VCCI góp ý dự thảo Đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính
Kính gửi: Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính
Để góp ý các chính sách đề xuất trong Nghị định thay thế Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thời gian qua đã tiến hành lấy ý kiến rộng rãi các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp có liên quan; phối hợp với Cục Tin học và thống kê tài chính, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp đối với Dự thảo đề cương Nghị định thay thế Nghị định 27/2007/NĐ-CP. VCCI hoan nghênh tinh thần hợp tác đầy trách nhiệm, cởi mở và cầu thị của Ban soạn thảo đối với ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp nêu trực tiếp tại Hội thảo cùng với các ý kiến của doanh nghiệp gửi về VCCI trong thời gian gần đây, VCCI có một số ý kiến (đối với phiên bản dự thảo họp thẩm định tại Bộ Tư pháp) để Ban soạn thảo tiếp tục cân nhắc trong quá trình soạn thảo Dự thảo Nghị định như sau:
- Định hướng sửa đổi
Các đối tượng chịu sự tác động của Nghị định bao gồm: chủ quản hệ thống thông tin; chủ thể thực hiện giao dịch điện tử; chủ thể thực hiện việc thanh tra, kiểm tra chứng từ tài chính và chủ thể có nhu cầu tra cứu, xác minh thông tin về giao dịch điện tử. Qua nhiều ý kiến các doanh nghiệp, định hướng sửa đổi của Nghị định thời gian tới cần hướng đến là:
- Đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của các chủ thể, bắt kịp xu hướng của các loại hình giao dịch điện tử trên thực tế.
- Bảo đảm giao dịch điện tử thống nhất và đầy đủ các tính năng (từ việc kiểm tra, xác minh, đảm bảo tính an toàn, đến giá trị pháp lý tương đương với chứng từ giấy).
- Bảo đảm tiết kiệm chi phí của tất cả các đối tượng (doanh nghiệp và cơ quan nhà nước).
- Bảo đảm thông suốt thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước
Các quy định của Nghị định thay thế Nghị định 27 nếu đảm bảo được các nguyên tắc trên thì sẽ bảo đảm tính khả thi của văn bản, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng giao dịch điện tử nhiều hơn trong tương lai, tạo thuận lợi, nhanh chóng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
VCCI đồng quan điểm và hoan nghênh các đánh giá khách quan của Cơ quan soạn thảo về Nghị định 27 tại Dự thảo Tờ trình (cách quy định chứng từ điện tử trong Nghị định 27 hiện nay vẫn theo tư duy của chứng từ giấy. Quy định như vậy làm hạn chế ưu điểm của chứng từ điện tử một cách bất hợp lý, trong khi các văn bản về giao dịch điện tử đã mở rộng hơn rất nhiều so với quy định trên). Bên cạnh các nhận định trên, VCCI có một số góp ý sau để làm rõ hơn định hướng của Ban soạn thảo:
- Quy định về giá trị pháp lý của chứng từ giấy chuyển sang chứng từ điện tử:
Dự thảo đề cương quy định “giá trị pháp lý của các chứng từ giấy chuyển sang chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về quản lý chuyên ngành tương ứng” (khoản 1 Điều 5 Dự thảo đề cương) là không hợp lý và khả thi bởi rà soát của VCCI đối với các văn bản pháp luật chuyên ngành như sau:
- Pháp luật thuế: Thông tư 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế quy định:
“Điều 7 khoản 2. Trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và được gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Chứng từ điện tử theo quy định tại Thông tư này có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. Khi cần thiết phải chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và được thực hiện qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trừ trường hợp nộp thuế điện tử được thực hiện theo quy định liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước.” Tuy nhiên, Thông tư 110 không có quy định về chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử phải thực hiện những thủ tục hay điều kiện gì.
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (thay thế Nghị định số 87/2012/NĐ-CPngày 23 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại) không có quy định doanh nghiệp về việc chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử – đối với xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 25) Khai hải quan quy định cụ thể các trường hợp được khai trên tờ khai hải quan giấy nhưng không có quy định về việc chuyển đổi chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: quy định (Điều 61, Điều 65): “Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử thì người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ giấy”.
