Chống tham nhũng, lãng phí vẫn đóng băng
Chống tham nhũng, lãng phí vẫn “đóng băng”
Minh Nam- Người lao động ngày14/09/2005
Đề nghị đổi tên là Luật Chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. "Tham nhũng đang là quốc nạn, đi đâu tôi cũng nghe dân ta thán. Nó đang diễn biến hết sức phức tạp, chủ yếu trong bộ máy Nhà nước, nếu không trị được sẽ thách thức trực tiếp đến sự sống còn của chế độ...".
Ông Phan Minh Tánh, cán bộ hưu trí ở quận Bình Thạnh, đã phát biểu mở đầu cuộc lấy ý kiến nhân dân các sở ngành, các cấp về 2 dự án Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, do Thường trực HĐND TP và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP tổ chức ngày 13-9.
Ban đặc nhiệm chống tham nhũng
Do là vấn đề thời sự nóng bỏng nên không khí cuộc góp ý sôi nổi bắt đầu từ việc đặt tên luật. Phần lớn đại biểu thống nhất lấy tên Luật Chống tham nhũng. “Vì bệnh nhân đang trong thời kỳ trở bệnh nặng, do đó phải tập trung trị (chống) bệnh chứ sao lại phòng?” - ông Tánh giải thích. Còn theo đại biểu (ĐB)HĐND TP Trương Trọng Nghĩa, tham nhũng đang phát triển nên cần phải có một ban đặc nhiệm chống tham nhũng để ngăn chặn. “Nhiệm vụ chính của ban này là hành động chứ không phải chỉ đạo, tập trung phát hiện, điều tra, thu thập chứng cứ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng (Tổng Bí thư) hoặc Quốc hội”. Các ĐB thắc mắc: Vì sao kết quả chống tham nhũng vừa qua còn khiêm tốn? - Đâu phải chúng ta thiếu các văn bản pháp lý, song chống tham nhũng hầu như trong tình trạng đóng băng, thiếu quyết tâm từ trên xuống. Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là quy định minh bạch tài sản, thu nhập. Một số ý kiến thống nhất phương án 1, tức người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình, của vợ hoặc chồng và con. Ngoài luật, một số ĐB còn hiến kế một số biện pháp có tác dụng hữu hiệu trong việc chống tham nhũng, như tăng thêm quyền hạn cho báo chí, xem xét lại tiền lương... Một ĐB phân tích: “Làm sao để lương đủ sống cho một người và chí ít nuôi được một hoặc hai người. Nếu cứ lẩn tránh kéo dài với đủ thứ lý do thì chúng ta phải ôm sự bất hợp lý tích tụ càng nặng nề”.
Mới khởi động dự án đã thấy lãng phí!
Buổi chiều, không khí cuộc góp ý càng sôi nổi hơn khi một số đại biểu dẫn chứng nhiều vụ lãng phí tại TP trong thời gian qua, gây bức xúc cho người dân. Ông Trần Ngọc Suối, Phó Chủ tịch HĐND huyện Bình Chánh, cho rằng ngoài lãng phí trong sử dụng kho bãi, nhà xưởng mà báo chí đã nêu trong thời gian gần đây, tình trạng lãng phí trong sử dụng xe công trên địa bàn TP là đáng báo động. Ông Suối nói: “Tôi biết rõ một số vị lãnh đạo dù ở cấp quận – huyện, dù không có quy định cấp xe riêng, nhưng vẫn được xe công đưa, rước đi làm, rước con cái...”. Một ĐB khác cho rằng lãng phí đang diễn ra ở khắp nơi. “Có thể nói, dự án đầu tư xây dựng mới khởi động đã thấy lãng phí!”... Do đó, đa số ý kiến nhất trí đổi tên lại là Luật Chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; đồng thời phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ trong quản lý, sử dụng ngân sách, thời gian của Nhà nước, còn việc nhân dân lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng thì không cần thiết phải quy định trong luật này để mang tính khả thi cao.
Nhiều ĐB cũng đề nghị bổ sung quy định về cơ chế xử lý: ai được quyền xử lý? Nếu người có thẩm quyền xử lý nhưng không xử thì sao? Mặt khác, mức chế tài cũng nên cụ thể: bồi thường như thế nào? Tới mức nào? Có thể cưỡng chế bồi thường? Nên quy định thêm chế tài cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc mà trên cương vị đó họ đã vi phạm... Riêng Phó Chánh Thanh tra TP Hoàng Đức Long cho rằng luật cần nhấn mạnh thêm nội dung tiết kiệm thời gian lao động, vì hiện nay trong khu vực Nhà nước việc hội họp là rất phổ biến, có những cuộc họp không cần thiết hoặc họp mà không chuẩn bị chu đáo, dẫn đến không có kết quả...
