DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG (T10/2017)
Ngày đăng: 15:05 02-10-2017 | 23701 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Trạng thái
Đang lấy ý kiến
Đối tượng chịu tác động
, ,
Phạm vi điều chỉnh
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan tới hoạt động trên không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tóm lược dự thảo
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | |
Luật số: /2018/QH14 |
LUẬT
AN NINH MẠNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật An ninh mạng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về nguyên tắc, biện pháp, nội dung, hoạt động, điều kiện bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng và có liên quan tới hoạt động bảo vệ an ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan tới hoạt động trên không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Không gian mạng là mạng lưới kết nối toàn cầu của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng internet, mạng viễn thông, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, là môi trường đặc biệt mà con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
- Không gian mạng quốc gia là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng internet, mạng viễn thông, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, được xác định bằng phạm vi không gian mạng do Nhà nước quản lý, kiểm soát bằng chính sách, pháp luật và năng lực công nghệ.
- An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động sử dụng không gian mạng không gây phương hại đến sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- 4. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại âm mưu, hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia.
- 5. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin, bao gồm:
- a) Hệ thống truyền dẫn: hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet;
- b) Hệ thống các dịch vụ lõi: hệ thống phân luồng và điều hướng thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống chứng thực quốc gia (PKI/CA) và các hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập internet của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet;
- c) Các dịch vụ, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin: dịch vụ trực tuyến (chính phủ điện tử, thương mại điện tử, báo điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog…), hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng (bao gồm cả hệ thống điều khiển và giám sát tự động SCADA); cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hủy sẽ gây phương hại đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia và gây tổn hại nghiêm trọng tới trật tự an toàn xã hội.
- 7. Cổng kết nối mạng quốc tế là nơi diễn ra hoạt động chuyển nhận tín hiệu mạng qua lại giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
- 8. Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng và công nghệ thông tin để thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- 9. Tấn công mạng là hành vi phá hoại, gây gián đoạn hoặc truy cập trái phép máy tính, hệ thống máy tính hoặc hệ thống thông tin.
- 10. Khủng bố mạng là hoạt động sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
- 11. Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập vào mạng máy tính, mạng internet, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức Nhà nước theo sự chỉ đạo của nước ngoài để chiếm đoạt bí mật nhà nước hoặc hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- 12. Chiến tranh mạng là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước khi lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng không gian mạng cùng với hoạt động vũ trang nhằm gây chiến tranh xâm lược.
- 13. Tác chiến trên không gian mạng là hoạt động chủ động đấu tranh có tổ chức trên không gian mạng nằm trong thế trận an ninh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân nhằm bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- 14. Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ bao gồm:
- a) Tài khoản đăng nhập các trang web, blog, mạng xã hội;
- b) Tài khoản tài chính (tài khoản ngân hàng trực tuyến, tài khoản tiền điện tử, tài khoản giao dịch tài chính trên mạng);
- c) Tài khoản đăng nhập các hệ điều hành máy tính, thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh;
- d) Tài khoản thư điện tử, dịch vụ điện tử;
đ) Tài khoản trò chơi trực tuyến trên mạng;
- e) Các tài khoản trực tuyến khác.
- 15. Thông tin định danh là thông tin để xác định chủ thể đăng ký tài khoản số.
- Dịch vụ mạng là một chương trình ứng dụng thực hiện một tác vụ, nhiệm vụ về mạng.
- Ứng dụng mạng là một ứng dụng cung cấp các dịch vụ trên không gian mạng.
- 18. Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là tình trạng xảy ra trên không gian mạng có thể xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- 19. Phương thức phòng thủ mạng là hành động, biện pháp, thiết bị hoặc các phương thức khác được áp dụng cho hệ thống thông tin hoặc thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống thông tin nhằm phát hiện, phòng ngừa hoặc giảm thiểu các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
- 20. Kiểm tra, đánh giá an ninh mạng là hoạt động xác định thực trạng an ninh mạng của hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng không gian mạng hoặc thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống thông tin nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
- 21. Dữ liệu mạng là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, thu thập, lưu trữ, truyền tải, xử lý trên không gian mạng.
- 22. Sự cố an ninh mạng là tình trạng sử dụng không gian mạng gây nguy hại đến hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- 23. Cơ quan chủ quản hệ thống thông tin là đơn vị có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng
- Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đối ngoại, khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp phòng, chống và xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trước các cuộc tấn công, xâm nhập, phá hoại và các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng không gian mạng lành mạnh. Các hành vi trên không gian mạng được ứng xử theo quy tắc, chuẩn mực, khuyến khích các hoạt động trung thực và văn minh trên không gian mạng, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên không gian mạng theo pháp luật.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, nghiên cứu, phát triển thiết bị số, dịch vụ mạng, ứng dụng mạng và tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng, khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong bảo vệ an ninh mạng.
- Ưu tiên bố trí kinh phí bảo đảm phục vụ công tác an ninh mạng.
Lĩnh vực liên quan
Phiên bản 1
Phiên bản 2
Thông tin tài liệu
Số lượng file 6
Cơ quan soạn thảo
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảo
Ý kiến về dự thảo ( 1 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.