Ý kiến một “người trong cuộc” về Luật Đầu tư
Ý kiến một "người trong cuộc" về Luật Đầu tư
(VietNamNet) - Mặc dù các thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Úc và châu Âu tại VN cùng khẩn thiết đề nghị không thông qua Luật đầu tư tại kỳ họp Quốc hội (QH) lần này”, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Hoàng Thanh Phú, thành viên tham gia vào soạn thảo Luật đầu tư, vẫn khẳng định như vậy với VietNamNet.
- Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) không đồng tình với Luật đầu tư (chung) quy định doanh nghiệp có 30% vốn nhà nước trở lên phải đấu thầu theo quy định của nhà nước?
- Luật đấu thầu (dự thảo) chủ yếu áp dụng đối với vốn nhà nước nhưng khuyến khích các thành phần kinh tế khác thực hiện đấu thầu chứ không bắt buộc. Còn đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 30% trở lên thì phải đấu thầu. Đấu thầu bất kỳ nguồn vốn nào trên thế giới hiện nay dùng phổ biến. Các công ty bỏ vốn ra cần chọn nhà thầu tốt thì đấu thầu. Hiện nay, theo Luật đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận có 30% vốn nhà nước trở lên là đấu thầu. Nghĩa là giữ như hiện nay chứ không có gì mới!
- Nhưng có 30% vốn của Nhà nước cũng chỉ là cổ đông trong doanh nghiệp, không thể lấy quy định của cổ đông áp đặt lên doanh nghiệp?
- Phải hiểu đấu thầu mục đích là làm lợi cho nhà đầu tư, chứ không phải chỉ cho vốn nhà nước. Vốn nhà nước 30% vẫn như bây giờ, đã góp vào cùng nước ngoài hoặc cùng thành phần kinh tế khác thì đều đấu thầu. Hiện nay đang thực hiện thế chứ không phải quy định mới.
- Như thế có phải can thiệp, áp đặt vào doanh nghiệp?
- Không phải tính chất áp đặt! Vốn nhà nước 30% thì phải thực hiện theo Luật đấu thầu còn các thành phần kinh tế khác có bắt buộc đấu thầu đâu! Nhưng quan trọng nhất, mục đích đấu thầu là làm lợi cho nhà đầu tư, không phải làm thiệt hại cho nhà đầu tư. Làm lợi cho cả doanh nghiệp chứ không phải chỉ Nhà nước. Đấu thầu bất kỳ nguồn vốn nào trên thế giới hiện nay đều phổ biến. Các nhà đầu tư thế giới chủ yếu là tư nhân đều dùng hình thức đấu thầu.
- Có nước nào quy định tỷ lệ 30% giống như ta không, thưa ông?
- Người ta không quy định bởi vì đấu thầu phổ biến. Nhưng mình chưa phổ biến nên chỉ bắt buộc với vốn nhà nước.
- Trước đây nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dự án và thành lập doanh nghiệp luôn. Nay chia làm hai phần ở Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, người ta e ngại s ẽ làm phát sinh thủ tục?
- Giữa thủ tục đầu tư và hình thành doanh nghiệp, bây giờ dẫu đầu tư nước ngoài hay trong nước đều chỉ một thủ tục, tức là ‘một giấy’. Quy định thống nhất chỉ có một giấy chứng nhận kinh doanh - đầu tư. Giấy này hiểu theo nghĩa như một quyển sổ. Nếu như anh đầu tư tôi cho anh đầu tư và ghi vào sổ ấy. Nếu đồng thời thành lập doanh nghiệp để kinh doanh thì ghi luôn vào đấy được phép kinh doanh. Đơn giản chỉ ‘một giấy, một cửa’. Nếu anh vào đầu tư, thành lập doanh nghiệp luôn thì giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của anh luôn. Chứ không phải anh làm xong thủ tục đầu tư xong rồi anh lại phải đi xin thêm giấy phép thành lập doanh nghiệp.
- Nhưng chúng ta lại bỏ cam kết ưu đãi đầu tư trong giấy phép?