- Pháp luật kế toán: Nghp luật kế toán: g xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điệnkhông có quy đoán: g xử lýchuyg cchuyg có quy đoán: g xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử thì người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ giấy”. quy định tại Luật Giao dịch điện tử và được thực hiện qua Cổng thôniêm phong, tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán: “đối với tài liệu kếhuyg có quy đoán: g xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được c.
- Pháp luật ngân hàng: Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều 11. Lp luật ngân hàng: Nghị định số 35/20: “Chluật ngân hàng: Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng qu
- Pháp luật chứng khoán: Thông tư số 87/2013/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán cũng chỉ áp dụng nguyên tắc giao dịch điện tử theo Luật giao dịch điện tử và Nghị định 27, không có quy định về chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.
Như vậy có thể thấy các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử đều áp dụng trực tiếp hoặc nguyên tắc của Luật giao dịch điện tử, không có quy định riêng về hiệu lực của chứng từ giấy chuyển sang chứng từ điện tử.
Do đó, không cần thiết phải quy định trong Nghị định thay thế Nghị định 27 về giá trị pháp lý của chứng từ giấy chuyển sang chứng từ điện tử phụ thuộc vào quy định quản lý chuyên ngành. Hợp lý hơn, nên quy định theo hướng khi đã đáp ứng các yêu cầu về nội dung và biện pháp xác thực quy định tại Nghị định này thì chứng từ điện tử đó phải đương nhiên có giá trị pháp lý như bản gốc.
Điều này cũng phù hợp nguyên tắc về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu quy định tại Điều 11 Luật giao dịch điện tử 2005 “Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”
Việc quy định như vậy cũng tạo tâm lý yên tâm trong việc thực hiện chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử của doanh nghiệp, giảm thời gian và chi phí trong tương lai.
Thêm vào đó, để bảo đảm việc thực hiện quy định này không tạo ra khó khăn cho cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, đề nghị Ban soạn thảo lấy ý kiến đầy đủ các cơ quan chuyên ngành. Trường hợp tất cả các cơ quan đó đồng thuận với quy định này đề nghị Nghị định cũng cần quy định nguyên tắc, các văn bản pháp luật khác phải áp dụng quy định tại Nghị định, không có ngoại lệ.
- Về biện pháp xác thực:
Một số điều kiện về biện pháp xác thực chứng từ điện tử được nêu trong Dự thảo Đề cương theo doanh nghiệp còn có điểm bất cập, như:
- Yêu cầu phải có đủ chữ ký số của những người có trách nhiệm ký chứng từ là không hợp lý vì giấy tờ của doanh nghiệp do nhiều chức danh ký. Chức danh của doanh nghiệp lại thay đổi khá thường xuyên. Quy định như trên sẽ gây tốn kém và chậm trễ trong hoạt động kinh doanh.
- Một trong các điều kiện biện pháp xác thực chứng từ điện tử phải có “hệ thống thông tin có khả năng nhận biết và xác nhận việc đã xử lý của những người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong quá trình luân chuyển chứng từ đến người ký cuối cùng”. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định pháp luật định nghĩa hoặc các tiêu chí để xác định hệ thống thông tin có khả năng nhận biết và xác nhận việc đã xử lý. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu nội dung này để bảo đảm tính khả thi của quy định. Nếu có thể quy định cụ thể các tiêu chí để xác định một hệ thống thông tin có đủ chức năng như vậy thì cần nghiên cứu các hệ thống thực tế hiện nay. Trường hợp không thể quy định cụ thể thì cân nhắc tính khả thi vì đây là quy định mang tính chất định lượng, sẽ phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá.
- Kiểm tra chứng từ điện tử:
Đối với vấn đề này, doanh nghiệp đề nghị bổ sung các quy định:
- Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc dẫn chiếu quy định: chủ thể có quyền kiểm tra chứng từ điện tử; các trường hợp kiểm tra chứng từ điện tử…được thực hiện bởi những người có thẩm quyền và trong các trường hợp như quy định tại các văn bản chuyên ngành. Nghị định về giao dịch điện tử chỉ quy định các vấn đề đặc thù về kỹ thuật.
