Vi phạm SHTT có thể bị truy cứu TN hình sự
Các đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ:
Vi phạm sở hữu trí tuệ, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Lao động Điện tử - 10/8/2005
Ngày 9.8, Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) chuyên trách đã thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT). Hội nghị có rất nhiều ý kiến khác nhau, xung quanh việc: Bảo hộ sáng kiến, bảo hộ giống vật nuôi, bảo hộ tên miền, bảo hộ thương hiệu của người nổi tiếng, bảo hộ phát minh... Đặc biệt, để bảo hộ quyền SHTT, những người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo chức năng của từng ngành, dự luật được Bộ KH-CN, Bộ NNPTNT và Bộ VHTT cùng soạn thảo. Do đó, có nhiều điều trùng lắp, chồng chéo đã được các đại biểu phát hiện. Vì vậy, Chủ nhiệm UB KHCNMT của QH Hồ Đức Việt đề nghị các đại biểu chuyên trách rà soát lại hộ.
Về một số nội dung chưa rõ, đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) yêu cầu Bộ trưởng Bộ KH-CN giải đáp rõ hơn, đồng thời đưa ra câu hỏi với Ban soạn thảo: Tại sao trong dự thảo chỉ thấy nêu các cá nhân, đơn vị làm các loại thủ tục để xin được bảo hộ SHTT, nhưng không thấy nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và phương thức bảo hộ như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hồng (Thừa Thiên- Huế) băn khoăn: Luật cần thiết kế thế nào để đảm bảo hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của chủ thể sáng tạo. Nếu chỉ vì lợi ích quốc gia mà không có chính sách bảo hộ thích hợp cho chủ sở hữu sáng tạo, sẽ làm thui chột sự sáng tạo của công dân. Ngược lại, nếu chỉ chăm chăm bảo hộ mà không có "cửa mở" thì lợi ích quốc gia bị thiệt hại.
Về nội dung này, ông Hồ Đức Việt - với tư cách là đại diện cơ quan thẩm định dự án - cũng băn khoăn: "Chủ thể phát minh cũng có quyền nhất định, và thực tế cũng có xảy ra tranh chấp, nhưng đưa vào luật như thế nào cho phù hợp, chúng ta cũng cần tính cách".
Với các ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng bảo hộ quyền SHTT sang các lĩnh vực báo chí, kiến trúc, điêu khắc và các lĩnh vực khác (quân sự, chính trị, công nghệ, chính trị), ông Việt khẳng định: "Mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không phân biệt hình thức và phương tiện thể hiện đều là đối tượng quyền tác giả". Tuy nhiên, một số nội dung như sáng kiến không thể đưa vào bảo hộ, vì tuy là sản phẩm lao động trí óc nhưng tính sáng tạo ở mức thấp, thường chỉ là biện pháp khắc phục một vấn đề kỹ thuật nào đó. Do vậy, nếu quy định sáng kiến là đối tượng bảo hộ thì thiếu tính khả thi.
Với câu hỏi tại sao bảo hộ giống cây trồng lại không bảo hộ giống vật nuôi, ông Việt giải thích khá kỹ, nhưng chung quy đều dựa trên 4 tiêu chí với những sản phẩm muốn bảo hộ, đó là: Tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Dựa trên các tiêu chí này và kinh nghiệm quốc tế, ông Hồ Đức Việt cũng nhất trí với Ban soạn thảo không đưa một số nội dung vào bảo hộ là: Bảo hộ tên miền, bảo hộ thương hiệu của người nổi tiếng, bảo hộ phát minh.
Nhằm xử lý xâm phạm quyền SHTT, điều 219 của dự luật ghi rõ:"Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự". Đa số các đại biểu nhất trí với quy định này.
Duy Hưng
Vi phạm sở hữu trí tuệ, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Lao động Điện tử - 10/8/2005
Ngày 9.8, Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) chuyên trách đã thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT). Hội nghị có rất nhiều ý kiến khác nhau, xung quanh việc: Bảo hộ sáng kiến, bảo hộ giống vật nuôi, bảo hộ tên miền, bảo hộ thương hiệu của người nổi tiếng, bảo hộ phát minh... Đặc biệt, để bảo hộ quyền SHTT, những người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo chức năng của từng ngành, dự luật được Bộ KH-CN, Bộ NNPTNT và Bộ VHTT cùng soạn thảo. Do đó, có nhiều điều trùng lắp, chồng chéo đã được các đại biểu phát hiện. Vì vậy, Chủ nhiệm UB KHCNMT của QH Hồ Đức Việt đề nghị các đại biểu chuyên trách rà soát lại hộ.
Về một số nội dung chưa rõ, đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) yêu cầu Bộ trưởng Bộ KH-CN giải đáp rõ hơn, đồng thời đưa ra câu hỏi với Ban soạn thảo: Tại sao trong dự thảo chỉ thấy nêu các cá nhân, đơn vị làm các loại thủ tục để xin được bảo hộ SHTT, nhưng không thấy nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và phương thức bảo hộ như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hồng (Thừa Thiên- Huế) băn khoăn: Luật cần thiết kế thế nào để đảm bảo hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của chủ thể sáng tạo. Nếu chỉ vì lợi ích quốc gia mà không có chính sách bảo hộ thích hợp cho chủ sở hữu sáng tạo, sẽ làm thui chột sự sáng tạo của công dân. Ngược lại, nếu chỉ chăm chăm bảo hộ mà không có "cửa mở" thì lợi ích quốc gia bị thiệt hại.
Về nội dung này, ông Hồ Đức Việt - với tư cách là đại diện cơ quan thẩm định dự án - cũng băn khoăn: "Chủ thể phát minh cũng có quyền nhất định, và thực tế cũng có xảy ra tranh chấp, nhưng đưa vào luật như thế nào cho phù hợp, chúng ta cũng cần tính cách".
Với các ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng bảo hộ quyền SHTT sang các lĩnh vực báo chí, kiến trúc, điêu khắc và các lĩnh vực khác (quân sự, chính trị, công nghệ, chính trị), ông Việt khẳng định: "Mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không phân biệt hình thức và phương tiện thể hiện đều là đối tượng quyền tác giả". Tuy nhiên, một số nội dung như sáng kiến không thể đưa vào bảo hộ, vì tuy là sản phẩm lao động trí óc nhưng tính sáng tạo ở mức thấp, thường chỉ là biện pháp khắc phục một vấn đề kỹ thuật nào đó. Do vậy, nếu quy định sáng kiến là đối tượng bảo hộ thì thiếu tính khả thi.
Với câu hỏi tại sao bảo hộ giống cây trồng lại không bảo hộ giống vật nuôi, ông Việt giải thích khá kỹ, nhưng chung quy đều dựa trên 4 tiêu chí với những sản phẩm muốn bảo hộ, đó là: Tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Dựa trên các tiêu chí này và kinh nghiệm quốc tế, ông Hồ Đức Việt cũng nhất trí với Ban soạn thảo không đưa một số nội dung vào bảo hộ là: Bảo hộ tên miền, bảo hộ thương hiệu của người nổi tiếng, bảo hộ phát minh.
Nhằm xử lý xâm phạm quyền SHTT, điều 219 của dự luật ghi rõ:"Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự". Đa số các đại biểu nhất trí với quy định này.
Duy Hưng