- Bỏ cam kết ưu đãi trong giấy phép đầu tư chính là tạo điều kiện thuận lợi và giảm thủ tục hành chính, ‘xin- cho’ đối với nhà đầu tư. Trước kia ghi vào đấy nhưng khi thay đổi đầu tư sang lĩnh vực ưu đãi thì lại phải đi xin. Ưu đãi những gì thì phải vác đi xin ông thuế… Bây giờ không ghi ưu đãi vào đấy mà ưu đãi thuộc về luật do nhà đầu tư thấy đúng ưu đãi ấy thì anh tự làm thủ tục để được hưởng chứ không phải qua cơ quan nào. Ví dụ về thuế, anh tự tính thuế, kê khai lên. Cơ quan thuế xác nhận kê khai của anh là đúng điều kiện ưu đãi thì nó chấp nhận, không thì bị gạt ra.
- Được biết, Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Australia, EU tại Việt Nam vừa khuyến cáo Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị Quốc hội chưa thông qua Luật đầu tư vì sẽ làm tác động vô cùng tiêu cực cho môi trường kinh tế và kinh doanh của VN, thậm chí sẽ làm đảo ngược nhiều sự thay đổi tích cực đã có trong suốt 20 năm đổi mới...
- Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua ‘bộ ba’ luật (Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Luật đấu thầu) tại kỳ họp này. Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách đã làm việc nhiều lần với Ban soạn thảo. Đến giờ dự thảo đã tương đối hoàn chỉnh. Tới đây Quốc hội thảo luận, chắc sẽ thông qua thôi. Không cần thiết phải dừng lại! Không có lý do nào để dừng lại cả!
- Xin cảm ơn ông!
>> Đề nghị không thông qua Luật đầu tư tại kỳ họp QH lần này
“Các thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Úc và châu Âu tại VN cùng khẩn thiết đề nghị ngài không cho dự thảo như hiện tại của được thông qua Luật đầu tư tại kỳ họp Quốc hội (QH) lần này”.
Lá thư gửi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách của QH Nguyễn Đức Kiên hôm 25/10 do ba ông chủ tịch các Phòng thương mại trên: Jeff Puchalski, Alain Cany, Joshua Magennis đồng ký tên đã mở đầu như vậy...
•Văn Tiến - 28/10/2005
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuanda vào lúc Nov 1 2005, 12:33 PM
(VietNamNet) - Mặc dù các thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Úc và châu Âu tại VN cùng khẩn thiết đề nghị không thông qua Luật đầu tư tại kỳ họp Quốc hội (QH) lần này”, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Hoàng Thanh Phú, thành viên tham gia vào soạn thảo Luật đầu tư, vẫn khẳng định như vậy với VietNamNet.
- Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) không đồng tình với Luật đầu tư (chung) quy định doanh nghiệp có 30% vốn nhà nước trở lên phải đấu thầu theo quy định của nhà nước?
- Luật đấu thầu (dự thảo) chủ yếu áp dụng đối với vốn nhà nước nhưng khuyến khích các thành phần kinh tế khác thực hiện đấu thầu chứ không bắt buộc. Còn đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 30% trở lên thì phải đấu thầu. Đấu thầu bất kỳ nguồn vốn nào trên thế giới hiện nay dùng phổ biến. Các công ty bỏ vốn ra cần chọn nhà thầu tốt thì đấu thầu. Hiện nay, theo Luật đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận có 30% vốn nhà nước trở lên là đấu thầu. Nghĩa là giữ như hiện nay chứ không có gì mới!
- Nhưng có 30% vốn của Nhà nước cũng chỉ là cổ đông trong doanh nghiệp, không thể lấy quy định của cổ đông áp đặt lên doanh nghiệp?
- Phải hiểu đấu thầu mục đích là làm lợi cho nhà đầu tư, chứ không phải chỉ cho vốn nhà nước. Vốn nhà nước 30% vẫn như bây giờ, đã góp vào cùng nước ngoài hoặc cùng thành phần kinh tế khác thì đều đấu thầu. Hiện nay đang thực hiện thế chứ không phải quy định mới.
- Như thế có phải can thiệp, áp đặt vào doanh nghiệp?