- Ngoài ra, một vấn đề doanh nghiệp rất quan tâm là yếu tố bảo mật trong quá trình kiểm tra chứng từ. Vì thông tin dưới dạng điện tử rất dễ sao chép hoặc có các tác động kỹ thuật khó nhận biết, trong khi đó doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng cũng như bí mật kinh doanh. Dưới góc độ này, đề nghị Ban soạn thảo quan tâm đến một số nội dung sau:
- phạm vi được truy cập của cơ quan kiểm tra;
- cơ chế giám sát việc kiểm tra, thanh tra khi các cơ quan được trao quyền truy cập
- có quy định miễn trừ trách nhiệm cho doanh nghiệp cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
- đối với phương thức truy vấn (hỏi/đáp) trong phạm vi các số điện thoại di động của cơ quan kiểm tra: cần có dấu hiệu nhận dạng đối tượng yêu cầu truy vấn là cơ quan nhà nước (tránh các trường hợp lừa đảo, ăn cắp thông tin…).
- Ngoài ra, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định về thời hạn trả lời truy vấn; chế tài trong trường hợp không tuân thủ yêu cầu truy vấn.
- Quy định cụ thể điều kiện chủ thể được cung cấp dịch vụ trung gian giao dịch điện tử
Cần cân nhắc kỹ lưỡng tính cần thiết của việc đưa dịch vụ trung gian giao dịch điện tử vào ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo đề nghị của nhiều doanh nghiệp.
Khi quy định đây là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thì Ban soạn thảo cần chứng minh thật rõ nguy cơ nào ảnh hưởng đến một trong các yếu tố quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2015: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Nếu xác định cần thiết quy định các điều kiện hoạt động của các tổ chức này thì cần đánh giá tác động chính sách trước khi có đề xuất bổ sung vào danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện (sửa đổi Phụ lục 4 Luật đầu tư).
VCCI cho rằng quy định như trong Dự thảo Đề cương là hợp lý. Trong trường hợp cần thiết, có thể quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức trung gian giao dịch điện tử. Riêng về nội dung của hợp đồng, cần để các bên tự thỏa thuận để bảo đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao dịch dân sự.
- Giải thích từ ngữ:
- Qua các văn bản nêu ý kiến, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc áp dụng thuật ngữ, do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc dẫn chiếu tới Luật giao dịch điện tử các định nghĩa như “hệ thống thông tin”, “người khởi tạo” và các thuật ngữ khác không có khác biệt hoặc đặc thù so với quy định tại Nghị định này.
- Đề nghị khi xây dựng dự thảo Nghị định làm rõ một số thuật ngữ :
- “người tham gia xử lý chứng từ”: cần có quy định bổ sung vì đối tượng này sẽ chịu trách nhiệm liên đới trong các vấn đề liên quan đến giao dịch nếu có sai sót hoặc hậu quả phát sinh từ sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử.
- “người tham gia xử lý chứng từ” khác với “người trung gian” (khoản 8 Điều 4 Luật giao dịch điện tử) ở điểm nào?
- khác biệt về quyền và nghĩa vụ giữa người khởi tạo và người tham gia xử lý chứng từ.
- Một số góp ý khác:
- Nên quy định chủ thể quản lý hệ thống thông tin và chủ thể đánh giá tính minh bạch, tin cậy, bảo mật và an toàn thông tin của hệ thống thông tin.
- Nghị định quy định các trường hợp cần cung cấp chứng từ tài chính, cơ quan tố tụng vẫn có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ bằng giấy, do đó tất cả chứng từ điện tử đều phải chuyển sang dạng giấy gây tốn kém. Đề nghị đẩy nhanh các thủ tục, công nghệ để việc điện tử hóa được đồng bộ và phát huy hiệu quả tối đa.
- Huỷ chứng từ điện tử: cần quy định cụ thể điều kiện của việc huỷ chứng từ điện tử. Theo đó, có thể cần có dấu hiệu nhận biết của chứng từ đã bị huỷ (ký hiệu hoặc ghi chú).
Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với định hướng soạn thảo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính. Rất mong quý Cơ quan nghiên cứu để xây dựng Dự thảo đạt chất lượng tốt trong thời gian tới.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.