trong Bộ luật DS. Tuy nhiên, những quy định liên quan đến hợp đồng hàng hải mà có tính chất chung như hình thức hợp đồng... mà chưa được quy định tại Bộ luật HH thì sẽ áp dụng theo Bộ luật DS.
2. Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản, tôi cho rằng quy định như DT là phù hợp, không nên quy định như Luật TM (SĐ) như quan điểm của TS Lê Hoàng Oanh (BTM). Lý do: chế định về SH nói chung được thực hiện theo quy định của BLDS nhưng thời điểm chuyển giao quyền sở hữu ở các luật chuyên ngành có những quy định khác nhau, ví dụ như: có những trường hợp thời điểm chuyển giao QSH được tính kể từ khi chuyển giao giấy tờ như trong trường hợp giấy tờ vận chuyển là vận đơn phát hành dưới hình thức Vận đơn đích danh, còn các loại VĐ phát hành dưới các hình thức khác như VĐ vô danh, VĐ theo lệnh thì quy định thời điểm chuyển giao QSH là thời điểm chuyển giao giấy tờ lại hoàn toàn không đúng. Hơn nữa, tài sản là tàu biển, khi sang nhượng quyền SH, không phải cứ ký hợp đồng mua bán xong hoặc cứ khi giao giấy tờ mua bán là xong, mà việc mua bán chỉ hoàn thành khi tàu đã được thay đổi lại đăng ký trong sổ đăng ký tàu (Sổ Đăng ký T/biển quốc gia)...Chính vì vậy, quan điểm là chuyển giao SH được tính từ thời điểm chuyển giao giấy tờ là không phù hợp.
3. Về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ DS: Mục IV “Ký quỹ” được áp dụng đối với ký quỹ trong tất cả các hoạt động xã hội. Các luật chuyên ngành có đề cập đến ký quỹ nhưng quy định về ký quỹ sẽ áp dụng theo Bộ luật DS vì vậy quy định về ký quỹ trong Bộ luật DS phải vừa là những quy định chung nhưng đồng thời phải là những quy định chi tiết, phù hợp với ký quỹ ở các lĩnh vực. Vì vậy, chương giao dịch bảo đảm nói chung và quy định về ký quỹ nói riêng cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa và phải viết lại cho phù hợp hơn. Ví dụ như khoản 2 điều 334 không nên quy định “bên có quyền được Ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại...” mà chỉ nên quy định “số tiền ký quỹ sẽ được dùng để bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại/người có quyền lợi liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền/hoặc theo quy định của pháp luật”. Lý do: trong hoạt động hàng hải chẳng hạn, khi bên bị khiếu nại ký quỹ để giải phóng tàu thì không có nghĩa là người bị khiếu nại đã phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa, việc bồi thường phải dựa trên phán quyết của tòa án/trọng tài/cơ quan có thẩm quyền chứ không phải “được Ngân hàng thanh toán trực tiếp”.
Bên cạnh đó quy định về “cầm giữ tài sản” cần phải rõ hơn và chi tiết hơn, ví dụ khái niệm về cầm giữ tài sản để dễ áp dụng vì chỉ có Bộ luật DS mới quy định về cầm giữ (theo hình thức chiếm giữ). Đồng thời mở rộng thêm các hình thức cầm giữ tài sản theo luật định vì các luật có chuyên ngành cũng có đề cập đến cầm giữ theo luật đó, nhưng thực tế trong giao dịch dân sự nói chung ngoài hình thức chiếm giữ cũng còn có những hình thức cầm giữ khác mà luật cho phép vì vậy cần quy định rõ hơn về cầm giữ theo luật định.
4. Chế định về hợp đồng:
- Mục 7 có tên “Hợp đồng Dân sự” và nêu về khái niệm HĐ DS, trong khi đó Chương XVIII lại có tên “Hợp đồng DS thông dụng” như vậy khái niệm HĐ với khái niệm HĐ DS thông dụng có phải là một không hay khác nhau. Theo tôi hiểu Chương này quy định cụ thể về một số HĐ DS cụ thể. Nhưng cấu trúc theo kiểu này không logic và dễ gây hiểu lầm là có 2 khái niệm HĐ DS và HHĐ DS thông dụng. Vì vậy theo tôi nên cấu trúc Mục HĐ DS về Chương này. Mục I quy định chung về HĐ, sau đó các mục sau là một số HĐ DS cụ thể.
- Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên do đó, về nguyên tắc phải cho các bên hoàn toàn tự do thỏa thuận về hình thức và các nội dung của hợp đồng. Vì vậy, các quy định của hợp đồng quy định trong BLDS chỉ áp dụng khi các bên không có thỏa thuận thì mới áp dụng. Đây là một quan điểm phù hợp với thực tế và quá trình HNKTQT và đã được thể hiện trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam ở Chương Hợp đồng thuê tàu.
Nếu quy định quá chi tiết về các vấn đề có liên quan đến HĐ DS như DT hiện nay (các nội dung cơ bản, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên...) mà nếu các bên thỏa thuận khác hoặc thiếu so với BL DS quy định thì sẽ như thế nào? Có dẫn đến vô hiệu hóa HĐ hay không?
- Điều rất quan trọng là do còn có nhiều loại HĐ khác nhau được quy định ở luật chuyên ngành và những quy định này khác với quy định của BL DS. Ví dụ như quy định về HĐ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các quy định về trách nhiệm của người vận chuyển và người thuê vận chuyển hoàn toàn khác với các quy định ở DT BL DS. Vì vậy, nếu áp dụng nguyên tắc chọn luật áp dụng như đã nêu ở trên thì sẽ bảo đảm phù hợp trong áp dụng luật, nếu không thì sẽ rất mâu thuẫn.
5. Đề nghị bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện tranh chấp dân sự đã được quy định ở BL Tố tụng DS và các luật chuyên ngành.