Theo dõi (0)

Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Ngày đăng: 10:33 02-03-2007 | 2216 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

            CHÍNH PHỦ                        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               ______                                           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:             /2007/NĐ-CP                                   _________________
 


dự thảo ngày 12.02.2007
(Phần in nghiêng, đậm là nội dung mới)

                                                                        Hà Nội, ngày    tháng      năm 2007 
   
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
                                                    _____________
 
CHÍNH PHỦ: 

Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật hải quan ngày 2 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 19/11/2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,  

 
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 
 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Nghị định này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hải quan trong lãnh thổ hải quan mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt.
 Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan;
b) Vi phạm các quy định về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Vi phạm các quy định về quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnhvà các tài sản khác (sau đây gọi chung là hàng hoá); vi phạm các quy định vềxuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
 
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo Điều 104 Luật quản lý thuế, Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
 
Điều 3. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng
1. Các tình tiết giảm nhẹ gồm:
a) Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan;
b) Tang vật vi phạm có trị giá nhỏ hơn mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm;
  c) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc đã tự nguyện khai báo vàkhắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
d) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;
đ) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
e) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
f) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
g) Vi phạm dotrình độ lạc hậu.
2. Các tình tiết tăng nặng gồm:
a ) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong lĩnh vực hải quan;
c) Xúi giục, lô kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chật, tinh thần vi phạm;
d) Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;
e) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
f) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;
g) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
h) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính.
 
Đ iều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng và số lượng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng như nhau thì áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; buộc tái xuất hàng hoá, phương tiện vi phạm;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
4. Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hoá và các biện pháp khắc phục hậu quả thì hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan   theo quy định của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặc được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt.
 
Điều 5. Xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính
1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính do cố ý thì bị phạt cảnh cáo.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính do mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.
 
Điều 6. Trách nhiệm phối hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vi phạm hành chính khi được cơ quan hải quan yêu cầu.
 
Điều 7. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là 2 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế quy định tại Điều 15, Điều 16 và khoản 5 Điều 10 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 5 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
 Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt hành chính là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức lại có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
 
Điều 8. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
1. Các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Hàng hoá, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch hoạ, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai hải quan theo quy định của pháp luật; hàng hoá, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
3. Nhầm lẫn trong quá trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan, được Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ chấp nhận vào trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động và hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Bổ sung hồ sơ hải quan trong các trường hợp sau:
a) Trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, người khai hải quan phát hiện hồ sơ khai hải quan đã nộp có sai sót;
 b) Người khai hải quan hoặc người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
5 . Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan quy định tại khoản5 Điều 10 N ghị định này làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, miễn giảm nhưng số thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định này mà hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
7. K hai đúng tên hàng hoá thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng áp sai mã số, thuế suất lần đầu hoặc do hải quan hướng dẫn ;
8. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng.    


Chương II
CÁC HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN 

 
Điều 9. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi làm thủ tục hải quan không đúng thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a ) Nộp hồ sơ xét miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế, quyết toán thuế quá thời hạn quy định.
b) Không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành đúng  chế độ báo cáo lượng hàng hoá tồn đọng tại cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, kho bảo thuế, cảng trung chuyển theo quy định.
d) Khai thuế quá thời hạn quy định khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế;
đ) Tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập hàng hoá quá thời hạn quy định;
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập phương tiện vận tải quá thời hạn quy định;
b) Thanh khoản hợp đồng, tờ khai hải quan, hàng hoá quá thời hạn quy định.
 
