Đề nghị không tăng thuế với bia hơi
Đề nghị không tăng thuế với bia hơi
Sáng 19.8, các đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục thảo luận về mức thuế dự kiến sửa đổi đối với các mặt hàng chính là bia, rượu, thuốc lá và ô-tô.
Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng thì để sớm gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết và thực hiện áp dụng thuế thống nhất giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành còn có một số quy định về thuế khác nhau giữa ô-tô nhập khẩu và ô-tô lắp ráp trong nước; giữa bia hơi và bia tươi; giữa thuốc lá điếu sản xuất bằng nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nhập khẩu; giữa bông trồng trong nước và bông nhập khẩu...
Đối với bia hơi, nhiều đại biểu đã kiến nghị không tăng mà giữ nguyên mức thuế 30% như hiện nay. Bia hơi được đông đảo người dân sử dụng, nếu tăng thuế lên là đánh vào đông đảo người tiêu dùng. Đại biểu Hoàng Văn Xim (Hà Tây) cho rằng nên có lộ trình tăng thuế đến năm 2008 để các nhà máy bia có thời gian ổn định sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với bia tươi, mới chỉ chiếm 1% thị phần chủ yếu ở các thành phố lớn, đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) đề nghị có thể giảm thuế cho bia tươi ở mức hợp lý để chứng tỏ thiện chí không phân biệt đối xử, nhưng đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước. Một số ý kiến khác đề nghị tham khảo các nước có đánh thuế vỏ của bia chai, bia lon không để ta có quy định tương ứng.
Mặt hàng thuốc lá và rượu mạnh thì lại được nhiều đại biểu đề nghị tăng mức thuế cao hơn Tờ trình của Chính phủ vì tính chất độc hại của loại hàng này. Tuy nhiên, đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) cho rằng cần tham khảo mức thuế các nước vì nếu thuế cao sẽ làm tăng thêm tình trạng buôn lậu vào Việt Nam.
Đối với ô-tô, đa số ý kiến đồng ý với dự án Luật áp dụng chung mức thuế suất là 50%, 30%, 15% tương đương với ba loại xe ô-tô: dưới 5 chỗ ngồi, 6-15 chỗ ngồi, 16-24 chỗ ngồi cho cả ô-tô sản xuất trong nước và ô-tô nhập khẩu. Bởi vì mức thuế này có ưu điểm góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp ô-tô trong nước và góp phần làm ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị lấy mức thuế suất 40%, 25%, 12,5% áp dụng chung cho ba loại ô-tô tương ứng. Như vậy, ô-tô nhập khẩu sẽ được giảm 50% mức thuế suất so với hiện hành, nên sẽ làm tăng sức cạnh tranh đối với ô-tô sản xuất trong nước và ngân sách nhà nước cũng sẽ bị giảm thu.
Nguồn: Nhân Dân điện tử
Sáng 19.8, các đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục thảo luận về mức thuế dự kiến sửa đổi đối với các mặt hàng chính là bia, rượu, thuốc lá và ô-tô.
Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng thì để sớm gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết và thực hiện áp dụng thuế thống nhất giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành còn có một số quy định về thuế khác nhau giữa ô-tô nhập khẩu và ô-tô lắp ráp trong nước; giữa bia hơi và bia tươi; giữa thuốc lá điếu sản xuất bằng nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nhập khẩu; giữa bông trồng trong nước và bông nhập khẩu...
Đối với bia hơi, nhiều đại biểu đã kiến nghị không tăng mà giữ nguyên mức thuế 30% như hiện nay. Bia hơi được đông đảo người dân sử dụng, nếu tăng thuế lên là đánh vào đông đảo người tiêu dùng. Đại biểu Hoàng Văn Xim (Hà Tây) cho rằng nên có lộ trình tăng thuế đến năm 2008 để các nhà máy bia có thời gian ổn định sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với bia tươi, mới chỉ chiếm 1% thị phần chủ yếu ở các thành phố lớn, đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) đề nghị có thể giảm thuế cho bia tươi ở mức hợp lý để chứng tỏ thiện chí không phân biệt đối xử, nhưng đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước. Một số ý kiến khác đề nghị tham khảo các nước có đánh thuế vỏ của bia chai, bia lon không để ta có quy định tương ứng.
Mặt hàng thuốc lá và rượu mạnh thì lại được nhiều đại biểu đề nghị tăng mức thuế cao hơn Tờ trình của Chính phủ vì tính chất độc hại của loại hàng này. Tuy nhiên, đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) cho rằng cần tham khảo mức thuế các nước vì nếu thuế cao sẽ làm tăng thêm tình trạng buôn lậu vào Việt Nam.
Đối với ô-tô, đa số ý kiến đồng ý với dự án Luật áp dụng chung mức thuế suất là 50%, 30%, 15% tương đương với ba loại xe ô-tô: dưới 5 chỗ ngồi, 6-15 chỗ ngồi, 16-24 chỗ ngồi cho cả ô-tô sản xuất trong nước và ô-tô nhập khẩu. Bởi vì mức thuế này có ưu điểm góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp ô-tô trong nước và góp phần làm ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị lấy mức thuế suất 40%, 25%, 12,5% áp dụng chung cho ba loại ô-tô tương ứng. Như vậy, ô-tô nhập khẩu sẽ được giảm 50% mức thuế suất so với hiện hành, nên sẽ làm tăng sức cạnh tranh đối với ô-tô sản xuất trong nước và ngân sách nhà nước cũng sẽ bị giảm thu.
Nguồn: Nhân Dân điện tử