Phạm vi áp dụng
GÓP Ý CỦA DỰ ÁN STAR-VIETNAM
về
CÁC VẤN ĐỀ LỚN VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ SỬA ĐỔI
(Phục vụ hội thảo tại Hạ Long - 14-16/3/2005)
Chúng tôi đánh giá cao cơ hội được tham gia đóng góp ý kiến về Dự thảo mới nhất của Bộ luật Dân sự.
Chúng tôi sẽ đưa ra các vấn đề mà chúng tôi tin là nên được cân nhắc. Chúng tôi sẽ đưa ra các phương án khác nahu cho những vấn đề này khi có thể.
[b]Vấn đề 1: Phạm vi điều chỉnh và việc áp dụng của Bộ luật Dân sự
Như mọi người đã biết, Việt Nam nên có một luật thống nhất về hợp đồng, đưa ra các quy tắc minh bạch và phù hợp đối với việc giao kết, thực hiện và thực thi hiệu lực tất cả các loại hợp đồng thương mại và kinh tế. Điều này là cần thiết đối với việc tuân thủ theo BTA và chuẩn bị cho việc gia nhập WTO. Điều này cũng là thiết thực đối với lợi ích của tất cả các doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là luật nào nên quy định những quy tắc hợp đồng cơ bản này.
Như mọi người hiểu thì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 sẽ được bãi bỏ. Đây là một bước đi cần thiết.
Như vậy thì vị trí pháp lý logic của luật về hợp đồng sẽ nằm trong Bộ luật Dân sự hoặc Luật Thương mại.
Phương án 1:
Luật hợp đồng và các quy định liên quan như quy định về đại diện (Chương VII của Phần I) nên được quy định cụ thể tại Luật Thương mại.
Phương án 2:
Bộ luật Dân sự nên được dự thảo để áp dụng cho các hoạt động kinh tế và thương mại.
Phương án 3:
Có thể tiếp tục duy trì các quy tắc còn mơ hồ và chưa rõ ràng đang hiện hành để việc phán quyết liệu có áp dụng Bộ luật Dân sự trong từng trường hợp cụ thể hay không cho toà án quyết định.
Nếu phương án 3 được lựa chọn thì cần phải đưa luật hợp đồng, luật về đại diện và các luật cơ bản khác vào Luật Thương mại. Lựa chọn này sẽ tiếp tục duy trì sự không rõ ràng, nhập nhằng và sự không nhất quán của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Quốc hội sẽ phải quyết định phương án nào là phù hợp nhất đối với Việt Nam. Chúng tôi khuyến nghị Phương án 1 hoặc 2 và rất mong muốn một quyết định rõ ràng là phương án nào trong 2 phương án này được lựa chọn. Câu trả lời cho vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc soạn thảo rất nhiều phần của Bộ luật Dân sự và soạn thảo Luật Thương mại.
Chúng tôi đồng ý với đại đa số mọi người khuyến nghị phương án 2. Trong các cuộc hội thảo rộng rãi, hầu hết những người phát biểu đều coi Bộ luật Dân sự là một luật gốc hay luật cơ bản và cần phải quy định các nguyên tắc chung như nghĩa vụ, hợp đồng, đại diện, v.v. Phương pháp tiếp cận này dẫn đến phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật Dân sự nhất quán với Luật của các nước khác trên thế giới - những nước có Bộ luật này. Chúng tôi hiểu rằng điều này bao gồm tất cả các nước khác trên thế giới có Bộ luật Dân sự. Điều này sẽ dẫn đến luật Việt Nam nhất quán với thông lệ quốc tế.
Vấn đề 2
Nếu Phương án 2 được lựa chọn và Bộ luật Dân sự áp dụng đối với các giao dịch thương mại và kinh tế thì ý định này đã được thể hiện tại Dự thảo Bộ luật hiện tại chưa?