Điều 10. Vi phạm quy định về khai hải quan
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng với thực tế hàng hoá về tên hàng, số lượng, trọng lượng trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá từ nước ngoài vào cảng trung chuyển, khu thương mại tự do, khu phi thuế quan hoặc từ cảng trung chuyển, khu thương mại tự do, khu phi thuế quan ra nước ngoài;
b) Hàng hoá quá cảnh, chuyển khẩu;
c) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;
d) Làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng với thực tế hàng hoá về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, trị giá, xuất xứ trong các trường hợp sau:
a) Nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc hợp đồng gia công;
b) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế; hàng hoá từ kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế đưa ra nước ngoài;
c) Hàng hoá tạm nhập, tạm xuất;
d) Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện miễn thuế khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai không đúng với thực tế hàng hoá xuất khẩu về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá, trừ các hành vi quy định tại Điều 15 Nghị định này;
b) Khai bổ sung hồ sơ về thuế quá 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện việc khai sai dẫn đến thiếu thuế hoặc tăng số thuế được hoàn, miễn, giảm.
4 . Vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này mà hàng hoá không thuộc hợp đồng thuê kho ngoại quan thì bị buộc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
5. Phạt tiền 10% số thuế khai thiếu, hoặc số thuế khai tăng được miễn, giảm, hoàn đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập và khai không đúng các tiêu chí trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn theo quy định;
b)  Khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hoá, thuế suất, xuất xứ hàng hoá nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan, trừ các hành vi quy định tại Điều 15 Nghị định này;
             6. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp tang vật vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
 
Điều 11. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt.
1. Khi xuất cảnh:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi  vi phạm quy định về khai hải quan khi mang ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Khi nhập cảnh
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi m ang ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
- Khai khống ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- V i phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt có trị giá từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
3. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt thực hiện theo quy định của pháp luật.
 
Điều 12 . Vi phạm về kiểm tra hải quan
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lên, xuống phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra hải quan khi không được sự đồng ý của công chức hải quan đang thực hiện việc kiểm tra hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không đưa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đến đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan;
 b) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật để tiến hành kiểm tra hải quan;
c) Không xuất trình hàng hoá đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
d) Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng;
đ) Vi phạm các quy định về lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a ) Thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hoá để hợp thức hoá việc xuất khẩu, nhập khẩu;
b ) Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan.
c) Giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà không phải là tội phạm;
4. Tịch thu tang vật vi phạm nếu vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều này.
 
Điều 13. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bảo quản nguyên vẹn niêm phong hải quan củacác đối tượng đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không có lý do xác đáng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi di chuyển phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng, chuyển cửa khẩu không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu và thời gian quy định hoặc đã đăng ký trong hồ sơ hải quan.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý mở niêm phong hồ sơ hải quan để sửa chữa nội dung tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thay đổi bao bì, xuất xứ, nhãn hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo quản nguyên vẹn hàng hóa  được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan;
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Tự ý thay đổi chủng loại, số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan;
b) Tự ý tẩu tán, tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
6. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm đã bị tẩu tán, tiêu thụ.
 
Điều 14. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người cư trú trong khu vực biên giới đưa hàng hoá, phương tiện qua biên giới không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Tự ý cặp mạn tàu, thuyền chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang làm thủ tục hải quan;
b) Không chấp hành hiệu lệnh của công chức hải quan theo quy định khi di chuyển phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan;
c) Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hoá theo quy định để công chức hải quan kiểm tra;
d) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển trong địa bàn hoạt động hải quan hàng hoá không có chứng từ hợp lệ mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong bản khai hàng hoá mà không có lý do xác đáng;
b) Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
            b) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa  hàng hoá, phương tiện vận tải qua biên giới không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định;
b) Đánh tráo, tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm đã bị phát hiện, tạm giữ;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không làm thủ tục hải quan.
6. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại khoản 1, điểm d khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều này.
Tịch thu phương tiện đối với các vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản 5 Điều này.
Vi phạm quy định tại điểm b khoản 4, điểm b khoản 5 Điều này mà tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
 
