Góp ý của Ngân hàng Công thương Việt Nam

Thứ Tư 14:49 01-12-2010

Theo đề nghị của Phòng Thương mại và Công nghiệp VIệt Nam tại công văn số 3577/PTM-PC về việc tham gia góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng thương mại Công thương Việt Nam (NHCTVN) xin tham gia một số ý kiến như sau:

1. Điều 3:

- Khoản 1: “bảo lãnh ngân hàng là việc tổ chức tín dụng…khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh…” Cần làm rõ “Khi đến thời hạn” quy định trong hợp đồng kinh tế.

Nên bỏ đoạn” Các bên liên quan đến nghĩa vụ…nghĩa vụ của mình”vì thực chất rất khó để phân tách 2 trường hợp: i) có khả năng thực hiện nhưng không thực hiện và ii) không có khả năng thực hiện. Nên quy định chung như thông lệ. Tùy từng trường hợp cụ thể, NHTM có thể đưa ra những điều kiện cụ thể trong từng cam kết bảo lãnh.

- Khoản 2: Bổ sung thêm phần in đậm” Trường hợp Bên đề nghị bảo lãnh không phải là Bên được bảo lãnh, thì Bên đề nghị bảo lãnh phải thực hiện đảm bảo cho nghĩa vụ được ngân hàng bảo lãnh, trừ trường hợp TCTD chấp nhận cấp bảo lãnh không có bảo đảm

Cần quy định rõ Bên đề nghị bảo lãnh có phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho NHTM trong trường hợp trả thay hay không hay chỉ có nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản. Nói chung, để thuận tiện cho NHTM, quy định nên cho phép NHTM được chủ động lựa chọn Bên được bảo lãnh hay Bên đề nghị bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả thay.

- Tiết 3.1 Khoản 3: Cụm từ “Khách hàng” nên ghi cụ thể là Bên được bảo lãnh vì để tránh bị nhầm lẫn với Bên đề nghị bảo lãnh.

Ói chung, thuật ngữ “khách hàng” được sử dụng trong văn bản cần được ghi rõ là bên đề nghị bảo lãnh hay bên được bảo lãnh.

- Tiết 3.2 Khoản 3: Sửa khái niệm Hợp đồng bảo lãnh tại phần in đạm” Hợp đồng bảo lãnh là thỏa thuận bằng văn bản…thực hiện nghĩ vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh”.

2. Điều 4:

- Khoản 1: Bên rõ bảo lãnh được phát hành bằng ngoại tệ và nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện bằng ngoại tệ. Vì trong thực tế có truwngf hợp giá trị bảo lãnh được xác định bằn ngoại tệ nhưng việc thực hiện nghĩa vụ lại quy định bằng VNĐ (quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ)

- Khoản 2: Quy định chụng như vậy sẽ gây khó khăn cho TCTD thực hiện.  Đề nghị làm rõ đối với các bảo lnahx bằng VNĐ thì vẫn thực hiện bình thường, không phải chịu sự quản lý của pháp lệnh ngoại hối.

3. Điều 5:

Bỏ tiết 1.2, Tiết 1.3 Khoản 1 vì thời điểm quyết định cấp bảo lãnh có thể vượt giới hạn bawor lãnh nhưng đến khi phát hành bảo hành thì GHTD và GHBL không bị vượt do có các bảo lãnh đã được giảm trừ nghĩa vụ hoặc hết hiệu lực; Khoản bảo lãnh vượt giowise hạn quy định nhưng đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận.

4. Điều 7:

+ Khoản 2: Thay đoạn “Trừ các trường hợp thư tín dụng trả ngay và trả chậm được:” bằng đoạn “trừ các trường hợp số du bảo lãnh được:”

Tiết a, sửa thành:”Khách hàng thực hiện ký quỹ, cầm cố hoặc thế chấp bằng tài sản bảo đảm…”.

+ Bổ sung thêm nội dung: Các khoản bảo lãnh được được Ngân hàng nhà nước chấp thuận cho phép vượt tỷ lệ…(mức cụ thể trong từng thời kỳ) vốn tự có của ngân hàng thương mại được loại trừ khỏi giới hạn bảo lãnh.

