VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về lệ phí trước bạ
PHÒNG THƯƠNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Số: 1872 /PTM-PC Vv: |
CỘNG HÒA XÃ Độc lập – Tự
Hà Nội, ngày 03 tháng |
Kính gửi: Vụ Chính sách thuế
– Bộ Tài chính
Trả lời Công văn số 5092/BTC-CSTcủa Bộ Tài chính ngày
13/04/2016 về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định về lệ phí trước bạ
(sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ
sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, có một số ý kiến như sau:
1.
Quan điểm tiếp cận
a. Phân biệt mục đích đăng ký tài sản
Lệ phí trước bạ là khoản thu đánh vào việc đăng ký sở
hữu tài sản của người dân và doanh nghiệp. Pháp luật về đăng ký tài sản được
hình thành từ 02 lý do chính: (1) tránh tranh
chấp tài sản có giá trị lớn hoặc rất dễ nảy sinh tranh chấp; và (2) để quản lý chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
theo pháp luật dân sự. Tương ứng với đó, pháp luật hiện nay có 04 loại tài sản
phải đăng ký gồm: (1) bất động sản; (2) phương tiện giao thông; (3) súng săn,
súng thể thao; và (4) một số tài sản trí tuệ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ. Lưu
ý, có loại tài sản được đăng ký nhằm cả 2 mục đích (như xe ô tô).
–
Đối với mục đích tránh tranh chấp tài sản
Mục đích này có lợi cho chủ sở hữu tài sản, bởi việc
tránh tranh chấp sẽ giúp họ giảm rủi ro của việc sở hữu và sử dụng tài sản đó. Do
đó, các chủ sở hữu sẽ có động lực rõ ràng để thực hiện thủ tục đăng ký tài sản
và cũng sẵn sàng nộp lệ phí trước bạ.
–
Đối với mục đích quản lý nguồn nguy hiểm cao độ
Quản lý nguồn nguy hiểm cao độ nhằm mục đích xác định
chủ sở hữu khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác hoặc có các
hành vi vi phạm pháp luật khác. Đây là mục tiêu quản lý của Nhà nước, chứ không
nhằm mang lại lợi ích cho chủ sở hữu. Do đó, chủ sở hữu sẽ không có động lực rõ
ràng để thực hiện thủ tục đăng ký tài sản cũng như nộp lệ phí trước bạ.
b. Lệ phí trước bạ là một dạng rào cản cho việc dịch chuyển
các nguồn lực xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, việc dịch chuyển linh hoạt
các nguồn lực xã hội phục vụ sản xuất là rất quan trọng. Ví dụ, một mảnh đất bị
bỏ không, không tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội, nếu được chuyển sở hữu sang
một chủ khác có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chế tạo hay thương mại
đều sẽ mang lại động lực để phát triển kinh tế. Lệ phí trước bạ được đánh vào
thời điểm chuyển sở hữu nên có thể được coi là một rào cản cho việc dịch chuyển
nguồn lực như vậy. Khi đó, chính sách về lệ phí trước bạ có thể sử dụng như một
công cụ để hạn chế việc chuyển nguồn lực sử dụng vào những mục đích mà Nhà nước
không mong muốn và khuyến khích chuyển nguồn lực vào những mục đích mang lại
nhiều giá trị xã hội hơn.
Dựa trên hai quan điểm tiếp cận trên, VCCI góp ý cụ thể
các nội dung của Nghị định về lệ phí trước bạ như sau:
2.
Góp ý cụ thể
a. Lệ phí trước bạ đối với súng săn, súng thể thao, xe
máy
Điều 7 của Dự thảo quy định mức lệ phí trước bạ đối với
súng săn, súng thể thao là 2%, lệ phí đối với xe máy là 2% đăng ký lần đầu tại
nông thôn, 5% đăng ký lần đầu tại đô thị, và 1% đối với đăng ký từ lần thứ 2 trở
đi. Theo quan điểm tiếp cận trên, việc đăng ký các loại tài sản này nhằm mục
tiêu quản lý nhà nước về nguồn nguy hiểm cao độ hơn là để tránh tranh chấp cho
chủ sở hữu. Do đó, việc đặt thêm rào cản tài chính đối với việc chuyển sở hữu tài
sản này là không cần thiết, khiến người dân “ngại” làm thủ tục chuyển
sở hữu, từ đó gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước.