Luật pháp về hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 1995, nhưng toà án Việt Nam đã quyết định rằng các quy định này không áp dụng cho những giao dịch kinh tế hoặc thương mại mà những giao dịch này thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế hoặc Luật Thương mại. Phần I của Bộ luật Dân sự 1995 có quy định về Đại điện và đã có các tranh cãi rất lớn ở toà về việc liệu các quy định này có áp dụng trong các vụ việc liên quan đến các vấn đề về kinh tế như tính hiệu lực của các hợp đồng bảo hiểm được ban hành bởi các công ty bảo hiểm.
Khi một luật được sửa đổi, toà án sẽ không thay đổi cách giải thích các điều khoản của luật cũ trừ khi chủ định thay đổi luật của các nhà viết luật thể hiện một cách rõ ràng. Thẩm phán và các luật sư đã quen trong vòng 9 năm trời rằng các điều khoản về hợp đồng của Bộ luật Dân sự không áp dụng cho các giao dịch kinh tế hoặc thương mại. Toà án và cộng đồng luật gia sẽ không thay đổi cách hiểu này trừ khi Bộ luật Dân sự sửa đổi chỉ ra rõ ràng rằng thay đổi là được chủ định. Đây là thực tế cơ bản của việc soạn thảo luật và áp dụng luật.
Trừ khi Quốc hội lựa chọn Phương án 3 ở trên và bảo lưu tình trạng hiện tại là luật không rõ ràng, nhập nhằng thì việc cần thiết phải làm là lời nói đầu của Bộ luật Dân sự sửa đổi và một trong 2 điều khoản đầu của Bộ luật Dân sự sửa đổi phải thể hiện rõ ràng rằng Bộ luật này có hoặc không áp dụng đối với tất cả các loại giao dịch tại Việt Nam.
Dự thảo Bộ luật mới nhất mà chúng ta đang xem xét sẽ không thay đổi được cách giải thích và cách áp dụng Bộ luật hiện nay. Đây là điểm mấu chốt. Trừ khi được sửa đổi lại, phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ như phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật 1995.
Phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật Dân sự 1995 được quy định tại điều 1 và điều 15. Trong dự thảo hiện tại, điều 15 được chuyển vị trí sang thành điều 2. Tuy nhiên thay đổi duy nhất về từ ngữ là điều 15 thì áp dụng cho các "quan hệ dân sự" trong khi dự thảo điều 2 thì áp dụng cho "quan hệ dân sự và các quan hệ xã hội khác được thiết lập trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể" nếu quan hệ đó chưa được điều chỉnh bởi bất kỳ một luật phù hợp nào khác. Một luật sư có thể biện luận rằng từ ngữ này có thể được giải thích để mở rộng phạm vi áp dụng của Bộ luật Dân sự, tuy nhiên biện luận này khó có khả năng được chấp nhận.
Không có từ ngữ nào trong lời mở đầu hay các điều khoản đầu thể hiện một cách rõ ràng về chủ định mở rộng phạm vi áp dụng của Bộ luật Dân sự để Bộ luật này trở thành luật gốc hay cơ bản trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Cũng không có điều khoản nào tại bất kỳ đâu trong dự thảo chỉ ra rằng Bộ luật sẽ mở rộng phạm vi áp dụng. Không một nhà kinh doanh hoặc luật sư trong nước hoặc nước ngoài nào có thể chắc chắn rằng liệu giao dịch kinh doanh của họ sẽ được điều chỉnh bởi các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự. Thỉnh thoảng thì có thể có lý do để soạn thảo luật một cách mập mờ, tuy nhiên trong trường hợp này thì không có lý do nào để soạn thảo các điều khoản về phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật này một cách không rõ ràng.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là ngôn ngữ nào được sử dụng để diễn đạt được một cách rõ ràng phạm vi điều chỉnh và áp dụng của Bộ luật.
Phương án 1
Một cách để giải quyết vấn đề này là sửa lại điều 1 của Dự thảo và sửa lại lời mở đầu để thể hiện được phạm vi áp dụng của Bộ luật này được mở rộng.
Lời nói đầu
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị quyết số 51/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001 trong kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá 10.
