Góp ý của Ông Nguyễn Văn Bình
SỰ THAM GIA CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Luật Phá sản doanh nghiệp hiện hành được thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực thi hành từ 01/07/1994. Qua hơn 9 năm thi hành, Luật Phá sản doanh nghiệp đã phát huy tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội. Tuy nhiên, qua quá trình thực tiễn thi hành, Luật Phá sản doanh nghiệp cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập, cần phải được sửa đổi, bổ sung.
Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) là dự án luật lớn, đã qua quá trình chuẩn bị khá công phu. Trong quá trình soạn thảo, đã có sự tham gia ý kiến của nhiều Bộ, ngành, cơ quan hữu quan và các chuyên gia... Vì đây là đạo luật lớn, điều chỉnh nhiều vấn đề trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp. Tại cuộc Hội thảo này, chúng tôi chủ yếu tham gia về sự tham gia và vai trò của Công đoàn với tư cách là tổ chức đại diện cho tập thể lao động trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp.
1. Sự tham gia của Công đoàn trong các cơ cấu tổ chức giải quyết phá sản doanh nghiệp (Điều 10, Điều 12 Dự thảo)
Theo quy định của dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi), trong trường hợp cần thiết, có thể có thêm đại diện công đoàn, người lao động tham Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản. Chúng tôi đề nghị cần nghiên cứu quy định sự tham gia của đại diện công đoàn, đại diện người lao động trong Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản là bắt buộc vì một số lý do sau:
- Thứ nhất, tập thể người lao động luôn luôn là một chủ thể có quyền và lợi ích liên quan một cách mật thiết, trực tiếp với doanh nghiệp bị phá sản; trong một số trường hợp, tập thể lao động còn có tư cách như một chủ nợ của doanh nghiệp. Do đó, sự tham gia của đại diện tập thể người lao động trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp không xâm hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của họ.
- Thứ hai, bên cạnh tư cách đại diện cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn, còn là tổ chức tồn tại và hoạt động trong lòng doanh nghiệp, nên có nhiều hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy sự tham gia của công đoàn vào các cơ cấu, tổ chức trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp sẽ giúp cho việc giải quyết được đúng đắn, khách quan hơn.
2. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công đoàn (Điều 17 Dự thảo)
Theo quy định tại Điều 17 Dự thảo Luật, người lao động có thể tự mình hoặc cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp công đoàn nộp đơn, phải có các giấy tờ chứng minh sự uỷ quyền của người lao động; người nộp đơn phải thể hiện các yêu cầu về việc thanh toán tiền lương mà người lao động đã đưa ra nhưng không được doanh nghiệp chấp nhận. Đề nghị cần quy định lại một số nội dung sau:
- Thứ nhất, cần khẳng định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là quyền của tập thể lao động, chứ không phải là quyền của cá nhân người lao động. Trường hợp doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội hoặc các quyền lợi khác đối với cá nhân người lao động thì người lao động có quyền yêu cầu giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Việc thực hiện quyền của tập thể lao động nhất thiết phải thông qua tổ chức hoặc cá nhân đại diện, chứ không thể cả tập thể người lao động thực hiện. Do đó, đề nghị không quy định người lao động có thể tự mình nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của tập thể lao động cần được quy định như sau: “Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương cho người lao động và xác định doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản thì đại diện công đoàn, BCH công đoàn lâm thời hoặc đại diện tập thể người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp.”
- Thứ hai, việc thanh toán tiền lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn cho người lao động là nghĩa vụ đương nhiên của doanh nghiệp đã được quy định tại Điều 59 Bộ luật Lao động. Khi doanh nghiệp trả lương chậm hoặc không trả lương cho người lao động đúng thời hạn là đã vi phạm nghĩa vụ của mình. Do đó, đề nghị bỏ quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 17, không yêu cầu khi nộp đơn, tập thể người lao động phải nộp các yêu cầu về việc thanh toán tiền lương mà không được doanh nghiệp chấp nhận.
- Thứ ba, vì tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện chính thức, hợp pháp cho quyền và lợi ích của tập thể lao động đã được Hiến pháp, Luật lao động và Luật Công đoàn quy định. Do đó, khi công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp thì không cần có giấy tờ chứng minh việc người lao động đã đồng ý để công đoàn nộp đơn theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Dự thảo Luật.
