Quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia số 04/2015 về kiểm tra an toàn thực phẩm xuất/ nhập khẩu thực phẩm tươi sống nguồn gốc thực vật
Ngày đăng: 10:33 22-09-2015 | 1352 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Chính phủ Indonesia
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
TÓM TẮT
QUY ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP INDONESIA SỐ 04/ 2015 VỀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM XUẤT/NHẬP KHẨU
THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG NGUỒN GỐC THỰC VẬT
· Quy chế này sửa đổi, thay thế Quy chế của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia số
88/Permentan/PP.340/12/2011 liên quan đến kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) khi nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm tươi sống nguồn gốc thực vật.
· Quy chế này được ban hành ngày 17/2/2015 và sẽ có hiệu lực từ 17/2/2016.
· Mục tiêu của Quy chế này là để tăng cường bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và biện pháp kiểm soát ATTP đặc biệt là tại các điểm nhập cảnh/xuất cảnh dựa vào nguy cơ ATTP.
Phạm vi điều chỉnh:
1. Khái niệm thực phẩm tươi sống nguồn gốc thực vật
Thực phẩm tươi sống nguồn gốc thực vật (sau đây gọi là sản phẩm) là thực phẩm chưa qua chế biến, được dùng ngay hoặc chế biến tối thiểu, hoặc dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.
2. Các loại sản phẩm bao gồm: (Có 103 loại )
a)Trái cây: nho, bơ, táo, quả mơ, quả mọng, dâu tây đen, dâu tây xanh, sung,
dâu, Dưa đỏ, Cherries, quả việt quất (Cranberry), quả có múi, nho, quả mâm xôi (Dewberry), Sầu riêng, lý gai (Gooseberry), bưởi, cam, nhãn, nho khô, quả kiwi, chà là (Dates),vải, chanh, me, soài, dưa hấu, Dưa vàng, dứa, Xuân đào, đu đủ, đào, hồng, chuối, lê, mận, bưởi, Mận khô, bí, na, dâu tây (43 loại);
b) Rau quả: atisô, măng tây, hành tây, tỏi, hẹ, rau bina, củ cải đường, bông cải xanh, súp lơ, ớt, rau diếp xoăn, tỏi tây, sup lơ, các loại rau, dưa chuột, ngô ngọt, nấm, khoai tây, diếp xoăn, su hào, bắp cải, cải Brussels, bắp cải, đậu Lima, củ cải, củ cải, ớt ngọt, Mùi tây, đậu bắp, rau diếp, cần tây, cà chua, cà tím, khoai lang, cà rốt (36 loại);
c) Ngũ cốc: lúa mạch, gạo, lúa mì, ngô, yến mạch, lúa mạch đen, lúa miến (7 loại);
d) Quả hạch, Quả phỉ, hạt Macadamia, hạt hồ trăn (Pistachio Nuts), đậu phộng, Hồ đào-Pecan (6 loại);
e) Đậu tương, đậu xanh, đậu tằm, đậu đũa, đậu Hà Lan (5 loại);
f) Cacao, cà phê, hạt tiêu, mía, chè, Oliu (6 loại).
3. Các chất gây ô nhiễm bao gồm:
a. Ô nhiễm hóa chất: dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng và độc tố nấm
mốc (Aflatoxin và Ochratoxin A)
b. Ô nhiễm sinh học: Salmonella sp. và Escherichia coli. Danh sách đầy đủ của Sản phẩm và tiêu chuẩn đối với từng chất gây ô nhiễm được quy định tại Phụ lục I.
4. Yêu cầu đối với việc nhập khẩu Sản phẩm vào Indonesia:
a) Phải tuân thủ các yêu cầu về ATTP của Indonesia.
b) Chỉ được nhập khẩu sản phẩm vào Indonesia từ:
- Các nước đã được công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm, hoặc
- Các nước đã đăng ký phòng kiểm nghiệm về ATTP.
c) Việc nhập khẩu sản phẩm từ các nước đã được công nhận hệ thống kiểm soát ATTP cũng phải được kèm theo thông báo trước.
d) Việc nhập khẩu sản phẩm từ các nước có đăng ký phòng kiểm nghiệm phải kèm theo các giấy tờ sau:
- Thông báo trước
- Giấy chứng nhận phân tích (CoA)
e) Việc thông báo trước phải do nhà xuất khẩu hoặc đại diện nhà xuất khẩu tại nước xuất khẩu thực hiện trước khi sản phẩm được đưa lên phương tiện vận chuyển.
f) Việc thông báo trước phải được thực hiện bằng hệ thống điện tử, thông qua trang web chính thức của Tổng cục kiểm dịch nông nghiệp Indonesia (IAQA):
http://www.karantina.deptan.go.id/ (sau đó vào Layanan Interaktif (Dịch vụ tương tác), tìm thông báo trước (PSAT)) hoặc vào trực tiếp trang web:
https://notice.karantina.pertanian.go.id/.
g) Trong trường hợp quá cảnh, khối lượng và/hoặc loại sản phẩm giảm đi thì nhà xuất khẩu hoặc đại diện của nhà xuất khẩu tại nước quá cảnh sẽ phải gửi Thông báo trước cho việc quá cảnh.
h) Giấy chứng nhận phân tích (CoA) phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm đã được đăng ký với IAQA.
i) CoA phải có thông tin về sản phẩm; chủ sở hữu của sản phẩm; tính chất lô hàng; ngày kiểm nghiệm; phương pháp thử; Kết quả phân tích; và chứng nhận đảm bảo tuân thủ yêu cầu ATTP của Indonesia.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 4
Cơ quan soạn thảo Chính phủ Indonesia
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 3 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.