Bộ luật Dân sự này thiết lập các quy định về quan hệ dân sự, bao gồm một tập hợp các quy tắc để thiết lập ra luật pháp cơ bản của đất nước. Bộ luật này là nền tảng của các luật khác mặc dù các luật khác có thể bổ sung hoặc là quy định các trường hợp ngoại lệ của Bộ luật này.
Nhận xét: Phải làm rõ ra rằng Bộ luật Dân sự là luật nền tảng, luật gốc đối với tất cả các vấn đề mà nó điều chỉnh, tuy nhiên các luật khác có thể bổ sung hoặc quy định khác đi đối với những vấn đề cụ thể mà những vấn đề này nếu không được quy định trong những luật đó thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự. Do đó, chúng tôi đề xuất thêm vào điều khoản trên, tương tự như lời mở đầu của Bộ luật Dân sự của bang Quebec, Canada.
PHẦN I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Chương I
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự
Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý của các cá nhân và pháp nhân, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong mối quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự, và thiết lập các chuẩn mực pháp lý cho các hành vi của các chủ thể tham gia các mối quan hệ dân sự. Giao lưu dân sự và quan hệ dân sự bao gồm các giao lưu và quan hệ dân sự, kinh tế, kinh doanh, thương mại, tài chính, hôn nhân, gia đình, xã hội và các giao lưu và quan hệ khác mà không phải là hình sự. Bộ luật Dân sự bao gồm một tập hợp các quy tắc để thiết lập ra luật pháp cơ bản của đất nước. Bộ luật này là nền tảng của các luật khác mặc dù các luật khác có thể bổ sung hoặc là quy định các trường hợp ngoại lệ của Bộ luật này.
Phương án 2
Có thể có các cách khác đề thể hiện phạm vi điều chỉnh và áp dụng của Bộ luật dân sự sửa đổi, tuy nhiên từ ngữ sử dụng phải rõ ràng, mạch lạc và không gây nhầm lẫn.
Vấn đề 3: Sử dụng cụm từ ‘dân sự’
Có thêm một số lo lắng liên quan đến phạm vi và áp dụng của Bộ luật Dân sự. Trong Bộ luật 1995, từ ‘dân sự’ được sử dụng như một bổ ngữ của các từ ‘quyền’, ‘nghĩa vụ’, ‘hợp đồng’, ‘giao dịch’, ‘vụ kiện’, ‘vụ việc’, ‘hành vi’ và ở những chỗ mà ngôn ngữ không yêu cầu phải có bất kỳ một bổ ngữ nào. Cách làm này chỉ có ở Việt Nam. Từ ‘dân sự’ không được sử dụng để bổ ngữ cho từ ‘hợp đồng’ trong Bộ luật dân sự của các nước khác như Pháp chẳng hạn.
Cần phải nhận ra rằng từ ‘dân sự’ thỉnh thoảng được dùng trong pháp luật nội dung và thủ tục của Việt Nam theo một nghĩa hẹp. Bởi vì có Toà Dân sự và Toà Kinh tế nên tồn tại việc sử dụng từ ‘dân sự’ mang nghĩa hẹp – nghĩa đã loại bỏ mất các vấn đề về kinh tế. Lịch sử 9 năm sử dụng nghĩa này cần phải thay đổi nếu các điều khoản của Bộ luật Dân sự sửa đổi trở thành luật gốc của Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là từ ‘dân sự’ bổ sung thêm gì vào nghĩa của một từ như ‘hợp đồng’. Nếu chủ định rằng luật hợp đồng trong Bộ luật Dân sự áp dụng cho tất cả các hợp đồng thì việc bổ ngữ cho "hợp đồng" bằng từ ‘dân sự’ tạo ra ý nghĩa gì? Việc sử dụng các từ như ‘hợp đồng dân sự’ chỉ ra rằng ý nghĩa chủ định là nói đến một loại hợp đồng cụ thể chứ không phải tất cả các loại hợp đồng. Nếu đây không phải là chủ định thì từ ‘dân sự’ không được sử dụng tại những chỗ như vậy.
