Đối thoại trực tuyến về việc thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

Thứ Sáu 10:52 20-04-2007

Đối thoại trực tuyến về việc thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 

 

 

 

Ngày 03-11-2006, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương đã tổ chức buổi Trao đổi trực tuyến về việc thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư qua Cổng Thông tin Kinh tế Việt Nam (VNEP). Tham gia buổi trao đổi trực tuyến có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Võ Hồng Phúc, các thành viên của Tổ công tác. 

VIBonline xin giới thiệu các bạn nội dung cuộc đối thoại trực tuyến này!



HOANG NGUYEN , TP-HCM, Email: nguyenhoang_sg@yahoo.com - Hỏi: 1- Thưa bộ trưởng, theo ông với việc VN trở thành thành viên chính thức của WTO trong tháng 11  và việc nước ta sẽ tiếp tục ký những hiệp định tự do thương mại với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thì liệu có những ảnh hưởng thay đổi gì không trong nội dung của 2 luật mới được thông qua; nếu có thì là những thay đổi gì, và vì sao? 2/ Việc vào WTO sẽ có những tác động như thế nào đến tiến trình thực hiện 2 luật. Xin cám ơn bộ trưởng

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc:

Trong quá trình soạn thảo và thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, chúng ta đã tính đến những nguyên tắc và yêu cầu của WTO nói chung và của các quốc gia đối tác nói riêng, vì vậy, việc VN trở thành thành viên chính thức của WTO và việc nước ta sẽ đàm phán và ký kết các hiệp định tự do thương mại với với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới về cơ bản không ảnh hưởng gì đến nội dung của hai Luật mới được thông qua. Như vậy, sẽ không có sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi do gia nhập WTO và ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Còn việc chính thức gia nhập WTO sẽ tác động đến việc thực hiện luật trên một số mặt sau đây:

Trước hết, việc thực hiện hai luật cùng với các cam kết quốc tế song phương và đa phương đồng nghĩa với cải cách mở của một cách toàn diện cả về chiều rộng và chiêu sâu của nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi có những thay đổi và cải thiện lớn về tư duy, thói quen, cách thức và năng lực quản lý nhà nước nói chung và triển khai thực hiện 2 luật nói riêng. Các nguyên tắc: pháp quyền, minh bạch, định hướng thị trường, tôn trọng quyền tự quyết của doanh nhân, doanh nghiệp và công dân trong thiết lập giao dịch các loại, v.v... sẽ được đề cao hơn. Do đó, tính đầy đủ, năng lực chuyên môn, và đặc biệt là lòng tin của dân chúng, của cộng đồng doanh nghiệp vào các thể chế xử lý giải quyết tranh chấp các loại sẽ là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo hiệu lực của hai luật.

Riêng về hai luật, thì phải thực hiện một cách nhất quán và đầy đủ hơn. Điều này có nghĩa là phải “rút ngắn” tiến tới xóa bỏ chênh lệch về thời gian hiệu lực giữa luật và nghị định hướng dẫn; nội dung của nghị định phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Luật, không được “bó” hơn và làm “khó” hơn luật; các thông tư chỉ là hướng dẫn nghiệp vụ có hiệu lực trong nội bộ hệ thống cơ quan nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc chính phủ phải tuân thủ và thực hiện đúng quy đinh của luật, không được ban hành thêm các quy định áp dụng riêng, trái với nội dung của luật và nghị định của Chính phủ.

Hai là, phải rà soát lại các quy định pháp luật có liên quan, phát hiện các quy định chồng chéo, không tương thích để thống nhất lựa chọn quy định phù hợp để áp dụng hoặc bổ sung, sửa đổi nếu xét thấy cần thiết.

Ba là, việc tuân thủ đúng quy định của Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp không chỉ là yêu cầu đối với cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước các cấp, mà cả đối với doanh nghiệp, chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật, đổi mới phương thức quản trị từ lối quản trị thuận tiện sang quản trị khoa học, nâng cao tính minh bạch, nhất là minh bạch về tài chính,v.v... là những yếu tố không thể thiếu để cải thiện và nâng cao năng chất lượng quản trị doanh nghiệp. Đó cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có làm được như vậy, thì các doanh nghiệp mới co thể tận dung được cơ hội và vượt qua được bất lợi từ việc mở từ hội nhập.


Trần Quang Hồng, GV Đại học Quốc gia Hà Nội , 35- Lê Gia Định- Hà Nội, Email: hong.dhqg@yahoo.com - Hỏi: Xin chào Bộ trưởng, xin được hỏi Bộ trưởng 1 câu: Tính bền vững ngày càng tỏ rõ là nhân tố quyết định tốc độ nhanh và chất lượng cao của sự phát triển kinh tế, xã hội nước ta ( chất lượng cao bao gồm cả việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, doanh nghiệp và cả nền kinh tế). Những điều khoản nào của 2 Luật và những cách thức nào trong việc thực hiện 2 Luật để góp phần bảo đảm được tính bền vững ấy? Theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp cần phải làm gì? Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần làm gì? xin chân thành cám ơn Bộ trưởng.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc:

Có thể nói không phải chỉ một số quy định cụ thể mà toàn bộ nội dung và tinh thần của Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư đều hướng vào việc góp phần đạt được sự bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Điều đó thể hiện ít nhất trên các mặt sau đây:

Một là, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư đã và đang thực sự “giải phóng” gia nhập thị trường, đơn giảm hóa tối đa trình tự và thủ tục, giảm chi phí gia nhập thị trường (không chỉ đối với người đầu tư trong nước, mà cả đối với người đầu tư nước ngoài); qua đó, phát huy được sáng kiến và ý tưởng kinh doanh của xã hội, số doanh nghiệp mới được thành lập ngày càng nhiều, huy động được nhiều vốn đầu tư của tư nhân trong nước và nước ngoài vào phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Thành công của Luật Doanh nghiệp năm 2000 đã minh chứng rõ nhận định này.

Hai là, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư đã thể chế hóa được chủ trương bảo đảm, bảo hộ và bảo vệ các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nhỏ, thiểu số, và không phân biệt thành phần kinh tế. Điều đó chắc chắn sẽ góp phần nâng cao độ an tòan về pháp lý và lòng tin của các nhà đầu tư; tạo cho họ sự an tâm, an toàn trong bỏ vốn đầu tư kinh doanh ở nước ta.

Ba là, Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư đã góp phần quan trọng vào việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo lập được một “sân chơi” thông nhất. Đó là bước thay đổi cơ bản góp phần có ý nghĩa vào việc phát triển thể chế kinh tế thị trường ở nước ta. Cơ chế thị thị trường được hoàn thiện sẽ thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp; qua đó, thúc đẩy tập trung, tích tụ, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất. Mở cửa, tự do hóa gia nhập thị trường kết hợp với hoàn thiện thể chế thị trường cũng sẽ là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, nhất là các định chế đầu tư từ nước ngoài. Từ đó, chất lượng đầu tư ngày một nâng cao.

Bốn là, Luật doanh nghiệp đã tạo được khung quản trị tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với  các chuẩn mực quản trị phổ biến đã được thừa nhận. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp định hướng cải thiện cơ cấu và cách thức quản trị của mình; làm cho quản trị của từng doanh nghiệp được minh bạch và rõ ràng hơn. Chính quản trị minh bạch, khoa học là yếu tố không thể thiếu được để doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn của những người khác với chi phí hợp lý, để mở rộng được quy mô và đa dạng hóa được ngành, nghề kinh doanh, v.v... Đồng thời, đó là những yếu tố góp phần giúp doanh nghiệp phát triển một cách ổn định và bên vững.

Năm là, Luật Doanh nghiệp là một mốc quan trọng (có thể là đánh dấu một bước ngoặt) trên quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Nó tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh và mở rộng quy mô cải cách doanh nghiệp nhà nước; làm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo định hướng thương mại, định hướng thị trường nhiều hơn, trong môi trường cạnh tranh nhiều hơn và bình đẳng hơn. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp vừa định hướng vừa thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước thiết lập và cải thiện khung quản trị theo đúng chuẩn mức. Cả hai yếu tố nói trên chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước; một nhân tố rất quan trọng trong duy trì ổn định và phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.

Sáu là, cùng với giảm thiểu thủ tục, chi phí gia nhập thị trường, Luật đầu tư và Nghị định hướng dẫn đã “định hướng” đầu tư vào những ngành, những vùng ưu tiên phát triển bằng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư hợp lý. Qua đó, có thể thúc đẩy phân bố đầu tư hợp lý hơn, cân bằng hơn giữa các vùng, đồng thời, tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh cạnh. Bằng cách đó, Luật đầu tư có thể góp phần vừa sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, vừa góp phần phát triển cân bằng hơn giữa các vùng, miền trong cả nước.

Bảy là, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là 2 trong số các luật kinh tế quan trọng vừa tạo lập, vừa thúc đẩy hình thành tư duy và phương thức mới trong quản lý nhà nước; chuyển cơ bản quản lý nhà nước đối với đầu tư và doanh nghiệp sang phục vụ là chủ yếu. Thực tế cho thấy ngoài việc đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thủ tục gia nhập thị trường, thì việc thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã tạo ra 2 đột phá trong cải cách hành chính: đó là phân cấp triệt để cho chính quyền địa phương trong quản lý đầu tư và doanh nghiệp và tiếp tục bãi bỏ các loại giấy phép không cần thiết, bổ sung sửa đổi, đơn giản hóa thủ tục đối với các loại giấy phép còn tiếp tục sử dụng, hoặc chuyển sang quản lý bằng các công cụ khác không phải là giấy phép, v.v...

Tóm lại, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư sẽ góp phần quan trong và có ý nghĩa vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, và trực tiếp tác động đến phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trên nhiều mặt và nhiều hình thức đa dạng.