5. Điều 8:

+ Bỏ tiết c Khoản 1 “Thư tín dụng dự phòng” vì đây là một hình thức cam kết bảo lãnh nhưng không phải là một loại bảo lãnh.

+ Tiết d Khoản 1 cần xem lại cụm từ “nộp phạt” trong bảo lãnh dự thảo. Trong Luật đấu thầu 2005 không có khái niệm “nộp phạt” mà chỉ quy định các trường hợp “nhà thầu không nhận lại bảo đảm dự thầu” và bảo lãnh là một trong các hình thức bảo đảm dự thầu.

6. Điều 10:

+ Khoản 1: Đề nghị làm rõ từ “khách hàng” vì khách hàng của tổ chức tín dụng có thể cả bên đề nghị bảo lãnh và bên được bảo lãnh

Tại tiết d: Bỏ cụm từ “có hiệu quả” vì không phải nghĩa vụ bảo lãnh nào cũng xác định được hiệu quả

Tại tiết đ: Nên quy định trong hai bên (Bên đề nghị bảo lãnh hoặc Bên được bảo lãnh) phải có khả năng tài chính để thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ và các chi phí phát sinh (nếu có) nhưng cho phép ngân hàng thương mại lựa chọn một trong hai bên này.

+ Khoản 2: Nên bỏ đoạn” đồng thời yêu cầu bên đề nghị bảo lãnh phải có…trong hoạt động bảo lãnh

7. Điều 11: Bỏ tiết a Khoản 1: Văn bản đề nghị bảo lãnh để giảm bớt thủ tục cho khách hàng vi tất cả đã được thỏa thuận trên cơ sở hợp đồng.

8. Điều 12: Tên Điều 12 là Thẩm quyền và quyết định bảo lãnh không rõ nghĩa.

Khoản 2: Đề nghị ghi rõ như phần in đậm” Trụ sở chính của tổ chức tín dụng bảo lãnh được xem xét, thỏa thuận phát hành bảo lãnh cho bên được bảo lãnh là các chi nhánh của mình hoạt động ở nước ngoài”.

9. Điều 13:

Khoản 2 nên bỏ câu “Trường hợp từ chối bảo lãnh, tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối bảo lãnh”. Trên thực tế rất nhiều trường hợp bảo lãnh bị từ chối do khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện như thiếu tài sản bảo đảm, tiền ký quỹ, sử dụng hết giới hạn tín dụng, thời hạn hiệu lực bảo lãnh không phù hợp…Nếu trường hợp từ chối nào cũng phải thống báo bằng văn bản thì rất mất thời gian cho tổ chức tín dụng.

10. Điều 14:

Không bắt buộc phải có tất cả nội udng như nêu trong Khoản 1

Tiết e, k và l Khoản 1 có sự trùng lắp, nên gộp chung lại thành Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

11. Điều 18: Khoản 1 nên bỏ câu “Đối với trường hợp bên đề nghị bảo lãnh không phải …pháp luật hiện hành”.

12. Điều 29:

- Khoản 1: Tiết b sửa thành “Từ chối các yêu cầu…thỏa thuận trong hợp đồng cấp bảo lãnh”. Dùng từ Cam kết bảo lãnh là chưa đúng vì cam kết bảo lãnh là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng vớ bên nhận bảo lãnh.

- Khoản 2

+ Tết a bổ sung thêm phần in đậm: “Cung cấp đầy đủ…tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp

+ Tiết c bổ sung hteem phần in đậm “Thực hiện đầy đủ các thủ tục nhận nợ và hoàn trả tổ chức tín dụng bảo lãnh…”

+ Tiết d: Thay câu “Chịu sự kiểm tra, giám sát trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh của tổ chức tín dụng” bằng câu “Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của tổ chức tín dụng về quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh…”.

Trên đây là một số ý kiến tham gia của NHCTVN về dự thảo Thông tu, kính chuyển Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xem xét, tổng hợp.

 

Các văn bản liên quan