Góp ý của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

Thứ Sáu 17:02 12-01-2007

1.     Nhận xét chung:

-         Đây là văn bản pháp luật cần thiết để tạo điều kiện cho việc triển khai các hoạt động công nghệ cao.

-         Nội dung của Dự thảo 8 đã phản ánh đầy đủ các khía cạnh và tạo được khung pháp lý cơ bản để triển khai, khuyến khích và quản lý các hoạt động công nghệ cao.

2.     Một số ý kiến đề xuất :

a.     Về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau :

-         Đầu tư mạo hiểm: Đề nghị giữ như trong dự thảo Pháp lệnh, tuy nhiên cần giao cho Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp khuyến khích cũng như các biện pháp kiểm soát để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách hỗ trợ.

-         Doanh nghiệp công nghệ cao: đề nghị giữ như Dự thảo Pháp lệnh để có tiêu chí rõ ràng khi áp dụng.

-         Khu công nghệ cao: Đề nghị giữ như trong dự thảo Pháp lênh để thu hút được nhiều thành phần và hình thức tham gia vào hoạt động công nghệ cao.

b.     Hình thức của văn bản : theo nội dung của văn bản và tình hình thực tế hiện nay thì văn bản này nên giữ hình thức là Pháp lệnh.

c.     Các đề xuất khác :

-         Khoản 1 Điều 3: Đề nghị sửa đoạn cuối như sau :

    “… có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.

-         Điều 21:

+    Bổ sung tiêu chí về cung ứng dịch vụ công nghệ cao, không chỉ là sản phẩm công nghệ cao;

+    Điểm h) Khoản 2 Cần qui định cụ thể mức thuế suất mà không dùng từ “thấp nhất”, hoặc có qui định cụ thể theo từng giai đoạn như ưu đãi đầu tư của Luật Đầu tư.

-         Khoản 4 Điều 23 : Đề xuất sửa câu cuối như sau :

“Nếu người đó vi phạm điều khoản không cạnh tranh sẽ phải bồi thường các thiệt hại phát sinh do hành vi của mình gây ra cho doanh nghiệp, tổ chức hoạt động công nghệ cao. Chính Phủ qui định cụ thể các hình thức và mức độ bồi thường này”

-         Điều 27 :

+    Sửa Khoản 2 và chuyển thành Khoản 1 như sau “ 1 căn cứ vào chương trình công nghệ cao Nhà nước.  Các ngành, địa phương phải lập Chương trình công nghệ cao của ngành, địa phương mình cho từng giai đoạn 5 năm và có định hướng cho 5 năm tiếp theo” như là một bộ phận triển khai chương trình Nhà nước tại địa phương.

+    Chuyển Khoản 1 thành Khoản 2.

-         Điều 28 : 

Thay các khoản 2, 3, 4 bằng một điều khoản giao cho Chính phủ qui định cụ thể việc lập, phê duyệt và công bố chương trình công nghệ cao.

-         Điều 29: Lập, phê duyệt và công bố chương trình công nghệ cao

Trong điều này không nên chia đều  các bộ ngành, địa phương (ủy ban nhân dân các tỉnh) đều lập chương trình công nghệ cao điều đó nó sẽ dẫn đến ngành ngành, nhà nhà công nghệ cao, trong khi đó công nghệ cao phải là mũi nhọn của Quốc gia, vì vậy đề nghị chỉ có chính phủ mới lập chương trình công nghệ cao

-         Các Điều 41, 42, 43, 44:

Nên để Chính phủ qui định trách nhiệm của các Bộ, địa phương; các trách nhiệm được qui định trong các điều này nên ghi là trách nhiệm của Chính phủ.

Trân trọng cảm ơn.

Các văn bản liên quan