Lê Quang Hưng , Quận Đống Đa, Hà Nội, Email: quanghung6789@yahoo.com - Hỏi: Thưa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Là một nhà doanh nghiệp trẻ, tôi rất phấn khởi khi thấy trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều hoạt động tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng và đã chú ý hơn tới việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch trong đó có việc quy định các cơ quan công quyền phải có trách nhiệm cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của người dân. Thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mà trực tiếp là Bộ trưởng Mai Ái Trực đã tổ chức một số cuộc giao lưu trực tuyến. Vậy theo Bộ Trưởng, trong lĩnh vực hoạt động của mình, Bộ KH&ĐT có nên tổ chức hoạt động này thường xuyên hay không? Bên cạnh những nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao phó, với tư cách là Tổ trưởng tổ công tác thi hành 2 đạo luật quan trọng này, Bộ trưởng sẽ có kế hoạch hành động như thế nào và có cam kết gì? Xin chân thành cám ơn Bộ trưởng, chúc sức khoẻ Bộ trưởng.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc:

Trước hết, cám ơn bạn về sự quan tâm, chia sẻ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư với những kết quả và công việc mà chúng tôi đang thực hiện. Về trao đổi thông tin, Chúng tôi chủ trương thường xuyên duy trì trao đổi thông tin với các nhà đầu tư, công đồng doanh nghiệp và những người có quan tâm dưới nhiều hình thức đa dạng. Ngoài giao lưu trực tuyến, như đang làm hôm nay, các doanh nghiệp còn có thể trao đổi trực tiếp với Tổ công tác qua các địa chỉ Email: tocongtac@ciem.org.vn hay vnep@ciem.org.vn hoặc trực tiếp về các số điện thoại 08043670, 8453786, 08044929, 0913571596. Ngoài ra, chúng tôi còn phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam để doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, phản ảnh vấn đề, khó khăn, vướng mắc hay kiến nghị trên trang thông tin điện tử www.vibonline@vcci.org.vn .

Như bạn đã biết, Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được thành lập theo Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2006. Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời và nhất quán nội dung và tinh thần của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Toàn thể 19 thành viên của Tổ công tác đã tỏ rõ quyết tâm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Để thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng giao, Tổ công tác đã họp, thảo luận và thống nhất tập trung vào một số công việc sau đây:

1.  Tập trung theo dõi, đôn đốc và tham gia việc soạn thảo đầy đủ các quy định hướng dẫn thi hành, nhất là các quy định hướng dẫn thống nhất về hình thức và nội dung các hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, hồ sơ đăng ký, thẩm tra đầu tư; chuẩn hoá quy trình đăng ký, thẩm tra và điều chỉnh dự án đầu tư.

2. Phối hợp với các bộ phận chức năng trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hỗ trợ các cơ quan quản lý về đầu tư và doanh nghiệp tại địa phương trong triển khai thi hành Luật.

3. Tập hợp, phân tích những vấn đề vướng mắc của người đầu tư, doanh nghiệp, của cơ quan nhà nước trực tiếp chịu trách nhiệm thi hành luật; trên cơ sở đó, hướng dẫn thống nhất thực hiện hoặc báo báo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có giải pháp phù hợp để thực hiện.

4. Tập hợp, rà soát và kiến nghị bãi bỏ, bổ sung sửa đổi một số quy định về giấy phép kinh doanh.

5. Thực hiện trao đổi trực tuyến về Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, các nghị định hướng dẫn thi hành; tổ chức tập huấn Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các quy định hướng dẫn thi hành luật nhằm nâng cao năng lực cho những cán bộ công chức trực tiếp triển khai thực hiện luật và các quy đinh có liên quan ở các cấp chính quyền địa phương. Tổ chức tập huấn theo vùng phát triển kinh tế xã hội.

6. Định kỳ đánh giá tình hình thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư và kiến nghị những giải pháp.

Chúng tôi hy vọng rằng Bạn, cộng đồng doanh nghiệp và các bên có liên quan liên tục theo dõi và giám sát hoạt động của Tổ công tác, ủng hộ các hoạt động và công việc của Tổ công tác, có ý kiến đánh giá, góp ý và kiến nghị để Tổ công tác có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp và các bên có quan tâm.

LS Nguyen Thi Tan, Công ty Tư vấn Đại Cát Việt , 27 Ngo 3 Huynh Thuc Khang- Ha Noi, Email: daicatviet@fpt.vn - Hỏi: Xin Tổ Công tác cho biết, theo các nghị định mới ban hành, đặc biệt là Nghị định 108, vấn đề cải cách hành chính nhằm thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài được xử lý như thế nào? Vai trò của Bộ KH&ĐT là gì một khi các địa phương đã được quyền quyết định phê duyệt các dự án đầu tư? Xin chân thành cám ơn!

TS.Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM:


Theo quy định mới, Bộ KH và ĐT sẽ không trực tiếp cấp giấy chứng nhận đầu tư. Việc này sẽ do UBND các địa phương, ban quản lý các KCN, KCX thực hiện. Bộ sẽ tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nước về đầu tư như ở các nước có nền kinh tế thị trường khác, như: xây dựng luật pháp chính sách, giám sát thực thi luật pháp chính sách, vận đọng xúc tiến đầu tư, v.v.


hoang bach duong
, Cong ty Schmidt,10 Tran Huy Lieu, QPhuNhuan, TP HCM, Email: duonghb@schmidtbmt.com - Hỏi: Là Giám đốc 1 cty nuoc ngoai hoat động tại Vietnam trong thời gian hơn 10 năm nay, với việc thi hành luật Doanh nghiệp và luật đầu tư mới.Tôi có 1 số câu hỏi sau: 1/ Xin các ông cho biết,  Là những người tham gia soan thảo luat moi, theo các ông, những qui định cụ thể về quản lý nhà nước trong các nghị định đã thật sự hợp lý chưa? Có đúng theo luật của thế giới hay khong? 2/ Với các nhà đầu tư nước ngoài, bộ luật mới có đảm bảo sự bình đẳng giua cac nha dau tu trong nuoc với các nhà đầu tư nước ngoai, giữa quoc doanh với tư nhân? 3/ Theo đánh gía cua 1 so nha dau tu, yeu cau điền cac thong tin trong bản đăng ký đầu tư là qúa phức tạp, chi tiết. Liệu có thể đơn giản hơn không? Xin chan thanh cam on. 

TS.Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM:

1- Theo tôi, những quy định đó là phù hợp với kinh tế thị trường và thực tiễn Việt Nam. Trong qúa trình xây dựng Luật, nghị định, chúng tôi luân tham khảo quy định của các nước, thậm chí còn gửi các dự thảo cho các chuyên gia quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp ý.
2. Luật và nghị định được xây dựng đúng
 theo yêu cầu để đảm bảo sự bình đẳng như bạn nêu.
3- Tôi sẽ đề nghị Cục Đầu tư nước ngoài xem xét đề nghị này cuủ bạn.

pham thi hien , lop luat hoc k27 dai hoc da lat-lam dong, Email: rosewhite_01@yahoo.com - Hỏi: em muon hoi luat doanh nghiep2005 co quy dinh viec chuyen doi cong ty nah nuoc(DNNN truoc day)thanh cong ty TNHH mot thanh vien,vay vi sao lai phai chuyen doi nhu vay?lo trinh chuyen doi nhu the nao?co van ban nao lien quan nao moi nhat den van de chuyen doi nay hay khong?

TS. Trần Tiến Cường - Trưởng ban nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp - CIEM:

Luật DN 2005 có quy định tất cả các công ty NN trong thời hạn 4 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành (1/7/2006) phải chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH và công ty cổ phần. Sở dĩ phải chuyển đổi vì theo quy định của Luật DN 2005, Luật mới thay thế cho Luật DNNN 2003 và hết thời hạn 4 năm thì những doanh nghiệp chưa chuyển đổi sẽ không còn cơ sở pháp lý là Luật DNNN để hoạt động. Lộ trình chuyển đổi căn cứ vào các đề án sắp xếp, đổi mới DNNN và theo tinh thần chuyển đổi của Luật Doanh nghiệp để xác định lộ trình cụ thể cho từng DN.

Nguyễn Thị Toàn , Đống Đa, Hà Nội, Email: toanls80 - Hỏi: Tại sao Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/07/06 mà đến nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn để cho các Ngân hàng Thương mại cổ phần có cơ sở thực hiện? Tại thời điểm hiện nay, khi các Ngân hàng TMCP tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông và thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông tuân theo Luật Doanh nghiệp mới mà chưa có hướng dẫn chi tiết của Ngân hàng Nhà nước thì có đúng không?

ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM:
Về áp dụng LDN thì không nhất thiết mỗi ngành phải có hướng dẫn cụ thể riêng.

Email: hhpg2002@yahoo.com - Hỏi: 1/Theo khoản 4 điều 4 Luật đầu tư: " Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN là thành viên" vậy VN đã ký kết những điều ước quôc tế nào về đầu tư? Luật đầu tư 2005 đã gần gũi với Luật đầu tư của các nước trên thế giới chưa? 2/Một trong những biện pháp để giải quyết tranh chấp trong đầu tư là trọng tài Việt Nam( Điều 12). có những trung tâm trọng tài nào ở VN giải quyết tranh chấp về đầu tư? 3/ Khoản 4 Điều 29 Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư của nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư VN sở hữu từ 51% vốn điều lệ của dn trở lên. Nếu trong quá trình hoạt động tỷ lệ vốn góp thay đổi phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài có tỷ lệ cao hơn của nhà đầu tư trong nước thì DN đó có được áp dụng điều kiện như nhà đầu tư trong nước hay phải thay đổi điều kiện đầu tư?

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Đến nay mình đã ký khoảng 46 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương. Việt Nam chuẩn bị trở thành thành viên WTO, theo đó những nhà đầu tư nước ngòai khi đầu tư vào Việt Nam phải tuân thủ những cam kết quốc tế này và Luật pháp Việt Nam.

Để xây dựng được Luật Đầu tư thì chúng ta đã kế thừa các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngòai và đầu tư trong nước, đồng thời có tham khảo kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các nước ASEAN và Trung Quốc. Theo đó, luật pháp của chúng ta đã tiến tới có những quy định thông lệ quốc tế chung và có những quy định mang tính hấp dẫn hơn so với các nước khu vực.

Hiện nay có Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, theo đó các tranh chấp về đầu tư có thể thỏa thuận để đưa ra trung tâm trọng tài này để giải quyết.

Điều 29 Khỏan 4 Luật Đầu tư quy định điều kiện về gia nhập thị trường. Trong trường hợp nhà đầu tư trong nước chiếm từ 51% trở lên thì nhà đầu tư nước ngòai trong dự án đó được áp dụng điều kiện như nhà đầu tư trong nước. Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngòai chiếm tỷ lệ vốn cao hơn thì phải thay đổi điều kiện đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài.