- Không phải tính chất áp đặt! Vốn nhà nước 30% thì phải thực hiện theo Luật đấu thầu còn các thành phần kinh tế khác có bắt buộc đấu thầu đâu! Nhưng quan trọng nhất, mục đích đấu thầu là làm lợi cho nhà đầu tư, không phải làm thiệt hại cho nhà đầu tư. Làm lợi cho cả doanh nghiệp chứ không phải chỉ Nhà nước. Đấu thầu bất kỳ nguồn vốn nào trên thế giới hiện nay đều phổ biến. Các nhà đầu tư thế giới chủ yếu là tư nhân đều dùng hình thức đấu thầu.
- Có nước nào quy định tỷ lệ 30% giống như ta không, thưa ông?
- Người ta không quy định bởi vì đấu thầu phổ biến. Nhưng mình chưa phổ biến nên chỉ bắt buộc với vốn nhà nước.
- Trước đây nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dự án và thành lập doanh nghiệp luôn. Nay chia làm hai phần ở Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, người ta e ngại s ẽ làm phát sinh thủ tục?
- Giữa thủ tục đầu tư và hình thành doanh nghiệp, bây giờ dẫu đầu tư nước ngoài hay trong nước đều chỉ một thủ tục, tức là ‘một giấy’. Quy định thống nhất chỉ có một giấy chứng nhận kinh doanh - đầu tư. Giấy này hiểu theo nghĩa như một quyển sổ. Nếu như anh đầu tư tôi cho anh đầu tư và ghi vào sổ ấy. Nếu đồng thời thành lập doanh nghiệp để kinh doanh thì ghi luôn vào đấy được phép kinh doanh. Đơn giản chỉ ‘một giấy, một cửa’. Nếu anh vào đầu tư, thành lập doanh nghiệp luôn thì giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của anh luôn. Chứ không phải anh làm xong thủ tục đầu tư xong rồi anh lại phải đi xin thêm giấy phép thành lập doanh nghiệp.
- Nhưng chúng ta lại bỏ cam kết ưu đãi đầu tư trong giấy phép?
- Bỏ cam kết ưu đãi trong giấy phép đầu tư chính là tạo điều kiện thuận lợi và giảm thủ tục hành chính, ‘xin- cho’ đối với nhà đầu tư. Trước kia ghi vào đấy nhưng khi thay đổi đầu tư sang lĩnh vực ưu đãi thì lại phải đi xin. Ưu đãi những gì thì phải vác đi xin ông thuế… Bây giờ không ghi ưu đãi vào đấy mà ưu đãi thuộc về luật do nhà đầu tư thấy đúng ưu đãi ấy thì anh tự làm thủ tục để được hưởng chứ không phải qua cơ quan nào. Ví dụ về thuế, anh tự tính thuế, kê khai lên. Cơ quan thuế xác nhận kê khai của anh là đúng điều kiện ưu đãi thì nó chấp nhận, không thì bị gạt ra.
- Được biết, Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Australia, EU tại Việt Nam vừa khuyến cáo Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị Quốc hội chưa thông qua Luật đầu tư vì sẽ làm tác động vô cùng tiêu cực cho môi trường kinh tế và kinh doanh của VN, thậm chí sẽ làm đảo ngược nhiều sự thay đổi tích cực đã có trong suốt 20 năm đổi mới...
- Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua ‘bộ ba’ luật (Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Luật đấu thầu) tại kỳ họp này. Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách đã làm việc nhiều lần với Ban soạn thảo. Đến giờ dự thảo đã tương đối hoàn chỉnh. Tới đây Quốc hội thảo luận, chắc sẽ thông qua thôi. Không cần thiết phải dừng lại! Không có lý do nào để dừng lại cả!
- Xin cảm ơn ông!
>> Đề nghị không thông qua Luật đầu tư tại kỳ họp QH lần này
“Các thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Úc và châu Âu tại VN cùng khẩn thiết đề nghị ngài không cho dự thảo như hiện tại của được thông qua Luật đầu tư tại kỳ họp Quốc hội (QH) lần này”.
Lá thư gửi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách của QH Nguyễn Đức Kiên hôm 25/10 do ba ông chủ tịch các Phòng thương mại trên: Jeff Puchalski, Alain Cany, Joshua Magennis đồng ký tên đã mở đầu như vậy...
•Văn Tiến - 28/10/2005
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuanda vào lúc Nov 1 2005, 12:33 PM