Quy tắc cơ bản về giải thích luật chỉ ra rằng tất cả các từ trong luật đều được chủ định là có ý nghĩa. Sẽ không thể giải thích luật thoả đáng được khi mà cách giải thích làm cho một số từ trong Bộ luật bị mất ý nghĩa. Do đó, các từ như ‘giao dịch dân sự’, ‘hợp đồng dân sự’, ‘quyền dân sự’ không nên được sử dụng nếu các quy định trong Bộ luật đã được chủ định để áp dụng cho tất cả các giao dịch, tất cả các hợp đồng và tất cả các quyền.
Ban soạn thảo đã cân nhắc vấn đề này rất kỹ. Họ đã xác định được là do từ ‘dân sự’ thỉnh thoảng được sử dụng theo một nghĩa hẹp hơn để loại trừ các vấn đề về thương mại và kinh tế, cụm từ ‘hợp đồng dân sư’ và ‘quyền dân sự’, v.v. không nên được tiếp tục sử dụng trong Bộ luật sửa đổi. Do đó, trong một dự thảo trước đây của Bộ luật (đưa ra tháng 7 năm 2004), từ ‘dân sự’ đã được bỏ đi trong các Phần I và III và trong một số điều khoản nhất định của Dự thảo.
Phương án 1
Bỏ từ "dân sự" trong toàn Bộ luật trừ khi việc sử dụng là cần thiết để hoàn thành nghĩa chủ định của điều khoản.
Phương án 2
Nếu chủ định rằng Bộ luật Dân sự sửa đổi trở thành luật gốc, cở bản của Việt Nam thì không còn lựa chọn nào khác ngoài Phương án 1.
Khuyến nghị này sẽ không thay đổi nếu Dự thảo BộlLuật đưa vào một định nghĩa rộng của từ ‘dân sự’. Vì sẽ vẫn có tình huống là ‘hợp đồng dân sự’ có thể được giải thích để mang nghĩa là một loại hợp đồng (theo nghĩa dân sự cũ) chứ không chỉ tất cả các loại hợp đồng.
về
CÁC VẤN ĐỀ LỚN VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ SỬA ĐỔI
(Phục vụ hội thảo tại Hạ Long - 14-16/3/2005)
Chúng tôi đánh giá cao cơ hội được tham gia đóng góp ý kiến về Dự thảo mới nhất của Bộ luật Dân sự.
Chúng tôi sẽ đưa ra các vấn đề mà chúng tôi tin là nên được cân nhắc. Chúng tôi sẽ đưa ra các phương án khác nahu cho những vấn đề này khi có thể.
[b]Vấn đề 1: Phạm vi điều chỉnh và việc áp dụng của Bộ luật Dân sự
Như mọi người đã biết, Việt Nam nên có một luật thống nhất về hợp đồng, đưa ra các quy tắc minh bạch và phù hợp đối với việc giao kết, thực hiện và thực thi hiệu lực tất cả các loại hợp đồng thương mại và kinh tế. Điều này là cần thiết đối với việc tuân thủ theo BTA và chuẩn bị cho việc gia nhập WTO. Điều này cũng là thiết thực đối với lợi ích của tất cả các doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là luật nào nên quy định những quy tắc hợp đồng cơ bản này.
Như mọi người hiểu thì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 sẽ được bãi bỏ. Đây là một bước đi cần thiết.
Như vậy thì vị trí pháp lý logic của luật về hợp đồng sẽ nằm trong Bộ luật Dân sự hoặc Luật Thương mại.
Phương án 1:
Luật hợp đồng và các quy định liên quan như quy định về đại diện (Chương VII của Phần I) nên được quy định cụ thể tại Luật Thương mại.
Phương án 2:
Bộ luật Dân sự nên được dự thảo để áp dụng cho các hoạt động kinh tế và thương mại.
Phương án 3:
Có thể tiếp tục duy trì các quy tắc còn mơ hồ và chưa rõ ràng đang hiện hành để việc phán quyết liệu có áp dụng Bộ luật Dân sự trong từng trường hợp cụ thể hay không cho toà án quyết định.
Nếu phương án 3 được lựa chọn thì cần phải đưa luật hợp đồng, luật về đại diện và các luật cơ bản khác vào Luật Thương mại. Lựa chọn này sẽ tiếp tục duy trì sự không rõ ràng, nhập nhằng và sự không nhất quán của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Quốc hội sẽ phải quyết định phương án nào là phù hợp nhất đối với Việt Nam. Chúng tôi khuyến nghị Phương án 1 hoặc 2 và rất mong muốn một quyết định rõ ràng là phương án nào trong 2 phương án này được lựa chọn. Câu trả lời cho vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc soạn thảo rất nhiều phần của Bộ luật Dân sự và soạn thảo Luật Thương mại.
Chúng tôi đồng ý với đại đa số mọi người khuyến nghị phương án 2. Trong các cuộc hội thảo rộng rãi, hầu hết những người phát biểu đều coi Bộ luật Dân sự là một luật gốc hay luật cơ bản và cần phải quy định các nguyên tắc chung như nghĩa vụ, hợp đồng, đại diện, v.v. Phương pháp tiếp cận này dẫn đến phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật Dân sự nhất quán với Luật của các nước khác trên thế giới - những nước có Bộ luật này. Chúng tôi hiểu rằng điều này bao gồm tất cả các nước khác trên thế giới có Bộ luật Dân sự. Điều này sẽ dẫn đến luật Việt Nam nhất quán với thông lệ quốc tế.
Vấn đề 2
Nếu Phương án 2 được lựa chọn và Bộ luật Dân sự áp dụng đối với các giao dịch thương mại và kinh tế thì ý định này đã được thể hiện tại Dự thảo Bộ luật hiện tại chưa?
Luật pháp về hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 1995, nhưng toà án Việt Nam đã quyết định rằng các quy định này không áp dụng cho những giao dịch kinh tế hoặc thương mại mà những giao dịch này thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế hoặc Luật Thương mại. Phần I của Bộ luật Dân sự 1995 có quy định về Đại điện và đã có các tranh cãi rất lớn ở toà về việc liệu các quy định này có áp dụng trong các vụ việc liên quan đến các vấn đề về kinh tế như tính hiệu lực của các hợp đồng bảo hiểm được ban hành bởi các công ty bảo hiểm.
Khi một luật được sửa đổi, toà án sẽ không thay đổi cách giải thích các điều khoản của luật cũ trừ khi chủ định thay đổi luật của các nhà viết luật thể hiện một cách rõ ràng. Thẩm phán và các luật sư đã quen trong vòng 9 năm trời rằng các điều khoản về hợp đồng của Bộ luật Dân sự không áp dụng cho các giao dịch kinh tế hoặc thương mại. Toà án và cộng đồng luật gia sẽ không thay đổi cách hiểu này trừ khi Bộ luật Dân sự sửa đổi chỉ ra rõ ràng rằng thay đổi là được chủ định. Đây là thực tế cơ bản của việc soạn thảo luật và áp dụng luật.
Trừ khi Quốc hội lựa chọn Phương án 3 ở trên và bảo lưu tình trạng hiện tại là luật không rõ ràng, nhập nhằng thì việc cần thiết phải làm là lời nói đầu của Bộ luật Dân sự sửa đổi và một trong 2 điều khoản đầu của Bộ luật Dân sự sửa đổi phải thể hiện rõ ràng rằng Bộ luật này có hoặc không áp dụng đối với tất cả các loại giao dịch tại Việt Nam.
Dự thảo Bộ luật mới nhất mà chúng ta đang xem xét sẽ không thay đổi được cách giải thích và cách áp dụng Bộ luật hiện nay. Đây là điểm mấu chốt. Trừ khi được sửa đổi lại, phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ như phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật 1995.
Phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật Dân sự 1995 được quy định tại điều 1 và điều 15. Trong dự thảo hiện tại, điều 15 được chuyển vị trí sang thành điều 2. Tuy nhiên thay đổi duy nhất về từ ngữ là điều 15 thì áp dụng cho các "quan hệ dân sự" trong khi dự thảo điều 2 thì áp dụng cho "quan hệ dân sự và các quan hệ xã hội khác được thiết lập trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể" nếu quan hệ đó chưa được điều chỉnh bởi bất kỳ một luật phù hợp nào khác. Một luật sư có thể biện luận rằng từ ngữ này có thể được giải thích để mở rộng phạm vi áp dụng của Bộ luật Dân sự, tuy nhiên biện luận này khó có khả năng được chấp nhận.
Không có từ ngữ nào trong lời mở đầu hay các điều khoản đầu thể hiện một cách rõ ràng về chủ định mở rộng phạm vi áp dụng của Bộ luật Dân sự để Bộ luật này trở thành luật gốc hay cơ bản trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Cũng không có điều khoản nào tại bất kỳ đâu trong dự thảo chỉ ra rằng Bộ luật sẽ mở rộng phạm vi áp dụng. Không một nhà kinh doanh hoặc luật sư trong nước hoặc nước ngoài nào có thể chắc chắn rằng liệu giao dịch kinh doanh của họ sẽ được điều chỉnh bởi các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự. Thỉnh thoảng thì có thể có lý do để soạn thảo luật một cách mập mờ, tuy nhiên trong trường hợp này thì không có lý do nào để soạn thảo các điều khoản về phạm vi và sự áp dụng của Bộ luật này một cách không rõ ràng.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là ngôn ngữ nào được sử dụng để diễn đạt được một cách rõ ràng phạm vi điều chỉnh và áp dụng của Bộ luật.
Phương án 1
Một cách để giải quyết vấn đề này là sửa lại điều 1 của Dự thảo và sửa lại lời mở đầu để thể hiện được phạm vi áp dụng của Bộ luật này được mở rộng.
Lời nói đầu
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị quyết số 51/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001 trong kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá 10.
Bộ luật Dân sự này thiết lập các quy định về quan hệ dân sự, bao gồm một tập hợp các quy tắc để thiết lập ra luật pháp cơ bản của đất nước. Bộ luật này là nền tảng của các luật khác mặc dù các luật khác có thể bổ sung hoặc là quy định các trường hợp ngoại lệ của Bộ luật này.
Nhận xét: Phải làm rõ ra rằng Bộ luật Dân sự là luật nền tảng, luật gốc đối với tất cả các vấn đề mà nó điều chỉnh, tuy nhiên các luật khác có thể bổ sung hoặc quy định khác đi đối với những vấn đề cụ thể mà những vấn đề này nếu không được quy định trong những luật đó thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự. Do đó, chúng tôi đề xuất thêm vào điều khoản trên, tương tự như lời mở đầu của Bộ luật Dân sự của bang Quebec, Canada.
PHẦN I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Chương I
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự
Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý của các cá nhân và pháp nhân, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong mối quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự, và thiết lập các chuẩn mực pháp lý cho các hành vi của các chủ thể tham gia các mối quan hệ dân sự. Giao lưu dân sự và quan hệ dân sự bao gồm các giao lưu và quan hệ dân sự, kinh tế, kinh doanh, thương mại, tài chính, hôn nhân, gia đình, xã hội và các giao lưu và quan hệ khác mà không phải là hình sự. Bộ luật Dân sự bao gồm một tập hợp các quy tắc để thiết lập ra luật pháp cơ bản của đất nước. Bộ luật này là nền tảng của các luật khác mặc dù các luật khác có thể bổ sung hoặc là quy định các trường hợp ngoại lệ của Bộ luật này.
Phương án 2
Có thể có các cách khác đề thể hiện phạm vi điều chỉnh và áp dụng của Bộ luật dân sự sửa đổi, tuy nhiên từ ngữ sử dụng phải rõ ràng, mạch lạc và không gây nhầm lẫn.
Vấn đề 3: Sử dụng cụm từ ‘dân sự’
Có thêm một số lo lắng liên quan đến phạm vi và áp dụng của Bộ luật Dân sự. Trong Bộ luật 1995, từ ‘dân sự’ được sử dụng như một bổ ngữ của các từ ‘quyền’, ‘nghĩa vụ’, ‘hợp đồng’, ‘giao dịch’, ‘vụ kiện’, ‘vụ việc’, ‘hành vi’ và ở những chỗ mà ngôn ngữ không yêu cầu phải có bất kỳ một bổ ngữ nào. Cách làm này chỉ có ở Việt Nam. Từ ‘dân sự’ không được sử dụng để bổ ngữ cho từ ‘hợp đồng’ trong Bộ luật dân sự của các nước khác như Pháp chẳng hạn.
Cần phải nhận ra rằng từ ‘dân sự’ thỉnh thoảng được dùng trong pháp luật nội dung và thủ tục của Việt Nam theo một nghĩa hẹp. Bởi vì có Toà Dân sự và Toà Kinh tế nên tồn tại việc sử dụng từ ‘dân sự’ mang nghĩa hẹp – nghĩa đã loại bỏ mất các vấn đề về kinh tế. Lịch sử 9 năm sử dụng nghĩa này cần phải thay đổi nếu các điều khoản của Bộ luật Dân sự sửa đổi trở thành luật gốc của Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là từ ‘dân sự’ bổ sung thêm gì vào nghĩa của một từ như ‘hợp đồng’. Nếu chủ định rằng luật hợp đồng trong Bộ luật Dân sự áp dụng cho tất cả các hợp đồng thì việc bổ ngữ cho "hợp đồng" bằng từ ‘dân sự’ tạo ra ý nghĩa gì? Việc sử dụng các từ như ‘hợp đồng dân sự’ chỉ ra rằng ý nghĩa chủ định là nói đến một loại hợp đồng cụ thể chứ không phải tất cả các loại hợp đồng. Nếu đây không phải là chủ định thì từ ‘dân sự’ không được sử dụng tại những chỗ như vậy.
Quy tắc cơ bản về giải thích luật chỉ ra rằng tất cả các từ trong luật đều được chủ định là có ý nghĩa. Sẽ không thể giải thích luật thoả đáng được khi mà cách giải thích làm cho một số từ trong Bộ luật bị mất ý nghĩa. Do đó, các từ như ‘giao dịch dân sự’, ‘hợp đồng dân sự’, ‘quyền dân sự’ không nên được sử dụng nếu các quy định trong Bộ luật đã được chủ định để áp dụng cho tất cả các giao dịch, tất cả các hợp đồng và tất cả các quyền.
Ban soạn thảo đã cân nhắc vấn đề này rất kỹ. Họ đã xác định được là do từ ‘dân sự’ thỉnh thoảng được sử dụng theo một nghĩa hẹp hơn để loại trừ các vấn đề về thương mại và kinh tế, cụm từ ‘hợp đồng dân sư’ và ‘quyền dân sự’, v.v. không nên được tiếp tục sử dụng trong Bộ luật sửa đổi. Do đó, trong một dự thảo trước đây của Bộ luật (đưa ra tháng 7 năm 2004), từ ‘dân sự’ đã được bỏ đi trong các Phần I và III và trong một số điều khoản nhất định của Dự thảo.
Phương án 1
Bỏ từ "dân sự" trong toàn Bộ luật trừ khi việc sử dụng là cần thiết để hoàn thành nghĩa chủ định của điều khoản.
Phương án 2
Nếu chủ định rằng Bộ luật Dân sự sửa đổi trở thành luật gốc, cở bản của Việt Nam thì không còn lựa chọn nào khác ngoài Phương án 1.
Khuyến nghị này sẽ không thay đổi nếu Dự thảo BộlLuật đưa vào một định nghĩa rộng của từ ‘dân sự’. Vì sẽ vẫn có tình huống là ‘hợp đồng dân sự’ có thể được giải thích để mang nghĩa là một loại hợp đồng (theo nghĩa dân sự cũ) chứ không chỉ tất cả các loại hợp đồng.