Lê Đông , Ban quản lý các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu, Email: dongbiza@yahoo.com.vn - Hỏi: 1/Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện trước hay sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư? 2/ Dự án đầu tư trong KCN có được miễn cấp giấy phép xây dựng hay không? (xin vui lòng gửi câu trả lời theo địa chỉ email là dongbiza@yahoo.com.vn, trước đây tôi cũng đã gửi câu hỏi nhưng đánh địa chỉ email sai. Cám ơn!)

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Việc thẩm định thiết kế cơ sở gắn với quá trình xin phép xây dựng, do đó không xem xét trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Quá trình này theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Việc xây dựng trong KCN phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư. Liên quan đến vấn đề xây dựng, theo quy định của Luật Đầu tư thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chỉ thẩm tra về quy hoạch xây dựng đối với dự án thuộc diện thẩm tra.

Nguyễn Chí Kiên , , Email: hunghocvien@yahoo.com - Hỏi: Theo Luật Đầu tư, doanh nghiệp có vốn ĐTNN bao gồm doanh nghiệp do nhà ĐTNN thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà ĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Theo khái niệm này, cách thống kê về ĐTNN ở Việt Nam hiện nay có gì thay đổi so với trước đây không (trước 01/7/2005) ?. Có cách nào đơn giản nhất để thống kê được tất các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hiện đang hoạt động ở Việt Nam theo địa bàn, theo ngành nghề kinh doanh, theo hình thức đầu tư,…? Lâu nay thường hiểu mỗi dự án có vốn ĐTNN là một doanh nghiệp có vốn ĐTNN, hiểu như vậy có đúng không ?. Qua tham khảo một số cuộc điều tra, thống kê về doanh nghiệp có vốn ĐTNN, tôi thấy chỉ thống kê có 2 hình thức đầu tư: doanh nghiệp 100% và doanh nghiệp liên doanh. Thống kê như vậy liệu có bỏ sót doanh nghiệp có vốn ĐTNN không ?. Mong Ban Thư ký của Tổ Công tác thi hành hai luật giải đáp chi tiết. Xin chân thành cảm ơn.

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Đối với ĐTNN, lâu nay vẫn thống kê theo 3 hình thức: 100% vốn nước ngoài; liên doanh; và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo thống kê cho đến nay thì không sót hình thức đầu tư nào. Có chăng chỉ cập nhật chưa kịp với thực tế mà thôi, do các địa phương và Ban QL chậm báo cáo.

Dự kiến trong tương lai, việc thống kê sẽ được nối mạng và cập nhật một cách thường xuyên hơn, chính xác hơn. Theo đó, Nghị định 108 đã quy định cơ chế phối hợp trong hoạt động báo cáo thống kê để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền, đồng thời làm cơ sở cho hoạch định chính sách, quy hoạch cũng như để các nhà đầu tư tham khảo và định hướng hoạt động kinh doanh của mình.

Nguyễn Kiên , Email: hunghocvien@yahoo.com - Hỏi: Theo tinh thần của hai luật mới thì có thể hiểu cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, tôi thấy giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN và doanh nghiệp trong nước vẫn còn có sự phân biệt, điều này cũng là tất yếu. Mong các ông cho biết thêm QLNN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN và doanh nghiệp trong nước ?. Xin chân thành cảm ơn.

TS. Trần Tiến Cường - Trưởng ban nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp - CIEM:

Với tinh thần quốc hội đã ban hành 2 luật thống nhất về doanh nghiệp và đầu tư, và với quyết tâm cải cách môi trường đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết của Đại hội 10 để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, đồng thời để thựchiện các cam kết quốc tế khi trở thành thành viên của WTO, thì quản lý Nhà nứoc đối với các loại hình doanh nghiệp thì phải đảm bảo đúng tinh thần vừa nêu. Tất nhiên, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có một lộ trình theo cam kết quốc tế để tạo một mặt bằng kinh doanh, do đó quản lý Nhà nước phải thực hiện theo lộ trình ấy. Chúng tôi cũng hy vọng quản lý Nhà nước sẽ đảm bảo đúng như guyện vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nguyễn Văn Hùng , , Email: hunghocvien@yahoo.com - Hỏi: Theo Luật ĐTNN, thì cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN của Hà Nội và TP HCM có một số khác biệt so với các tỉnh, thành phố khác. Đặc biệt, gần đây theo Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh Thủ đô thì Hà Nội được cấp phép cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đến 40 triệu USD. Tuy nhiên, theo 2 luật mới thì đã có bước đột phá trong phân cấp QLNN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Địa phương có trách nhiệm quản lý tất cả các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn, ở cả giai đoạn trước cấp phép và sau cấp phép mà không phân biệt số vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư (trừ 14 lĩnh vực hạn chế)…; còn các cơ quan QLNN ở TW chỉ tập trung vào các vấn đề về cơ chế, chính sách, ban hành luật pháp. Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, không nên phân cấp đồng loạt theo cùng một mô hình cho tất cả các địa phương mà cần tính đến yếu tố đặc thù và năng lực của từng nơi để có sự phân cấp cho phù hợp. Vậy với Hà Nội và TP HCM, là thành phố lớn nhất của cả nước, có nhiều đặc thù so với các các tỉnh, thành phố khác thì cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN của Hà Nội và TP HCM có gì đặc thù không?. Mong Ban Thư ký của Tổ Công tác thi hành hai luật giải đáp cặn kẽ cụ thể. Xin chân thành cảm ơn.

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Theo tinh thần của Luật Đầu tư và Nghị định 108, đã triệt để phân cấp cho các địa phương và Ban quản lý KCN, KCX, KCN cao, Khu kinh tế; theo đó, không có sự phân biệt nào giữa các tỉnh, thành phố và Ban quản lý về việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Viet Vu , thanh pho Ho Chi Minh, Email: vntrung2000@yahoo.com - Hỏi: Quý cơ quan có thể giải thích rõ hơn về Vốn pháp định và Vốn đầu tư thực hiện dự án, Vốn điều lệ. Những loại vốn này sẽ tương ứng như thế nào so với quy định cũ trước đây?

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Vốn pháp định là vốn tối thiểu mà theo quy định của pháp luật doanh nghiệp đó phải có. Vốn này chỉ quy định đối với một số ít ngành nghề nhất định.

Vốn điều lệ là vốn do các nhà đầu tư cam kết đóng góp. Đối với lĩnh vực quy định phải có vốn pháp định, vốn này phải bằng hoặc cao hơn vốn pháp định. Còn đối với lĩnh vực không quy định phải có vốn pháp định thì nhà đầu tư tự quyết định mức vốn điều lệ của mình.

Vốn đầu tư là bao gồm vốn của nhà đầu tư và vốn huy động, trong đó có cả vốn vay.

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài trước đây thì đối với tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông thường phải có vốn pháp định ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu tư. Như vậy, quy định hiện hành đã bỏ quy định này, thông thoáng hơn cho nhà đầu tư.

Le Minh Tam , 29 Le Duan SaigonTower Phong 1101 P Ben Nghe Q I TP HCM, Email: tamlesg @gmail.com - Hỏi: Cty chung toi la cty LD hoat dong ve xuat khau go tram bong vang va bach dan dam manh ,thuoc lanh vuc dau tu co dieu kien phai dau tu trong rung de on dinh nguon nguyen lieu dau vao , nay theo luat dau tu moi , trong danh muc dau tu co dieu kien khong qui dinh lanh vuc phai dau tu trong rung nhu truoc . Vay xin hoi nhu vay Cty chung toi tu nay hoat dong se khong can phai dau tu trong rung nua phai khong , va co the tu to chuc di thu mua nguyen lieu de san xuat va xuat khau phai khong ? Thanh that cam on

TS.Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT:


Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Luật Đầu tư năm 2005 đã loại bỏ các quy định trái với quy chế của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó có quy định về việc yêu cầu nhà đầu tư phải phát triển vùng nguyên liệu đối với các dự án đầu tư trong các lĩnh vực như sản xuất mía đường, chế biến sữa, chế biến gỗ v.v. Đối với công ty của bạn, vấn đề đặt ra là phải bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất. Trong quá trình tổ chức thu mua nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu, công ty bạn phải tuân thủ các quy định tại Luật Bảo vệ rừng và pháp luật liên quan.

 

Đặng Thanh Sơn , Phòng Doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Hà Nam, Email: dangthanhson.ubnd@hanam.gov.vn - Hỏi: Điều 37 nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 có quy định các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Vậy theo chúng tôi hiểu thì các dự án đầu tư không nằm trong danh mục các dự án đó sẽ do UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư không phân biệt nguồn vốn và quy mô vốn đầu tư có đúng không? UBND tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho tất cả các dự án kể cả dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư có đúng không?

TS.Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM:

Đúng như vậy.