3. Về thứ tự phân chia tài sản (Điều 41)
Về cơ bản, nhất trí với quy định về thứ tự phân chia tài sản đã được quy định tại Dự thảo Luật. Tuy nhiên, cần quy định thêm một số nội dung sau:
- Thứ nhất, theo quy định của pháp luật lao động, các quyền lợi của người lao động không chỉ bao gồm các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết, mà còn các quyền lợi khác như các chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các khoản bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.v.v... Do đó, đề nghị quy định điểm b Khoản 1 Điều 41 như sau: “Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể, và hợp đồng lao động đã ký kết.”
- Thứ hai, có trường hợp tài sản của doanh nghiệp bị phá sản không đủ để thanh toán các quyền lợi cho người lao động. Do đó, đề nghị cần quy định nguyên tắc phân chia tài sản trong trường hợp này như sau: “Nếu giá trị tài sản không đủ thanh toán các khoản nợ đối với người lao động, thì từng người lao động chỉ được thanh toán một phần theo tỷ lệ tương ứng.”
4. Quyền tham gia hội nghị chủ nợ (Điều 66)
Nhất trí với dự thảo luật quy định đại diện tập thể người lao động tham gia hội nghị chủ nợ có quyền và nghĩa vụ như chủ nợ. Tuy nhiên, đề nghị quy định trường hợp đại diện công đoàn tham gia hội nghị chủ nợ thì không cần uỷ quyền của người lao động, vì như đã phân tích ở phần 2, công đoàn đương nhiên là đại diện cho quyền, lợi ích của tập thể lao động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
5. Quyền khiếu nại đối với các quyết định trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp (Điều 29, Điều 36, Điều 60, Điều 87, Điều 95...)
Với tư cách là tổ chức đại diện hợp pháp, chính thức cho quyền lợi của tập thể người lao động tại doanh nghiệp, đề nghị Luật cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyền của tổ chức công đoàn, đại diện người lao động trong việc khiếu nại đối với các quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình mở thủ tục phá sản doanh nghiệp như quyết định mở thủ tục thanh toán tài sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản v.v... được quy định tại các điều luật trên.
Nguyễn Văn Bình
Ban Pháp luật
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Luật Phá sản doanh nghiệp hiện hành được thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực thi hành từ 01/07/1994. Qua hơn 9 năm thi hành, Luật Phá sản doanh nghiệp đã phát huy tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội. Tuy nhiên, qua quá trình thực tiễn thi hành, Luật Phá sản doanh nghiệp cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập, cần phải được sửa đổi, bổ sung.
Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) là dự án luật lớn, đã qua quá trình chuẩn bị khá công phu. Trong quá trình soạn thảo, đã có sự tham gia ý kiến của nhiều Bộ, ngành, cơ quan hữu quan và các chuyên gia... Vì đây là đạo luật lớn, điều chỉnh nhiều vấn đề trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp. Tại cuộc Hội thảo này, chúng tôi chủ yếu tham gia về sự tham gia và vai trò của Công đoàn với tư cách là tổ chức đại diện cho tập thể lao động trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp.
1. Sự tham gia của Công đoàn trong các cơ cấu tổ chức giải quyết phá sản doanh nghiệp (Điều 10, Điều 12 Dự thảo)
Theo quy định của dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi), trong trường hợp cần thiết, có thể có thêm đại diện công đoàn, người lao động tham Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản. Chúng tôi đề nghị cần nghiên cứu quy định sự tham gia của đại diện công đoàn, đại diện người lao động trong Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản là bắt buộc vì một số lý do sau:
- Thứ nhất, tập thể người lao động luôn luôn là một chủ thể có quyền và lợi ích liên quan một cách mật thiết, trực tiếp với doanh nghiệp bị phá sản; trong một số trường hợp, tập thể lao động còn có tư cách như một chủ nợ của doanh nghiệp. Do đó, sự tham gia của đại diện tập thể người lao động trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp không xâm hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của họ.
- Thứ hai, bên cạnh tư cách đại diện cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn, còn là tổ chức tồn tại và hoạt động trong lòng doanh nghiệp, nên có nhiều hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy sự tham gia của công đoàn vào các cơ cấu, tổ chức trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp sẽ giúp cho việc giải quyết được đúng đắn, khách quan hơn.
2. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công đoàn (Điều 17 Dự thảo)
Theo quy định tại Điều 17 Dự thảo Luật, người lao động có thể tự mình hoặc cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp công đoàn nộp đơn, phải có các giấy tờ chứng minh sự uỷ quyền của người lao động; người nộp đơn phải thể hiện các yêu cầu về việc thanh toán tiền lương mà người lao động đã đưa ra nhưng không được doanh nghiệp chấp nhận. Đề nghị cần quy định lại một số nội dung sau:
- Thứ nhất, cần khẳng định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là quyền của tập thể lao động, chứ không phải là quyền của cá nhân người lao động. Trường hợp doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội hoặc các quyền lợi khác đối với cá nhân người lao động thì người lao động có quyền yêu cầu giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Việc thực hiện quyền của tập thể lao động nhất thiết phải thông qua tổ chức hoặc cá nhân đại diện, chứ không thể cả tập thể người lao động thực hiện. Do đó, đề nghị không quy định người lao động có thể tự mình nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của tập thể lao động cần được quy định như sau: “Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương cho người lao động và xác định doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản thì đại diện công đoàn, BCH công đoàn lâm thời hoặc đại diện tập thể người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp.”
- Thứ hai, việc thanh toán tiền lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn cho người lao động là nghĩa vụ đương nhiên của doanh nghiệp đã được quy định tại Điều 59 Bộ luật Lao động. Khi doanh nghiệp trả lương chậm hoặc không trả lương cho người lao động đúng thời hạn là đã vi phạm nghĩa vụ của mình. Do đó, đề nghị bỏ quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 17, không yêu cầu khi nộp đơn, tập thể người lao động phải nộp các yêu cầu về việc thanh toán tiền lương mà không được doanh nghiệp chấp nhận.
- Thứ ba, vì tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện chính thức, hợp pháp cho quyền và lợi ích của tập thể lao động đã được Hiến pháp, Luật lao động và Luật Công đoàn quy định. Do đó, khi công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp thì không cần có giấy tờ chứng minh việc người lao động đã đồng ý để công đoàn nộp đơn theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Dự thảo Luật.
3. Về thứ tự phân chia tài sản (Điều 41)
Về cơ bản, nhất trí với quy định về thứ tự phân chia tài sản đã được quy định tại Dự thảo Luật. Tuy nhiên, cần quy định thêm một số nội dung sau:
- Thứ nhất, theo quy định của pháp luật lao động, các quyền lợi của người lao động không chỉ bao gồm các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết, mà còn các quyền lợi khác như các chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các khoản bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.v.v... Do đó, đề nghị quy định điểm b Khoản 1 Điều 41 như sau: “Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể, và hợp đồng lao động đã ký kết.”
- Thứ hai, có trường hợp tài sản của doanh nghiệp bị phá sản không đủ để thanh toán các quyền lợi cho người lao động. Do đó, đề nghị cần quy định nguyên tắc phân chia tài sản trong trường hợp này như sau: “Nếu giá trị tài sản không đủ thanh toán các khoản nợ đối với người lao động, thì từng người lao động chỉ được thanh toán một phần theo tỷ lệ tương ứng.”
4. Quyền tham gia hội nghị chủ nợ (Điều 66)
Nhất trí với dự thảo luật quy định đại diện tập thể người lao động tham gia hội nghị chủ nợ có quyền và nghĩa vụ như chủ nợ. Tuy nhiên, đề nghị quy định trường hợp đại diện công đoàn tham gia hội nghị chủ nợ thì không cần uỷ quyền của người lao động, vì như đã phân tích ở phần 2, công đoàn đương nhiên là đại diện cho quyền, lợi ích của tập thể lao động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
5. Quyền khiếu nại đối với các quyết định trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp (Điều 29, Điều 36, Điều 60, Điều 87, Điều 95...)
Với tư cách là tổ chức đại diện hợp pháp, chính thức cho quyền lợi của tập thể người lao động tại doanh nghiệp, đề nghị Luật cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyền của tổ chức công đoàn, đại diện người lao động trong việc khiếu nại đối với các quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình mở thủ tục phá sản doanh nghiệp như quyết định mở thủ tục thanh toán tài sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản v.v... được quy định tại các điều luật trên.
Nguyễn Văn Bình
Ban Pháp luật
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam