Các đại biểu Quốc hội thảo luận về Luật Hoá chất

Thứ Tư 22:18 09-05-2007
Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng - Tỉnh Bạc Liêu

Kính thưa Quốc hội.
Qua nghiên cứu Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội về Dự thảo Luật Hoá chất tôi xin có một vài ý kiến như sau:

Hiện nay, việc quản lý hoạt động hoá chất còn phân tán, như hoạt động này nằm rải rác ở Bộ Công nghiệp, cũng như Bộ Thương mại và Bộ Khoa học công nghệ chưa thống nhất và chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hoá chất trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Đặc biệt là việc quản lý hoá chất, sản phẩm hoá chất chứa các chất, hợp chất độc, nguy hiểm là đối tượng được các cơ quan quản lý hoá chất trong nước và cả nước ngoài đặc biệt quan tâm. Bởi vậy, cần thiết phải có một bộ luật nhằm thống nhất quản lý hoạt động này, dự luật phải chú trọng đến quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoá chất nguy hiểm để bảo vệ sức khoẻ con người, môi trường và an ninh quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hoá chất, nhằm đảm bảo phát triển bền vững của nền kinh tế, đồng thời phù hợp với yêu cầu xu hướng chung về kiểm soát hoá chất của thế giới. Chẳng hạn như Bộ trưởng môi trường các nước thành viên Liên minh Châu Âu đã thống nhất thông qua luật mới về quản lý và sử dụng các loại hoá chất vào ngày 18/12/2006 có tên là D'vits, D'vits này bắt đầu có hiệu lực vào tháng 6/2007 tại Liên minh Châu Âu. Theo đánh giá của Uỷ ban Châu Âu dự báo  luật mới có thể gây thiệt hại đến 2,3 tỷ Euro cho ngành công nghiệp hoá chất của Châu Âu và 2,8 - 5,2 tỷ Euro cho ngành luyện kim, dệt may, điện tử, sản xuất ô tô trong vòng 11 năm. Nhưng đổi lại D'vist sẽ giúp tiết kiệm được về y tế lên đến 50 tỷ Euro trong vòng 30 năm. Ý kiến đánh giá này tôi rất đồng tình với Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban khoa học công nghệ và môi trường, cần có một luật về quản lý hoạt động hoá chất.

Thứ nhất, về vấn đề chung tôi đồng ý dự thảo Luật hoá chất 12 chương và 63 điều quy định về hoạt động hoá chất bao gồm qui hoạch công nghiệp hoá chất, kinh doanh hoá chất, khai báo đăng ký hoá chất, phân loại đóng gói ghi nhãn hoá chất.
Phạm vi điều chỉnh của luật là các tổ chức cá nhân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động hoá chất trên lãnh thổ nước Csộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật quy định 9 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hoá chất như bán, cho, tặng hoá chất, chất bột cho người dưới 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, xử lý thải bỏ hoá chất không tuân thủ các quy định an toàn cho người và môi trường.

Tuy nhiên việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoá chất phải quy định rõ ràng không nên quá chung chung, dễ dẫn đến tình trạng khi xảy ra vụ việc không có cơ quan nào đứng ra giải quyết. Vụ vừa qua là vụ ô nhiễm hoá chất của nhà máy sản xuất supe Lâm Thao ở Phú Thọ. Đồng thời, dự luật cần nêu rõ quy định đối với hoạt động đầu tư, những nhà sản xuất, xử lý, thải bỏ hoá chất nhằm bảo đảm cho con  người và môi trường, bổ sung cụ thể việc phát triển hoá chất nhằm phục vụ dân sinh như khuyến khích, phát triển công nghệ cao trong công nghiệp hoá chất trong thời gian tới, để nước ta chủ động được các nguồn nguyên liệu và sản phẩm hoá chất. Hiện nay, chúng ta đều biết là sản phẩm, tất cả tài nguyên của chúng ta sẽ ở dạng thô, chưa đầu tư gì về công nghiệp, công nghệ cao để sản xuất hoá chất. Hàng năm, chúng ta tốn 5 tỷ đồng để có những hoá chất để sử dụng trong nhà chúng ta.

Những nội dung trên cần quy định chi tiết hơn, Ban soạn thảo cũng như thư ký phải đưa vào những điều luật cụ thể, không nên có nhiều quy định chung như là Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, để tránh tình trạng luật chờ Nghị định.

Thứ hai, về vấn đề cụ thể.
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh Điều 1, tôi đồng ý với ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường cho rằng phạm vi điều chỉnh của luật này nên quy định rõ là mang tính khái quát hơn. Có nghĩa là không chỉ bó hẹp trong phạm vi bảo đảm an toàn cho sử dụng hóa chất mà phải mở rộng ra đối với tất cả các khâu như quy hoạch, sản xuất và kinh doanh hóa chất. Vì vậy, tôi đề nghị nên chỉnh sửa lại phạm vi điều chỉnh của Luật như sau: Luật này quy định về hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý Nhà nước về hoạt động hóa chất.

Hai, về tên gọi của Luật, theo tôi tên Luật là Luật Hóa chất, bởi vì phù hợp với phạm vi điều chỉnh như trên cùng nội dung quy định trong dự thảo Luật.

Ba, về giải thích từ ngữ, Điều 4 trong đó tôi quan tâm đến hoạt động hóa chất phải nên thêm vào hoạt động của quy hoạch sản xuất kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng nghiên cứu thử nghiệm và xử lý an toàn hóa chất thì nó đầy đủ hơn.
Thứ tư, về trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động hóa chất Điều 57 qua nghiên cứu nội dung Điều 57 nên sửa lại cho phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 để tránh chồng chéo và trùng lặp. Tức là Bộ Công nghiệp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật chất lượng hóa chất.
Còn Bộ Khoa học công nghệ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tiêu chuẩn, chất lượng hóa chất thì nó mang tính tự nguyện. Quy chuẩn kỹ thuật thì mang tính bắt buộc. Do đó chúng ta phải xem xét lại 2 mục này. Tức là Mục a Khoản 2 Điều 57 sửa lại như sau: ban hành theo thẩm quyền và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp hoá chất, bỏ chữ "tiêu chuẩn" thế là quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng hoá chất, quy chuẩn kỹ thuật về hoá chất, về an toàn không có ý nghĩa, về chất lượng khi chúng ta nói là tiêu chuẩn chúng ta phải nói đi đầu là chất lượng, không phải là nếu chất lượng anh tốt thì anh đạt tiêu chuẩn quốc gia, nếu tốt hơn là tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực. Chỗ đó chúng ta nên sửa lại.
Khoản 4, Điều 57 Bộ Khoa học Công nghệ ban hành theo thẩm quyền trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách nghiên cứu, phát triển áp dụng công nghệ phù hợp với việc sử dụng hoá chất ít nguy hiểm, tiêu chuẩn về chất lượng hoá chất phù hợp với Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Cuối cùng, về thẩm quyền ban hành danh mục hoá chất kinh doanh và hạn chế kinh doanh. Tôi nhất trí với quy định Chính phủ phải ban hành danh mục này.

Các văn bản liên quan