Đặng Đông , TPHCM, Email: kittydangdong@yahoo.com - Hỏi: Xin kính chào các chuyên gia. Hiện nay tôi đang theo học Luật, trong quá trình nghiên cứu tôi có một số thắc mắc sau: Trong buổi giao lưu ngày 12/6 các chuyên gia đã trả lời là theo luật cũ (luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngòai trước đây) thi nhà đầu tư nước ngòai chỉ được thành lập CTTNHH va họat động theo nguyên tắc nhất trí, thế nhưng tôi tìm mà không thấy quy định này ở đâu? mà chỉ thấy nhà đầu tư nước ngòai được thành lập công ty 100% vốn nước ngòai và DNLD? Thứ hai là hiện nay theo luật doanh nghiệp 2005, đã có nghị định 88 hướng dẫn về đăng ký kinh doanh nhưng tôi không thấy có quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ như gia đình tôi đang thành lập công ty tư vấn đầu tư và họat động sử dụng vốn, theo thông tư 07/2001 quy định về mã ngành của các ngành nghề kinh tế quốc dân thì có ngành kinh doanh tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư và sử dụng các nguồn tài chính, tư vấn quản lý khác. Thế nhưng, Sở kế họach đầu tư trà lời tôi là không cấp phép cho kinh doanh tư vấn pháp luật, còn tư vấn đầu tư thì được nhưng sử dụng các nguồn tài chính thì không được, vì đó là ngành có điều kiện.VẬy cho tôi hỏi, quy định về ngành nghề có điều kiện có thể tìm được ở đâu? Tại sao ngành nghề "tư vấn đầu tư và hoạt động sử dụng vốn có mã ngành theo thông tư 07/2001 mà lại không đuợc đăng ký theo đó mà chỉ được ghi trong gíây đề nghị đăng ký kinh doanh là "tư vấn đầu tư", và cũng không được ghi mã ngành quy định trong thông tư 07 vào giấy đề nghị theo mẫu mà chỉ được ghi nội dung ngành nghề mà thôi. Tôi rất mong nhận được sự giải thích của các chuyên gia, vì tôi đã hỏi sở kế họach đầu tư nhiều lần mà không được trả lời thõa đáng, không được giải thích rõ ràng.Hiện nay tôi không biết có được thành lập công ty tư vấn đầu tư và sử dụng các nguồn tài chính hay không? VÀ đó có là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không? Nếu có thì đó là điều kiện gi? Thứ ba: Về việc đặt tên doanh nghiệp, tôi thấy theo luật DN 2005 thì quy định vẫn còn hạn chế. Phải là tên tiếng Việt phát âm được. Mà nhiều khi ý tưởng và tâm huyết kinh doanh không cho phép người kinh doanh tìm được tên tiếng Việt tương ứng. Vì bản thân ý tưởng đó đã tạo nên tên doanh nghiệp từ tiếng Anh chẳng hạn, và khi viết tắt thì nó bộc lộ hết tâm huyết và ngành nghề mà người kinh doanh mong muốn thực hiện. Nhưng để dịch sang tiếng Việt thì quá dài. không thể dịch được. hoặc là khôngcó nghĩa gì hết. Như vậy sẽ rất phức tạp cho người kinh doanh, làm ảnh hưởng đến tâm huyết kinh doanh của họ vì tên doanh nghiệp đã không phản ánh được ngành nghề, chiến lược của họ. Bên cạnh đó, tên viết tắt lại không được sử dụng chính thức tại trụ sở, trên giấy tờ giao dịch.... Như vậy cho dù doanh nghiệp cố tìm cho mình tên tiếng Việt để khi viết tắt đảm bảo được tên như mình mong muốn thì cũng không thể sử dụng chính thức. Theo tôi, đây là vấn đề nhỏ nhưng không phải là không quan trọng, vì rõ ràng sẽ hạn chế một số người có tâm huyết kinh doanh. Xin chân thành cám ơn.

TS. Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT:

Về một số khía cạnh trong câu hỏi của bạn Đông, tôi có ý kiến như sau:

Thứ nhât, đúng là NGhị định 88 về đăng ký kinh doanh không quy định danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mà Nghị định này chỉ quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục và cơ quan đăng ký kinh doanh. Về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh của các ngành nghề đó được quy định tại các văn bản quy phạm pháp Luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định) tương ứng. Ví dụ khi bạn kinh doanh ngành nghề Karaoke, vũ trường thì phải tham khảo Nghị định 11; kinh doanh chứng khoán thì theo nghi định 144 (sau này là Luật Chứng khoán), ...

Thứ hai, liên quan đến việc kinh doanh lĩnh vực  tư vấn đầu tư, hiện nay tôi chưa thấy có văn bản QPPL nào quy định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Thứ ba, ngành nghề kinh doanh sử dụng trong đơn vị kinh doanh hiện nay được thực hiện theo quy định tại NGhị định 88. Theo đó, bạn có thể tham khảo danh mục Hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định 75 và Quyết định 143 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống Kế để lựa chọn ngành nghề thích hợp.
Thứ tư, về tên doanh nghiệp, Luật Doanh Nghiệp 2005 và Nghị định 188 về đăng ký kinh doanh đã quy định tương đối rõ. Tuy nhiên, nếu hiểu tên doanh nghiệp như là một yếu tố thuộc khái niệm tên thương mại thì bạn có thể tham khảo thêm các quy định tại Luật THương mại và Nghị định 54, quiy định sở hữu công nghiệp về tên thương mại, chỉ dẫn địa lý...

Nguyen Thi Thuy , 8 Duong 4A .Phuong Binh Tri Dong, Quan Binh Tan, Email: Nhisiu@yahoo.com - Hỏi: 1. Xin chào các chuyên gia, tôi xin được hỏi 2 câu: 1/ đã lâu trong giới doanh nghiệp và trên báo chí, có luồng ý kiến khá thống nhất và mạnh mẽ là: Hai luật không nhất quán, thậm chí có những chỗ không tương thích mà mâu thuẩn với nhau, nói chung Luật doanh nghiệp mở ra, Luật đầu tư bó lại. Xin các Ông cho biết, sự thật là thế nào khi đi vào các Nghị định hướng dẫn thi hành ? 2/. Những điều khoản nào trong các Nghị định đã cụ thể hóa những điểm chưa rõ và đã phát triển thêm những điểm chưa đủ trong 2 luật để tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư và cho doanh nghiệp? xin chân thành cám ơn.

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Bạn hiểu như thế là chưa chính xác. Về mặt nguyên tắc, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là tương thích với nhau. Tuy nhiên, do cách thể hiện trong văn bản có thể có chỗ dẫn tới cách hiểu như của bạn. Ví dụ, điểm tương thích là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đều quy định nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư; hoặc quy định nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư mà đồng thời gắn với thành lập doanh nghiệp thì trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư phải có hồ sơ về đầu tư và hồ sơ về đăng ký kinh doanh.

Nghị định 108 đã quy định chi tiết một số nội dung của Luật Đầu tư. Với những căn cứ pháp lý này các họat động đầu tư có thể được triển khai. Tuy nhiên, chúng tôi đang chờ tổng hợp thực tiễn nếu cần thiết thì sẽ ban hành thêm Thông tư để quy định rõ hơn, nếu không vướng mắc lớn thì không ban hành Thông tư nữa.

Vu Thi Thu , Trường Đại Học New South Wales, Sydney, Australia, Email: pista_thu@yahoo.com - Hỏi: Tôi là một sinh viên hiện đang học tập tại Úc. Rất cám ơn VNEP đã tạo điều kiện để tôi có thể trao đổi những vấn đề còn thắc mắc liên quan đến việc thi hành hai luật. Xin các ông cho biết, về quản lý nhà nước đối với đầu tư và đối với doanh nghiệp, nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ, của các Bộ, của các chính quyền địa phương, có những gì khác trước? Tại sao lại khác đi như thế? Theo các ông, việc thay đổi đó sẽ tạo nên những thuận lợi gì và có gây khó khăn gì không cho các nhà đầu tư và cho các doanh nghiệp? xin cám ơn các chuyên gia. Vũ Thị Thu"

TS.Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM:


Theo hai Luật mới, quản lý nhà nước về đầu tư, doanh nghiệp có nhiều đổi mới và phù hợp với kinh tế thị trường, không có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Nhà đầu tư, doanh nghiệp được tự do kinh doanh, đầu tư trong tất cả những lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm.


Hoàng Yến , Thanh Xuân, Hà Nội, Email: joyce_vu82@yahoo.com - Hỏi: 1. Trên cùng 1 địa bàn hoạt động, nếu đã có Công ty TNHH Hồng Hà, một Công ty khác mới thành lập đặt tên là Công ty cổ phần Hồng Hà hoặc Ngân hàng TMCP Hồng Hà... thì có vi phạm về đặt tên Doanh nghiệp không? 2. Cũng trường hợp như trên nhưng khác địa bàn thì như thế nào?

ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM:

 

Theo LDN thì công ty TNHH Hồng Hà và Công ty cP Hồng Hà là hai tên không trùng và không gây nhầm lẫn. Theo NĐ 88/2006/nĐ-CP thì hai công ty này trùng tên riêng và được coi là gây nhầm lẫn.
Theo khoản 2 Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 thì áp dụng theo quy định của LDN.


Phan Thu Hà, Giám đốc Công ty Hoàng Hà, TP Vinh , 143-Nguyen Phong Sac, TP Vinh, Email: hhcom@yahoo.com - Hỏi: Kính gửi Tổ Công tác! Tôi có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài và được biết Nghị định 78 đã quy định về vấn đề này. Xin các ông nói rõ hơn về các điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, và những khó khăn tiềm năng nào mà các doanh nghiệp ở địa phương chúng tôi có thể gặp phải? Xin cám on!

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 78 thì điều kiện đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư tại Việt Nam gồm: (1) phải có dự án đầu tư; (2) thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam; (3) thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài; (4) phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Phạm Thường Minh , Ban Quản lý các KCN BR-VT, Email: minhvtip@yahoo.com.vn - Hỏi: 1. Tại mục d Khoảnh 1 Điều 45 thẩm tra đối với DA đầu tư có qui mô VĐT từ 300 tỷ đồng VN trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện đã qui định: trong hồ sơ thẩm tra có giải pháp về môi trường. Xin hỏi "giải pháp về môi trường" đây có phải là Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường do cơ quan có thẩm quyền nhà nước cấp hay không? Hiện nay CQ chúng tôi đều đòi hỏi nhà ĐT phải có giấy chững nhận đạt tiêu chuẩn MT mới xem xét thẩm định đúng hay sai? Trường hợp nhà ĐT có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn MT nhưng không được cấp giấy CNĐT thì chi phí xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn MT (thường chi phí rất cao) sẽ giải quyết như thế nào nếu nhà ĐT có kiến nghị.

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Trong nội dung thẩm tra theo quy định của Luật Đầu tư, thì có nội dung thẩm tra về môi trường. Tuy nhiên, các giải trình liên quan đến vấn đề môi trường thì phải theo pháp luật về môi trường. Vì theo Điều 1 - Nghị đinh 108 và Điều 5 - Luật Đầu tư, những quy định liên quan đến lĩnh vực đặc thù thì phải theo pháp luật chuyên ngành. Theo đó, vấn đề môi trường là vấn đề đặc thù phải theo pháp luật về môi trường.

Nguyễn Việt Khoa , Khoa Luật kinh tế Đại ho5ckinh tế thành phố hồ chí minh( 279 Nguyễn tri phương Q10, TP.HCM), Email: kvnguyen79@yahoo.com.vn - Hỏi: Xin cho hỏi khi nào có hướng dẫn chính thức về tập đoàn kinh tế?

