Cách thức quy định quyền& nghĩa vụ các bên trong HĐTM cụ thể
Về cách thức quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng thương mại cụ thể
Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia tại hội thảo lấy ý kiến Dự án Luật Thương mại (dự thảo 8) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh
Xung quanh vấn đề cách thức quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng thương mại, cụ thể như hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng đại diện, đại lý, môi giới, uỷ thác mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ… tại các hội thảo có các luồng ý kiến chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm soạn thảo Dự án Luật, theo đó xuất phát từ lập luận quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại cụ thể là rất đa dạng và phụ thuộc vào các thoả thuận cụ thể của các thương nhân là các bên trong hợp đồng. Do đó, các điều luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng thương mại cụ thể nên được thiết kế theo hướng chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ hết sức cơ bản của các bên để làm cơ sở cho việc xác định, phân biệt hoạt động thương mại này với hoạt động thương mại khác.
Thứ hai, nên quy định thật cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại đến mức có thể được để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại, xác định được các điều khoản cần thiết khi đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại cụ thể.
Thứ ba, một số ít ý kiến đề nghị không nên có các điều quy định về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng thương mại cụ thể vì các quyền và nghĩa vụ này do các thương nhân tự do thoả thuận và nếu có quy định vào Luật thì cũng không mang nhiều ý nghĩa.
Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia tại hội thảo lấy ý kiến Dự án Luật Thương mại (dự thảo 8) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh
Xung quanh vấn đề cách thức quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng thương mại, cụ thể như hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng đại diện, đại lý, môi giới, uỷ thác mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ… tại các hội thảo có các luồng ý kiến chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm soạn thảo Dự án Luật, theo đó xuất phát từ lập luận quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại cụ thể là rất đa dạng và phụ thuộc vào các thoả thuận cụ thể của các thương nhân là các bên trong hợp đồng. Do đó, các điều luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng thương mại cụ thể nên được thiết kế theo hướng chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ hết sức cơ bản của các bên để làm cơ sở cho việc xác định, phân biệt hoạt động thương mại này với hoạt động thương mại khác.
Thứ hai, nên quy định thật cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại đến mức có thể được để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại, xác định được các điều khoản cần thiết khi đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại cụ thể.
Thứ ba, một số ít ý kiến đề nghị không nên có các điều quy định về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng thương mại cụ thể vì các quyền và nghĩa vụ này do các thương nhân tự do thoả thuận và nếu có quy định vào Luật thì cũng không mang nhiều ý nghĩa.