Thời gian trước đây, xe máy được coi là tài sản có giá
trị cao của mỗi gia đình nên việc đăng ký sở hữu đối với xe máy có ý nghĩa hạn
chế tranh chấp. Tuy nhiên, thời gian trở lại đây, do mức sống của người dân
tăng lên, xe máy hiện không còn là đối tượng phổ biên của tranh chấp tài sản
nên mục tiêu này không còn. Trong khi đó, nhu cầu quản lý chủ xe máy để xác định
trách nhiệm pháp lý đang tăng lên, bao gồm cả trách nhiệm dân sự (bồi thường
thiệt hại khi gây tai nạn cho người khác), trách nhiệm hành chính (xử phạt vi
phạm hành chính qua camera hay còn gọi là “phạt nguội”), thậm chí
trách nhiệm hình sự khi có đủ căn cứ cấu thành.
Với các lý do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc miễn lệ phí trước bạ
đối với các trường hợp đăng ký tài sản từ lần thứ 2 trở đi đối với súng săn,
súng thể thao, xe máy.
b. Lệ phí trước bạ đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi
Theo Điều 7.5 của Dự thảo, mức lệ phí trước bạ đối với
ô tô dưới 10 chỗ ngồi lên đến 10% khi đăng ký lần đầu và 2% khi đăng ký từ lần
thứ 2 trở đi. Việc đăng ký sở hữu đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi nhằm cả 2 mục
đích như trong phần quan điểm tiếp cận. Việc xác định mức thu lệ phí trước bạ
chỉ 2% lần thứ 2 so với 10% lần đầu đã thể hiện tinh thần giảm rào cản khi chuyển
sở hữu đối với tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, mức 2% vẫn là mức
tương đối cao so với các loại tài sản khác như nhà đất (0,5%), tàu thủy (1%). Do
đó, nhằm mục tiêu không gây cản trở, khuyến khích người dân làm thủ tục
“sang tên” xe ô tô, phục vụ các mục tiêu quản lý phương tiện, đề
nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ
đối với việc đăng ký lần 2 trở đi đối với xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi xuống mức
1%.
Đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi được sử dụng vào mục
đích kinh doanh taxi cũng cần có chính sách khuyến khích. Hiện nay, theo quy định
của Bộ Giao thông vận tải, xe ô tô sử dụng làm taxi tại đô thị có niên hạn
không quá 8 năm. Sau thời gian đó, các hãng taxi buộc phải bán xe cho các chủ sở
hữu khác và phải chịu lệ phí trước bạ thêm một lần nữa. Nhằm mục tiêu hạn chế
phương tiện cá nhân tại các thành phố, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc
việc giảm
lệ phí trước bạ đối với trường hợp các doanh nghiệp đăng ký xe ô tô
nhằm mục đích chở taxi, đến khi các hãng taxi thanh lý xe đó thì có thể đánh lệ
phí trước bạ theo mức 10%. Quy định như vậy sẽ khuyến khích việc sử dụng xe ô
tô vào mục đích taxi, bảo đảm mục tiêu hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
c. Lệ phí trước bạ đối với xe ô tô trên 10 chỗ ngồi, xe tải
và các loại xe ô tô khác
Các loại phương tiện giao thông này được sử dụng vào mục
đích sản xuất, kinh doanh, thay vì mục đích tiêu dùng như các loại xe ô tô dưới
10 chỗ ngồi. Đây là lĩnh vực mà Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nhằm
hạ giá thành vận tải đối với hàng hóa Việt Nam nhằm tăng sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Các loại phương tiện này cũng tương tự như các loại tàu thủy, thuyền,
sà lan, tàu kéo, máy bay… được sử dụng vào mục đích vận tải hành khách hoặc
hàng hóa, phục vụ nền kinh tế. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc
việc hạ
mức lệ phí trước bạ đối với xe ô tô trên 10 chỗ ngồi, xe tải và các
loại ô tô khác xuống mức 1%, bằng với mức thu của tàu thủy, thuyền, sà lan, tàu
kéo, máy bay…
d. Lệ phí trước bạ đối với xe buýt
Điều 9.6 của Dự thảo quy định việc miễn lệ phí trước bạ
đối với phương tiện vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng
lượng sạch. Xe buýt là loại hình giao thông cộng động đang rất được khuyến khích
và có nhiều chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, trợ giá… Do đó, đề
nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định tại Điều 9.6
của dự thảo theo hướng miễn lệ phí trước bạ với toàn
bộ các xe buýt, bất kể có sử dụng nhiên liệu sạch hay không.