TS. Trần Tiến Cường - Trưởng ban nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp - CIEM:

Tập đoàn kinh tế là 1 cách thức hoạt động kinh doanh của 1 nhóm công ty có quy mô lớn, có quan hệ với nhau về đầu tư, tài chính, công nghệ, và các quan hệ liên kết kinh tế khác. Về cơ bản, Tập đoàn kinh tê (TĐKT) được hình thành và hoạt động dựa trên mối quan hệ công ty mẹ-công ty con. Hiện nay, mối quan hệ công ty mẹ-con đã được thể chế hoá trong Nghị định 153/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, việc hướng dẫn về Tập đoàn kinh tế là không cần thiết. Vấn đề đáng lưu ý đối với các TĐKT là kiểm soát được mối quan hệ về tài chính và nhân sự quản lý giữa công ty mẹ và công ty con cũng như giữa các công ty trong tập đoàn.

Vũ Chính , Block 7, Topayoh, Singapore, Email: vuchinh68@yahoo.com.sg - Hỏi: Xin Tổ công tác cho biết quy trình đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp trong nước có những điểm gì mới và tiến bộ hơn so với các quy định cũ? Đối với các dự án do Việt kiều đầu tư tại Việt Nam, pháp luật có những ưu đãi đặc biệt nào không so với các dự án của nhà đầu tư nước ngoài? Xin cám ơn các ông!

TS. Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT:

 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, thời gian tối đa để giải quyết việc đăng ký kinh doanh là 10 ngày; luật Doanh nghiệp 1999 là 15 ngày; hồ sơ trình tự thủ tục và một số yếu tố của hồ sơ cũng đã được quy định rõ và cụ thể tại Luật; đối tượng thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh cũng được mở rộng hơn; loại hình doanh nghiệp có thêm loại hình công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn về loại hình tổ chức kinh doanh.

Phạm Thanh Tùng,  Học viện Ngân hàng, Email: tungbirmingham@yahoo.com - Hỏi: Xin chào các chuyên gia, cách đây mấy tháng, tôi cũng đã theo dõi bàn tròn trực tuyến giới thiệu về 2 luật trên VNEP, tôi thấy rất hay. Cám ơn Viện Quản lý kinh tế đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia diễn đàn này. Hôm nay tôi xin được hỏi các chuyên gia thành viên của tổ công tác: Với việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành hai Luật, các thủ tục về việc thành lập, vận hành và hoạt động của doanh nghiệp có gì đơn giản và thuận tiện hơn trước? và theo đánh giá của các ông thì liệu có còn tồn tại các thủ tục khó khăn, phiền nhiễu không? Xin chân thành cám ơn các ông và mong các ông sẽ tiếp tục duy trì hoạt động đối thoại trực tiếp như hôm nay.

TS.Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM:

Nếu bạn đọc nghị định mới về đăng ký kinh doanh và các mẫu biểu do Bộ KH và ĐT mới ban hành, bạn sẽ thấy các thủ tục về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam đã rất đơn giản. Vì không có thời gian, nên tôi không thể liệt kê được. Mong bạn thông cảm!



Nguyễn Tiến Hùng , 273 Kim Mã, Ba Đình,Hà Nội, Email: tienhungkt26c@yahoo.com - Hỏi: Việc quy định trong các điều lệ công ty là các cổ đông có dưới 1000 cổ phiếu thì khi tham dự đại hội đồng cổ đông thông qua người đại diện có trái với các quy định của pháp luật không?

ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM:

 

Quy định như vậy là vi phạm quyền của cổ đông, trái với nội dung của Luật Doanh nghiệp

Nguyen Thu Ha , Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Email: hant@hapi.gov.vn - Hỏi: 1. Hướng dẫn cách ghi mã số ngành nghề kinh doanh trong Giấy CNĐT, Giấy CNĐKKD (ghi mã cấp 1, 2, 3, 4 hay cả 4 cấp? Trường hợp không xác định được đến cấp 4?..). DN sẽ tự xác định mã ngành hay cơ quan cấp ĐKKD phải xác định khi cấp Giấy CNĐKKD? Đối với những ngành nghề không có sẵn trong mục ngành nghề thì ghi mã thế nào? Trong danh mục ngành nghề có nhiều nhóm ngành của các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức Đảng... Vậy DN đăng ký những ngành này thì phải xử lý thế nào?

TS. Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT:

Việc ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được ghi theo ngành cấp 4 của phân ngành kinh tế quốc dân. Cả doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh cùng xác định mã ngành. Lưu ý là, mã ngành này chỉ phục vụ công tác thống kê. Đối với ngành nghề chưa có trong phân ngành kinh tế quốc dân thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi ngành nghề đó vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thong báo cho cơ quan thống kê biết để bổ sung mã mới. Phân ngành kinh tế quốc dân là để phục vụ công tác thống kê, bao quát tất cả lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, trong đó có nhiều lĩnh vực không thuộc lĩnh vực kinh doanh. Do đó không thể đăng ký kinh doanh.

Thanh Mai , Ha long- Quang Ninh, Email: thanhmai130978 - Hỏi: 1 Công ty là DNNN, trực thuộc NHTM, là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.Theo quy định mới của Pháp luật thì Công ty phải có hội đồng quản trị.Vì vậy, Công ty đó đã được phê chuẩn NHTM TW- NHNN quyết định bổ nhiệm các thành viên trong HDQT và Ban kiểm soát của Công ty, bên cạnh đó Công ty cũng thay đổi Giám đốc và Điều lệ của Công ty. Vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp Công ty có phải thay đổi đăng ky với So KHĐT khong và cần những thủ tục gì? được quy định tại Điều nào Luật doanh nghiệp. Kính mong nhận dưoc sụ hướng dẫn của Tổ công tác.

TS. Trần Tiến Cường - Trưởng ban nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp - CIEM:

Vấn đề này bạn hỏi chưa được rõ lắm về địa vị phap lý của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là đã chuyển sang Luật Doanh nghiệp chưa? Nếu đã chuyển sang hình thức Công ty TNHH 1 thành viên trước khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thì tổ chức quản lý theo mô hình có Hội đồng quản trị hoặc mô hình chủ tịch công ty. Sau khi luật có hiệu lực, doanh nghiệp phải có chuyển đổi lại theo quy định của Luật DN 2005. Tức là, theo mô hình Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty. Do có những thay đổi này, nên điều lệ cũng phải thay đổi lại và phải đăng ký lại. Trường hợp chưa chuyển đổi mà có HĐQT và BKS, nếu tôi hiểu đúng tức là đang hoạt động theo Luật DNNN thì trong trường hợp Nhà nước tiếp tục giữ 100% vốn thì phải chuyển đổi theo lội trình chuyển sang Công ty TNHH 1 thành viên theo Nghị định 95/2006/NĐ-CP và đương nhiên phải đăng ký lại. Thủ tục đăng ký tuân thủ theo quy định của Thủ tục đăng ký kinh doanh mà Chính phủ vừa mới ban hành.

Van Bich Hang , Trung Tu - Dong Da - Hanoi, Email: vbhang0106@yahoo.com - Hỏi: Kinh gui To cong tac thi hanh Luat doanh nghiep va Luat dau tu! Toi co mot so cau hoi lien quan den Luat dau tu nhu sau, rat mong nhan duoc cau tra loi tu To cong tac. 1. Luat dau tu quy dinh, nha dau tu nuoc ngoai lan dau dau tu vao Vietnam phai co du an dau tu. Vay thi neu nha dau tu nuoc ngoai co nhieu du an dau tu va muon xin duoc cap chung nhan dau tu cung mot thoi diem thi co duoc hay khong? Hay phai xin Giay chung nhan dau tu va Giay dang ky kinh doanh chi cho mot du an va sau khi da duoc cap Giay chung nhan dau tu va Giay dang ky kinh doanh moi lam ho so dieu chinh giay dang ky kinh doanh va giay chung nhan dau tu? 2. Neu mot doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai da duoc cap phep dau tu truoc ngay 1/7/2006, den nay muon chuyen dia diem sang mot tinh khac, vay thi ho so xin dieu chinh giay phep dau tu se phai nop tai So KH&DT cua tinh nao (noi da cap Giay phep dau tu hay So KH&DT noi chuyen dia diem den hay nop ho so tai So KH&DT cua ca 2 tinh). 3. Theo quy dinh cua Luat dau tu, linh vuc dau tu co dieu kien cung bao gom ca cac linh vuc trong cac dieu uoc quoc te ma Vietnam tham gia ky ket. Tuy nhien, tren thuc cac dieu uoc quoc te do khong duoc pho bien mot cach cong khai va nhu vay se khien cho quy dinh cua Luat dau tu se van chi la quy dinh trong luat. Vay khi nao thi cac nha dau tu co the tiep can cac dieu uoc quoc te do va co the tim cac van ban do o dau? 4. Hien nay, Luat dau tu 2005 da cho phep nha dau tu nuoc ngoai dau tu vao linh vuc phan phoi. Tuy nhien, lai chua co Nghi dinh huong dan thi hanh Luat thuong mai ve hoat dong phan phoi hang hoa. Hien nay nha dau tu nuoc ngoai rat quan tam den thi truong phan phoi cua Vietnam song chua co mot co so phap ly nao de ho co the thuc hien dau tu. Vay theo To cong tac, viec cham tre nay co lam giam di nhung diem moi cua Luat dau tu dac biet trong viec mo cua thi truong.

TS.Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM:

 

1-  Một trong những nội dung đổi mới rất quan trọng của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 là cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp đa dự án thay vì doanh nghiệp gắn với từng dự án cụ thể trước đây. Do vậy, khi nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư tại Việt Nam có nhiều dự án cùng một lúc thì họ hoàn toàn có thể đăng ký đầu tư vào nhiều dự án và lập doanh nghiệp để triển khai các dự án đó.

2-   Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 1/7/2006 có thể đăng ký lại thành doanh nghiệp đa dự án theo Luật Doanh nghiệp 2005 và khi có nhu cầu đầu tư ra tỉnh khác thì đăng ký đầu tư tại tỉnh đó. Trường hợp không đăng ký lại, doanh nghiệp đó có thể đăng ký đầu tư tại tỉnh khác đó và lập doanh nghiệp mới tại tỉnh đó để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh mới

3-   Các điều ước quốc tế bao gồm cả thỏa thuận gia nhập WTO sẽ được công bố công khai. Ví dụ: Theo tôi được biết, ngày 7/11/2006 tới trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ KH và ĐT, Bộ Thương mại, UBHTKTQT sẽ công bố thỏa thuận bằng tiếng Anh và ngày 15/11/2006 tới bằng tiếng Việt. Do vậy, nhà đầu tư có thể tham khảo để thực hiện.