Minh Nam- Người lao động ngày14/09/2005
Đề nghị đổi tên là Luật Chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. "Tham nhũng đang là quốc nạn, đi đâu tôi cũng nghe dân ta thán. Nó đang diễn biến hết sức phức tạp, chủ yếu trong bộ máy Nhà nước, nếu không trị được sẽ thách thức trực tiếp đến sự sống còn của chế độ...".
Ông Phan Minh Tánh, cán bộ hưu trí ở quận Bình Thạnh, đã phát biểu mở đầu cuộc lấy ý kiến nhân dân các sở ngành, các cấp về 2 dự án Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, do Thường trực HĐND TP và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP tổ chức ngày 13-9.
Ban đặc nhiệm chống tham nhũng
Do là vấn đề thời sự nóng bỏng nên không khí cuộc góp ý sôi nổi bắt đầu từ việc đặt tên luật. Phần lớn đại biểu thống nhất lấy tên Luật Chống tham nhũng. “Vì bệnh nhân đang trong thời kỳ trở bệnh nặng, do đó phải tập trung trị (chống) bệnh chứ sao lại phòng?” - ông Tánh giải thích. Còn theo đại biểu (ĐB)HĐND TP Trương Trọng Nghĩa, tham nhũng đang phát triển nên cần phải có một ban đặc nhiệm chống tham nhũng để ngăn chặn. “Nhiệm vụ chính của ban này là hành động chứ không phải chỉ đạo, tập trung phát hiện, điều tra, thu thập chứng cứ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng (Tổng Bí thư) hoặc Quốc hội”. Các ĐB thắc mắc: Vì sao kết quả chống tham nhũng vừa qua còn khiêm tốn? - Đâu phải chúng ta thiếu các văn bản pháp lý, song chống tham nhũng hầu như trong tình trạng đóng băng, thiếu quyết tâm từ trên xuống. Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là quy định minh bạch tài sản, thu nhập. Một số ý kiến thống nhất phương án 1, tức người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình, của vợ hoặc chồng và con. Ngoài luật, một số ĐB còn hiến kế một số biện pháp có tác dụng hữu hiệu trong việc chống tham nhũng, như tăng thêm quyền hạn cho báo chí, xem xét lại tiền lương... Một ĐB phân tích: “Làm sao để lương đủ sống cho một người và chí ít nuôi được một hoặc hai người. Nếu cứ lẩn tránh kéo dài với đủ thứ lý do thì chúng ta phải ôm sự bất hợp lý tích tụ càng nặng nề”.
Mới khởi động dự án đã thấy lãng phí!
Buổi chiều, không khí cuộc góp ý càng sôi nổi hơn khi một số đại biểu dẫn chứng nhiều vụ lãng phí tại TP trong thời gian qua, gây bức xúc cho người dân. Ông Trần Ngọc Suối, Phó Chủ tịch HĐND huyện Bình Chánh, cho rằng ngoài lãng phí trong sử dụng kho bãi, nhà xưởng mà báo chí đã nêu trong thời gian gần đây, tình trạng lãng phí trong sử dụng xe công trên địa bàn TP là đáng báo động. Ông Suối nói: “Tôi biết rõ một số vị lãnh đạo dù ở cấp quận – huyện, dù không có quy định cấp xe riêng, nhưng vẫn được xe công đưa, rước đi làm, rước con cái...”. Một ĐB khác cho rằng lãng phí đang diễn ra ở khắp nơi. “Có thể nói, dự án đầu tư xây dựng mới khởi động đã thấy lãng phí!”... Do đó, đa số ý kiến nhất trí đổi tên lại là Luật Chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; đồng thời phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ trong quản lý, sử dụng ngân sách, thời gian của Nhà nước, còn việc nhân dân lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng thì không cần thiết phải quy định trong luật này để mang tính khả thi cao.
Nhiều ĐB cũng đề nghị bổ sung quy định về cơ chế xử lý: ai được quyền xử lý? Nếu người có thẩm quyền xử lý nhưng không xử thì sao? Mặt khác, mức chế tài cũng nên cụ thể: bồi thường như thế nào? Tới mức nào? Có thể cưỡng chế bồi thường? Nên quy định thêm chế tài cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc mà trên cương vị đó họ đã vi phạm... Riêng Phó Chánh Thanh tra TP Hoàng Đức Long cho rằng luật cần nhấn mạnh thêm nội dung tiết kiệm thời gian lao động, vì hiện nay trong khu vực Nhà nước việc hội họp là rất phổ biến, có những cuộc họp không cần thiết hoặc họp mà không chuẩn bị chu đáo, dẫn đến không có kết quả...