e. Lệ phí trước bạ khi ngân hàng nhận tài sản bảo đảm xử
lý nợ xấu
Trong trường hợp một ngân hàng nhận tài sản bảo đảm để
xử lý cho một khoản nợ xấu, ngân hàng buộc phải nộp lệ phí trước bạ cho việc
“sang tên” tài sản đó từ chủ cũ. Về bản chất, trong trường hợp này,
ngân hàng nhận tài sản chỉ nhằm mục đích bán lại chứ không có mục đích sử dụng.
Đến khi bán lại tài sản đó, chủ mới của tài sản lại tiếp tục phải chịu lệ phí
trước bạ một lần nữa. Do rào cản của hai lần lệ phí trước bạ này mà các ngân
hàng rất ít khi áp dụng biện pháp nhận tài sản khi xử lý nợ xấu, mà thường tìm
cách bán tài sản đó. Trong trường hợp tài sản chưa bán được thì khoản nợ xấu vẫn
tiếp tục tồn tại, gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng. Việc giải quyết nợ xấu
cũng là một trong những nội dung quan trọng của việc tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng, tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam hiện nay. Thực tiễn đó dẫn đến việc cần
phải sửa đổi quy định theo hướng khi các ngân hàng nhận tài sản bảo đảm và bán
lại cho chủ mới thì chỉ thu một lần lệ phí trước bạ, tương tự như khi bán thẳng
từ chủ cũ sang cho chủ mới. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ
sung một trường hợp không thu hoặc miễn lệ phí trước bạ
đối với tài sản bảo đảm đã được các ngân hàng nhận để xử lý nợ xấu sau đó bán
cho chủ mới.
f. Lệ phí trước bạ đối với nhà ở xã hội
Hiện nay, chính sách phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng
nhu cầu của người có thu nhập thấp đang được Chính phủ chú trọng. Do đó, cần
cân nhắc miễn lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà ở xã hội. Thủ tục đăng ký
mua nhà ở xã hội đã bao gồm cả việc kiểm tra, chứng nhận người mua là người có
thu nhập thấp, như vậy, cơ quan đăng ký tài sản hoàn toàn có thể căn cứ vào việc
mua tài sản là nhà ở xã hội để tiến hành miễn lệ phí mà không cần phải kiểm tra
lại các giấy tờ chứng minh người đăng ký thuộc diện khó khăn theo Điều 9.1 của
Dự thảo. Chính sách nhà ở xã hội cũng cần có cơ chế ngăn cản người có thu nhập
thấp bán lại nhà ở đó nhằm hưởng chênh lệch. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo
bổ
sung quy định về lệ phí trước bạ đối với nhà ở xã hội
theo hướng: (1) miễn lệ phí trước bạ đối với trường hợp đăng ký nhà ở xã hội lần
đầu; (2) áp lệ phí trước bạ ở mức cao đối với trường hợp đăng ký nhà ở xã hội lần
thứ 2; (3) áp lệ phí trước bạ ở mức bình thường (0,5%) đối với trường hợp đăng
ký nhà ở xã hội từ lần thứ 3 trở đi.
Trên đây là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Nghị định về lệ phí trước bạ. Rất mong quý Cơ
quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan./.
Nơi nhận: – Như trên; – Văn phòng – Chủ tịch Vũ – Lưu VT, PC. |
TL. CHỦ TRƯỞNG Đã ký
Đậu Anh |