Hồ Duy Hòa , TPHCM, Email: phapsumap@yahoo.com - Hỏi: hỏi "khi gia nhập WTO các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay theo em được biết là tòan sản xuất theo những máy móc thiết bị cũ lạc hậu thi khi gia nhập WTO sẽ ra sao. và nếu những thiết bị máy móc đóko được phép sử dụng thì sẽ phải giải quyết ra sao. khi gia nhập như thế thì môi trường kinh doanh của việt nam có mứac cạnh tranh cao hơn nhưng khi đó nhà nước có chế dộ ưu tiên nào đối với DNNN với các DN khác như hiện tại không? "

TS.Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM:

 

Ngày 7/11/2006 tới, bạn có thể sẽ được tiếp cận với tất cả những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. WTO đòi hỏi phải đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nói riêng phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm đổi mới vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vươn lên. Hiện tượng như bạn nêu cũng có nhưng không phải là phổ biến. Hơn nữa, cũng xin lưu ý thêm rằng, chúng ta cũng có những bảo lưu về mở cửa thị trường để bảo hộ hợp lý và có thời hạn đối với một số lĩnh vực.



Cù Thị Diệp Linh , 124-Võ Thị Sáu-Phường Thắng Tam-TP Vũng Tàu, Email: dieplinhvt@yahoo.com - Hỏi: Tôi xin có câu hỏi như sau: trong thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư có cần phải có thiết kế cơ sở hay không?

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Không. Theo quy định của pháp luật đầu tư, thì trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì không phải có thiết kế cơ sở. Anh/chị có thể tham khảo quy định tại Quyết định 1088 ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc ban hành các mẫu liên quan đến thủ tục đầu tư.

Lê Văn Minh , Ban Quản lý các KCN Bà Rịa-Vũng Tàu, Email: minhip85@yahoo.com - Hỏi: Khoản 2, Điều 5 của Luật Đầu tư năm 2005 quy định: "Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó". Vậy xin hỏi, Hoạt động đầu tư đặc thù là gì? Bao gồm những lĩnh vực nào, nếu có thể cho danh mục lĩnh vực thuộc hoạt động đầu tư đặc thù. Các dự án đầu tư vào các KCN đã được quy hoạch, có phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trươc khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư? Xin chân thành cảm ơn.

TS.Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT:

 

Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Hoạt động đầu tư đặc thù ở đây được hiểu là hoạt động đầu tư trong các luật pháp chuyên ngành có quy định riêng. Ví dụ, đầu tư vào ngân hàng thì thục hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm, thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm...

Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sẽ tiến hành tổng hợp đầy đủ danh mục các lĩnh vực đầu tư đặc thù và sẽ công bố trên Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian tới.
 

Nguyen Minh Long , 25A Tran Duy Hung-Ha Noi, Email: longnm@uhyvietnam.com.vn - Hỏi: Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư ngày 29/11/2005. Tôi xin hỏi, Bộ Kế hoạch đầu tư có ban hành tiếp Thông tư để hướng dẫn Thực hiện NĐ108 hay không. Nếu không có Thông tư ban hành thì sẽ có Thông tư để bãi bỏ hiệu lực của các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 hay không.Theo Luật Đầu tư mới, sau khi kết thúc quá trình đầu tư, Doanh nghiệp FDI có phải lập báo cáo quyết toán công trình và tình hình thực hiện vốn đầu tư tại Việt Nam hay không (giống như hướng dẫn tại Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000). Nếu có, Bộ Kế hoạch đầu tư có ban hành Thông tư để sửa đổi Thông tư 12 như trên hay không.Hợp đồng kiểm toán Báo cáo thực hiện vốn đầu tư của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, chế xuất ký trước ngày NĐ108 có hiệu lực,Báo cáo thực hiện đầu tư đã được kiểm toán của doanh nghiệp trong trường hợp này có được phê duyệt theo hướng dẫn tại thông tư số 12/2000/TT-BKH hay không. Kính mong Tổ Công tác giải đáp

TS.Đinh Văn Ân - Viện trưởng CIEM:


Để khắc phục tình trạng việc thi hành Luật phải chờ đợi nghị định, việc thi hành nghị định phải chờ thông tư hướng dẫn, Bộ KH và ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng chấp nhận thực thi ngay nghị định hướng dẫn thi hành mà không cần phải có thông tư hướng dẫn. Trong quá trình thực thi Luật và nghị định nếu phát hiện những vấn đề cần phải hướng dẫn, Bộ KH và ĐT sẽ tập hợp, nghiên cứu để hướng dẫn nếu thấy cần thiết.

Luật Đầu tư 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài. Do vậy, khi nghị định 108/NĐ-CP được ban hành thì tất cả những quy định trước đây như bạn hỏi đều không còn hiệu lực.




Tạ Quang Tuấn , Công ty vật tư vận tải và xếp dỡ- Cẩm đông Cẩm phả Quảng ninh, Email: vtx_mts@hn.vnn.vn - Hỏi: Chúng tôi có một số công trình khong cần phải dùng các thiết bị máy móc đắt tiền mà muốn sử dụng các thiết bị đã qua sử dụng giá rẻ chất lượng rất tốt, đầu tư sẽ có hiệu quả. Vậy từ khi lập dự án tôi đã đưa ra dự kiến mua thiết bị đã qua sử dụng. Vậy khi mua như vậy thì đúng hay sai.

TS.Đỗ Nhất Hoàng - Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ KH&ĐT:

Trả lời:

Việc sử dụng thiết bị đã qua sử dụng để giảm giá thành trong quá trình sản xuất kinh doanh là thuộc quyền tự chủ của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị đã qua sử dụng này phải bảo đảm đáp ứng các quy định của pháp luật về môi trường.

Trần Thu Lan , Công ty Giải pháp Tài chính chuyên nghiệp - 241 Khuất Duy Tiến - TX, HN., Email: orkidvn@yahoo.com - Hỏi: Việc Luật Doanh nghiệp quy định: đối với những ngày nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì bắt buộc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải có chứng chỉ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiêuc Công ty muốn kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó có từ 2 hoặc 3 ngành nghề cần có chứng chỉ nhưng Giám đốc hoặc tổng giám đốc thì lại không thể có đủ các loại chứng chỉ này. Vậy việc quy định như vậy có hạn chế bớt quyền tự do kinh doanh của Doanh nghiệp hay không (khác quy định trong Luật DN năm 2000: chỉ cần những người có chức danh quản lý của c.ty trở lên có chứng chỉ hành nghề thì c.ty đã được kinh doanh các ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề)? Xin cảm ơn!

ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM:

•Luật doanh nghiệp không đặt ra yêu cầu cụ thể về chứng chỉ hành nghề;

–Về yêu cầu chứng chỉ hành nghề như điều kiện kinh doanh, áp dụng theo luật, pháp lệnh và nghị định “chuyên ngành”. Ở đây:“Giám đốc hoặc tổng giám đốc và người khác” được hiểu như là một “khối” chủ ngữ, không phải là tất cả họ đều phải có. Điều này có nghĩa là họ cùng nhau có số chứng chỉ tương ứng với số ngành, nghề đăng ký đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề.

•Quy định của LDN năm 2005 có phần thoáng hơn so với LDN 1999.

Dat gia , 25 Trần Duy Hưng, Email: datpg@uhyvietnam.com.vn - Hỏi: Công ty chúng tôi là Công ty Cổ phần và đang thuê nhà một thành viên trong Công ty. Hiện tại thành viên này muốn góp vốn bằng quyền sử dụng ngôi nhà trong 20 năm với giá trị là 4 tỷ đồng. Liệu góp vốn bằng hình thức này có hợp lý không?

TS. Trần Tiến Cường - Trưởng ban nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp - CIEM:

Theo quy định của Luật DN 2005, việc góp vốn của các thành viên trong công ty CP trên cơ sở thoả thuận với nhau. Đối với việc góp vốn bằng quyền sử dụng nhà dựa trên nguyên tắc như vậy. Giá trị cụ thể do các thành viên trong công ty quyết định.

Nguyen Tuan , TPHCM, Email: hienkhanh612@yahoo.com - Hỏi: Nghị định 88/2006 của chính phủ ngày 28/07/2006 hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005 về đăng ký kinh doanh rất rõ ràng và chi tiết và đã có hiệu lực thi hành nhưng tại sao lại không áp dụng được ngay? Tại Sở KHĐT TPHCM,doanh nghiệp phải tiếp tục chờ thông tư hướng dẫn khi muốn thay đổi thành viên sáng lập công ty cổ phần và một số thủ tục khác nữa...

TS. Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT:

 

Trước khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, Bộ KH - ĐT đã có văn bản hường dẫn các địa phương thực hiện đăng ký kinh doanh bình thường trên cơ sở các nội dung quy định của Luật DOanh nghiệp 2005 và các quy định tại các văn bản hường dẫn Luật Doanh nghiệp 1999 mà không trái với quy định của Luật DOanh nghiệp 2005. Đồng thời, ngày 29/8/2006 , CHính phủ cũng đã ban hành Nghị định 88 rất rõ ràng và chi tiết như bạn nhận xét (Nghị định này đăng Công báo ngày 12/9/2006) và ngày 19/10/2006,  Bộ KH - ĐT cũng đã có ban hành Thông tư số 03 hường dẫn thi hành Nghị định này. Như vậy, theo tôi không phải đợi.

Hồ Quang Vịnh , Email: hoquangvinh_py@yahoo.com.vn - Hỏi: Câu 1, Theo qui định tại điều 57 của Luật Doanh nghiệp “ Giám đốc... phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề chủ yếu của công ty”. Vậy, 01 công ty TNHH chuyên phân phối sản phẩm thuốc tân dược nhưng Giám đốc “thực” của công ty- trên thực tế -lại không cần thiết phải có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này. Như thế liệu qui định của Luật có gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của công ty và sự danh chính ngôn thuận của những người có năng lực chăng? Câu 2, Chúng tôi đang làm đại lý phân phối cho 01 công ty TNHH. Hiện nay, chúng tôi muốn thành lập Cty TNHH 01 thành viên với chủ sở hữu là cá nhân. Về bản chất chúng tôi vẫn là đại lý cho công ty nọ. Vậy, các thủ tục thành lập công ty TNHH 01 thành viên với chủ sở hữu là cá nhân bao gồm những gì? Luật DN 2005 điều chỉnh mối quan hệ của chúng tôi là như thế nào, theo hình thức nào? Xin chân thành cảm ơn!

ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM:

 

Thực tế Ông giám đốc đó đã là người có kinh nghiệm tương ứng.
Về thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên đã được quy định rất rõ trong NĐ 88/2006/NĐ-CP. Cụ thể hồ sơ bao gồm đơn ĐKKD, điều lệ công ty và một số bản sao giấy tờ về nhân thân khác. Hồ sơ nộp tại phòng ĐKKD cấp tỉnh và nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện tại Đ.24 LDN thì công ty sẽ đuợc cấp GCNĐKKD.


Hoàng Minh Đức , 44 B Lý Thường Kiệt, Email: hoangduc@vilaf.com.vn - Hỏi: Luật Doanh nghiệp 1. Nguyên tắc bầu dồn phiếu được thực hiện như nào. Tỷ lệ 65% có áp dụng cho việc bầu dồn phiếu hay không? 2. Việc các thành viên ký một thỏa thuận về biểu quyết theo đó một cổ đông sẽ thực hiện việc biểu quyết quyết định của một cổ đông khác có vi phạm quy định về biểu quyết trực tiếp của Luật Doanh nghiệp không? 3. Luật DN yêu cầu người đại diện theo pháp luật của DN phải thường trú tại Việt Nam. Xét đến việc xin tiêu chuẩn thường trú là rất khó, quy định này được hiểu và giải thích như nào và ở đâu?

ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM:

 

Tỷ lệ 65% vẫn áp dụng cho bầu dồn phiếu. Còn vấn đề khác chúng tôi đã trả lời trên mạng vnep.

Nguyễn Tiến Hùng , 273 Kim Mã, Ba Đình,Hà Nội, Email: tienhungkt26c@yahoo.com - Hỏi: theo quy định của luật doanh nghiệp thì cổ đông có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham dự đại hội đồng cổ đông. vậy giả sử một cổ đông sở hữu 1000 Cổ phiếu có quyền biểu quyết, anh ta có quyền ủy quyền cho một người 500, và cho một người khác 500 cổ phiếu để tham gia Đại hội đồng cổ đông được không?

ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM:

 

Không được uỷ quyền cho hơn 1 người không phải là cổ đông của công ty đó.

Trần Hoàng Kiếm , TP HCM, Email: - Hỏi: Công ty TNHH: Giảm vốn Điều lệ bằng cách mua lại phần vốn góp theo Điều 43 hay Điều 44 của Luật Doanh nghiệp. Mục b, khoản 3, Điều 60 có quy định, Công ty TNHH có quyền giảm vốn bằng cách “Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này”. Tuy nhiên Điều 44 của Luật Doanh nghiệp lại quy định về việc “Chuyển nhượng phần vốn góp” và Điều 43 mới quy định về việc “Mua lại phần vốn góp”. Vậy việc dẫn chiếu này có phải là sai mà phải sửa lại thành “Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 43 của Luật này”

ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM:

 

Mua lại phần vốn góp thực hiện theo Điều 43 của LDN

Trần Hoàng Ly , TP HCM, Email: - Hỏi: Công ty được thành lập trước ngày 01/7/2006 (tạm gọi là Công ty X) theo Luật Đầu tư nước ngoài có chủ đầu tư là 2 nhà đầu tư nước ngòai (tạm gọi là A và B) để xây một khu căn hộ cho thuê có tổng vốn lớn hơn 300 tỷ đồng. Công ty X không đăng ký lại theo quy định của Nghị định 101. Nay nhà đầu tư A sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình trong Công ty X cho nhà đầu tư nước ngoài mới (tạm gọi là C). Dự án đầu tư không có gì thay đổi mà chỉ thay đổi chủ đầu tư từ A sang thành C. Câu hỏi: 1) Tôi hiểu rằng dự án này thuộc loại thẩm tra, vậy khi chuyển nhượng vốn, dự án trên có phải đăng ký điều chỉnh dự án theo điểm b, khoản 2, Điều 52 của Nghị định 108 hay không? 2) Tôi có xem các biểu mẩu quy định trong Quyết định 1088 ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cho rằng trong trường hợp này Công ty X phải sử dụng mẫu số I-16, tôi xin hỏi trong trường hợp này thì người ký đơn của Mẫu I-16 là “Chủ Đầu tư” có nghĩa là i) người đại diện theo pháp luật của Công ty X; hay ii) người đại diện theo pháp luật của A và B; hay (là các nhà đầu tư trước khi chuyển nhượng vốn) iii) người đại diện theo pháp luật của B và C; (là các nhà đầu tư sau khi chuyển nhượng vốn) Ngoài ra, trong mẫu I-16 những thông tin không thay đổi thì có cần ghi lại hay không (những phần nào thay đổi thì ghi, hay ghi lại toàn bộ những phần có trong mẫu, không thay đổi cũng ghi mà thay đổi cũng ghi).

TS.Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT:

 

Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Điều 65 của nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định: "Tổ chức kinh tế có quyền chuyển nhượng vốn của mình trong doanh nghiệp và thực hiện thủ tục đăng ký thành viên, đăng ký cổ đông trong sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi chuyển nhượng vốn doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về việc chuyển nhượng vốn để điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư." Điều kiện chuyển nhượng vốn đuợc quy định tại Khoản 2 điều 65 của Nghị định này.

Như vậy, nếu việc chuyển nhượng vốn đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khi chuyển nhượng vốn, công ty phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Hồ sơ và thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Khỏan 2 Điều 52 Nghị định 108/2006/NĐ-CP. 

Nhà đầu tư phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Mẫu I-16, kể cả những nội dung không thay đổi.

Duong Thi Hat , Ban Quan ly cac Khu Cong nghiep Dong Nai, Email: hatdiza@yahoo.com - Hỏi: Đề nghị Tổ công tác hướng dẫn chúng tôi 02 vấn đề sau: 1. Đối với doanh nghiệp có vốn FDI đã thành lập trước ngày 01/7/2006, nay muốn tách Chi nhánh thành dự án mới thì thủ tục áp dụng như thế nào, được gọi là Dự án đầu tư mới hay Dự án độc lập. 2. Cơ quan nào cung cấp thông tin về các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đối với các dự án thuộc danh mục III của Nghị định 108 làm thế nào để các Nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý tiếp cận, nắm bắt được quy định mà Việt Nam cam kết. Xin cảm on.

TS.Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT:

 

Xin trả lời câu hỏi của anh, chị như sau:

1. Doanh nghiệp có vốn FDI đã thành lập trước ngày 01/7/2006, nay muốn tách Chi nhánh thành dự án mới, có 2 trường hợp:
a. Thành lập doanh nghiệp mới dựa trên cơ sở chi nhánh cũ: Thực chất đây là việc tách doanh nghiệp và thủ tục được thực hiện theo quy định tại Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2005. Trong trường hợp này, doanh nghiệp mới được thành lập là một pháp nhân mới độc lập.
b. Tách chi nhánh thành dự án mới và không thành lập pháp nhân mới: Doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư vào dự án mới mà không phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh cho dự án mới. Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai đã được thành lập tại Việt Nam được đầu tư vào nhiều dự án khác nhau, mà không nhất thiết phải thành lập pháp nhân mới.
 2. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thông tin về các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên áp dụng cho các dự án thuộc danh mục III của Nghị định 108 sẽ được công bố trên Website của Chính phủ, của Bộ Thương mại và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bản Tiếng Việt sẽ được công bố ngay sau Lễ kết nạp Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11 sắp tới. Bản Tiếng Anh sẽ được khẩn trương chuẩn bị để công bố trước ngày 20/11/2006.

Nguyen Thu Ha , Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Email: hant@hapi.gov.vn - Hỏi: 10. Vốn điều lệ của Công ty TNHH 1 thành viên có được lớn hơn vốn điều lệ của chủ sở hữu hay không? (trường hợp chủ sở hữu là một tổ chức, 1 pháp nhân) Nếu có thì có cần thêm giấy tờ xác minh việc đó không?

TS. Trần Tiến Cường - Trưởng ban nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp - CIEM:

Hiện nay chưa có quy định về mối quan hệ giữa vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên và vốn điều lệ của chủ sở hữu (thực chất gọi là vốn chủ sở hữu thì đúng hơn). Theo logic vấn đề, thì vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên không thể lớn hơn vốn chủ sở hữu vì thực chất, vốn điều lệ là vốn chủ sở hữu.

Nguyen Minh Ha , Email: hanm@hapi.gov.vn - Hỏi: Luật và NĐ qui định Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (ký đóng dấu phòng ĐKKD) của Chi nhánh, Văn phòng đại diện. Xin hỏi nếu Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp (ký, đóng dấu Sở kế hoạch đầu tư) có được không?

TS. Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT:

Luật Doanh nghiệp và Nghị định 88 đã xác định cụ thể cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh là phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở KH – ĐT chứ không phải là Sở KH – ĐT.

Nguyen Minh Ha , Email: hanm@hapi.gov.vn - Hỏi: Đối với ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì chi nhánh kinh doanh ngành nghề đó có phải có giấy xác nhận về vốn pháp định không?

TS. Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT:

 

Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định vốn pháp định đối với những ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có vốn pháp định. Khi đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp nếu có ngành nghề mà quy định pháp luật yêu cầu phải có vốn pháp định thì bạn phải có văn bản này. Luật Doanh nghiệp không quy định là chi nhánh phải có.

Nguyen Minh Ha , Email: hanm@hapi.gov.vn - Hỏi: Đối với địa điểm kinh doanh ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì người đứng đầu địa điểm kinh doanh đó có phải có chứng chỉ hành nghề không?

TS. Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT:

Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định số 88 không yêu cầu như vậy. Tuy nhiên, đối với các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh cụ thể, có thể có quy định bắt buộc. Ví dụ: bạn kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân thì Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân quy định người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. Khái niệm về cơ sở kinh doanh ở đây đã bao gồm cả chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Nguyễn Văn Hòa , 360 Kim Mã, Hà Nội, Email: hoa.van.nguyen@vn.ey.com - Hỏi: Tôi xin hỏi một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp như sau: Đối với DNNN chuyển thành CTCP Ai sẽ là cổ đông sáng lập, ai sẽ quyết định việc này? Nếu không có ai có đủ điều kiện (hoặc không tự nguyện) trở thành cổ đông sáng lập thì CTCP có được đăng ký kinh doanh không? Có nhất thiết phải có 3 cổ đông sáng lập đối với DNNN chuyển thành CTCP không vì nghị định 187 quy định số lượng cổ đông sáng lập do điều lệ quyết định. Để thông qua điều lệ lần đầu của CTCP, tỷ lệ phiếu bầu cần thiết là bao nhiêu? Nếu một người sau khi đã mua cổ phần của cty cổ phần hóa mà không đồng ý với dự thảo điều lệ đầu tiên thì có quyền buộc cty phải mua lại cổ phần của mình theo điều 90 Luật DN được không? Khoản 2 điều 90, HĐQT hay đại hội đồng cổ đông quyết định việc mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông? Liệu Khoản 4, điều 118 có khả thi trong thực tế hay không? “Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty.” Cụm từ “trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty” nên được hiểu thế nào? Khoản 5 Điều 101 5. Trường hợp cổ phần được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập xong danh sách cổ đông đến ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông thì người nhận chuyển nhượng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thay thế cho người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng. Hiện tại nhiều doanh nghiệp quy định ngày chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Những người nhận chuyển nhượng sau ngày này cho đến ngày họp Đại hội đồng cổ đông không được quyền dự họp. Quy định như vậy có trái luật không? Nếu thực hiện như luật quy định sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vì phải xác định tư cách của cả người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng. Nên chăng bỏ luôn khoản này đi? Điều lệ công ty có thể quy định khác với Mục c Khoản 4 Điều 112 được không khi số thành viên HĐQT từ 7 đến 11? Vì chỉ cần 2 thành viên thôi thì chắc phải họp rất nhiều. Xin cám ơn Tổ công tác.

TS. Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT:

Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2005 đã giải thích khái niệm về cổ đông sáng lập là cổ đông đã tham gia xây dựng, thông qua, và ký tên vào điều lệ đầu tiên của công ty. Riêng đối với các công ty cổ phần được hình thành từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thì cổ đông sang lập còn phải thỏa mãn những điều kiện nhất định quy định tại Nghị định số 187.

Đặng Đông , TP.HCM, Email: kittydangdong@yahoo.com - Hỏi: Xin cám ơn câu trả lời của ông Nguyễn Văn Trng. Cho tôi hỏi rõ hơn là nghị định 75 và QĐ 134 cảu năm nào? Vậy tôi vẫn được đăng ký ngành nghề là tư vấn đầu tư và sử dụng các nguồn tài chính? Hay chỉ là tư vấn đầu tư?

TS. Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT:

 

Nghị định số 75/CP về hệ thống ngành kinh tế quốc dân được ban hành ngày 29/10/1993. Quyết định 143 ban hành ngày 22/12/1993. Như tôi đã trả lời, không có VBQPPL nào nói rõ tư vấn đầu tư là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, nếu ai đó từ chối việc đăng ký kinh doanh của bạn, thì bạn có thể yêu cầu họ cung cấp căn cứ pháp lý của việc từ chối đó.

Tran Pham Thanh Loan , Email: loan.saigonlawyers@gmail.com - Hỏi: Luat Doanh nghiep 2005 Dieu 120 quy dinh ve hop dong giao dich phai duoc DHDCD hoac HDQT chap thuan. Khoan 2 quy dinh ve cac hop dong, giao dich phai duoc HDQT chap thuan nhung thanh vien lien quan khong duoc tham du. Cong ty chung toi la Cong ty Co phan (doanh nghiep nha nuoc co phan hoa), phan von nha nuoc nam tren 50%, chiem hon mot nua thanh vien HDQT (4/7 thành vien) nen theo quy dinh tren 4 thanh vien se khong duoc tham gia quyet dinh cac hop dong nay? neu dung vay thi chi con 3 thanh vien HDQT hop co du dieu kien tien hanh hop khong? va neu co hop thi quyet dinh duoc thong qua nhu the nao khi chi con 3 thành vien? Kinh mong Bo Ke hoach va Dau tu tra loi giup. Tran Trong

ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM:

 

Chỉ khi công ty có giao dịch trực tiếp với thành viên HĐQT thì thành viên HĐQT đó được coi là người có liên quan và không được tham gia biểu quyết. Đề nghị bạn làm rõ hơn nội dung câu hỏi này và gửi vào địa chỉ email tổ công tác ( tocongtac@ciem.org.vn ) để chúng tôi sẽ trả lời.

Trần Đăng , số 6 ngách 562/12 Thuỵ Khuê Hà Nội, Email: tdang999@yahoo.com.vn - Hỏi: Chân thành Tổ công tác có cuộc giao lưu trực tuyến. Chúng tôi rất quan tâm đến việc thi hành Luật Doanh nghiệp. Hy vọng sau cuộc giao lưu này, chúng tôi còn được Tổ công tác thường xuyên duy trì trả lời trực tuyến để giúp tháo gỡ kịp thời khó khăn trong thực tiễn. Kính gửi Tổ công tác một số câu hỏi:

 

Câu hỏi thứ nhất: Khoản 1 Điều 162 Luật Doanh nghiệp có quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp”. Đã phải quy định một cơ quan chủ trì phối hợp quản lý nhà nước trong một lĩnh vực, điều đó không thường xuyên áp dụng trong các chế định pháp luật. Chứng tỏ vấn đề quản lý doanh nghiệp có nhiều vấn đề chức năng quản lý chưa rõ ràng, chồng chéo. - Vậy khi nào Chính phủ mới quy định cơ quan chủ trì phối hợp quản lý doanh nghiệp? - Trong khi chưa có quy định, những vướng mắc thực tiễn là không tránh khỏi, vậy Tổ công tác có thực hiện nhiệm vụ như một cơ quan phối hợp chung hay không? - Những vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Doanh nghiệp sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hay Tổ công tác hướng dẫn giải quyết? - Gần đây có một số văn bản trả lời vướng mắc về việc thi hành Luật Doanh nghiệp của Cục PTDNNVV, của Bộ KH&ĐT thường không trả lời trực tiếp, mà hướng dẫn về UBND Tỉnh/TP trực thuộc TƯ hướng dẫn thi hành. Điều đó có phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp không (Điều 162 không quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ hướng dẫn thi hành, chỉ quy định trách nhiệm chỉ đạo thực hiện)?

 

Câu hỏi thứ hai: Cũng về vấn đề hướng dẫn thi hành Luật, hiện nay rất khó xác định ranh giới giữa việc hướng dẫn thi hành Luật với việc giải thích Luật. Vì thế, chúng tôi đề nghị Tổ công tác trình Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cần xác định rõ những vướng mắc thực tiễn (thường là do địa phương đưa lên) thuộc phạm trù hướng dẫn hay giải thích. Nếu là việc giải thích, cần đề nghị UB Thường vụ Quốc hội thực hiện. Ví dụ: từ 1/7 đến nay, các quy định về chứng chỉ hành nghề ở các Điều 16 đến 19 Luật Doanh nghiệp tạo ra rất nhiều cách hiểu, gây bức xúc trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (chủ yếu là cơ quan ĐKKD). Vấn đề này liên quan đến các quy định khác nhau của các luật, các văn bản dưới luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp, Nên chăng cần có sự giải thích của UB Thường vụ Quốc hội.

 

Câu hỏi thứ 3: Đến bao giờ mới có đầy đủ văn bản hướng dẫn rạch ròi trong việc thi hành LDN và LĐT, để đảm bảo nhà đầu tư không phải chờ đợi hoặc không biết đến đâu để được giải quyết? Ví dụ: cũng là nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp VN, trường hợp một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài mua trên 50% vốn điều lệ của DN VN, hoặc dưới 50%, thì tiến hành thủ tục theo Luật DN hay Luật ĐT? Nhà đầu tư nước ngoài đang thắc mắt về việc LĐT,và LDN có hiệu lực vài tháng mà không thực thi được (vì thiếu hướng dẫn lĩnh vực đầu tư, tỷ lệ vốn góp, ...).

 

Câu hỏi thứ 4: LDN quy định nộp hồ sơ ĐKKD có Điều lệ dự thảo, vậy dựa trên căn cứ pháp luật nào để xác định Điều lệ không còn là dự thảo sau khi DN được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD?

 

Câu hỏi thứ 5: Tổ công tác có chủ trương gì để sớm đề xuất Chính phủ cải thịên tình hình cơ quan ĐKKD thường xuyên, kéo dài tình trạng “vừa thiếu, vừa yếu”, không đáp ứng nổi yêu cầu nhiệm vụ và gây thất vọng cho nhà đầu tư khi đến giao dịch?

 

Câu hỏi thứ 6: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn... doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Vậy có thể hiểu: thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn... thì công ty hợp danh cũng không có tư cách pháp nhân? Sự khác nhau giữa DN có tư cách pháp nhân với DN không có tư cách pháp nhân?

 

Câu hỏi thứ 7: Hiện nay (trong cuộc giao lưu trực tuyến này) và về sau (vẫn qua cổng giao tiếp điện tử này), làm thế nào để những câu trả lời của Tổ công tác trở thành khuôn vàng thước ngọc cho mọi tổ chức cá nhân liên quan hiểu và thống nhất áp dụng?

TS. Trần Tiến Cường - Trưởng ban nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp - CIEM:

Trong mấy năm gần đây, nhất là từ khi ban hành Luật DN 1999, việc quản lý nhà nước đối với các DN của các Bộ, ban, ngành đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước thống nhất, không phân biệt hình thức sở hữu. Vì vậy, Luật DN đã có quy định để giải quyết vấn đề trên. Thực hiện 1 phần nhiệm vụ này, hiện nay Viện Nghiên cứu QLKT TW đang tiến hành nghiên cứu đề án quản lý nhà nước thống nhất không phân biệt hình thức sở hữu. Hy vọng đề án này sẽ giúp giải đáp 1 phần nhũng vấn đề còn tồn tại của quản lý nhà nước. Còn đối với tổ công tác, vì đây là 1 tổ chức có nhiệm vụ tiếp nhận các vấn đề của các doanh nghiệp để tư vấn, tham mưu cho các cơ quan nhà nước, Tổ không phải là 1 cơ quan quản lý nhà nước, nên không có chức năng như trong quy định tại khoản 1 Đ.162 Luật DN 2005.

Nguồn: www.vnep.org.vn   

Các văn bản liên quan