Điều 15. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế
Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn đối với n gười nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây:
1. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tẩy xoá, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn theo quy định.
2. Khai sai tên hàng, mã số hàng hoá, thuế suất đối với những mặt hàng đã được xác định mã số hàng hoá, thuế suất ở lần nhập khẩu trước dẫn đến làm thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn theo quy định.
3. Vi phạm quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 10 mà cơ quan hải quan phát hiện khi kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.
4. Khai sai so định mức nguyên liệu nhập khẩu khi đưa hàng hoá từ khu thương mại tự do, khu phi thuế quan vào nội địa mà không khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra.
5. Khai sai so định mức tiêu hao nguyên liệu gia công để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu mà không khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra.
6. Khai khống tên hàng, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu với trị giá khai khống vượt quá 10% trị giá lô hàng xuất khẩu.
7. Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia công từ nước ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu.
8. Tái xuất không đúng với hàng hoá thực tế khi nhập khẩu; tái nhập không đúng với hàng hoá thực tế khi xuất khẩu.
9. Sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công không đúng mục đích quy định mà không khai hải quan.
10 . Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế mà không khai thuế.
11. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp tang vật vi phạm bị xử lý theo quy định tại Điều 18 Nghị định này .
 
Điều 16. Vi phạm quy định về nộp thuế
1. Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì bị phạt mỗi ngày 0,05% số tiền thuế chậm nộp.
2. Người nộp thuế đã được hoàn thuế cao hơn quy định thì bị phạt mỗi ngày 0,05% số thuế được hoàn cao hơn quy định.
3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này thì vẫn bị xử phạt nếu có hành vi chậm nộp thuế theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 
  
 Điều 17. Xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Người bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ số tiền phạt thay cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo thông báo của cơ quan hải quan khi tổ chức, cá nhân bị xử phạt không nộp đủ tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
2. Phạt tiền tương ứng với số tiền được yêu cầu trích chuyển đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng không trích, chuyển tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị xử phạt vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi tài khoản của người bị xử phạt vẫn còn số dư.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của tổ chức, cá nhân bị xử phạt không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quyết định của cơ quan hải quan.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có các hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế.
 
Điều 18. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hoá  xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1. Phạt tiền từ500.000 đồng đến 1.000.000 đồngđối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với quy định về:
a) Trao đổi hàng hoá của người cư trú trong khu vực biên giới;
b) Nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu, tài sản di chuyển, hàng hoá của người xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
b) Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a)  Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung giấy phép,
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có nhãn hàng hoá theo quy định pháp  luật;
5. Phạt tiền từ 15 .000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
b)Đưa hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam hoặc ra nước ngoài;
c) Nhập khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không xuất trình được giấy phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu đối với ;
d) Xuất khẩu hàng hoá không có giấy phép theo quy định;
đ) Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Đưa vào Việt Nam hoặc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá gây nguy hại cho sức khoẻ con người, sinh vật và hệ sinh thái;
b) Đưa vào Việt Nam hoặc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
7. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì bị buộc tái xuất hoặc đình chỉ xuất khẩu; 
b) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm đ khoản 5 Điều này, trừ trường hợp bị buộc đưa tang vật vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc văn bản thay thế giấy phép trong thời hạn từ 30 ngày đến 90 ngày đối với các trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần một trong các vi phạm quy định tại các điểm b khoản 3;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đình chỉ xuất khẩu đối với vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, điểm c, điểm d  khoản 5 Điều này;
 đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
e) Vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này mà tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
 
Điều 19. Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin, tài liệu
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật;
 
Điều 20. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế.
1. Phạt tiền từ  500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;
b) Không đưa hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
b) Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan;
c) Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hoá theo quy định của pháp luật;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hoá thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định;
b) Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
c) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
d) Tự ý tẩu tán hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế;
đ) Tiêu hủy hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại các điểm d, đ khoản 3 Điều này . Trường hợp tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
b) Buộc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, hoặc buộc tiêu hủy hàng hoá vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi, xuất xứ Việt Nam thì buộc phải loại bỏ các dấu hiệu vi phạm trước khi đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
 
Điều 21. Xúc phạm, đe doạ, cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự hoặc cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại công chức hải quan đang thi hành công vụ mà không phải là tội phạm.  

Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT 
 

Điều 22. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan (sau đây gọi chung là Chi cục hải quan); Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
3. Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá thuộc diện gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan và phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thuế (trừ trường hợp các luật về thuế có quy định khác);
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
5. Quy định về mức phạt tiền tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này không áp dụng đối với các hành vi chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế quy định tại khoản 5 Điều 10,  Điều 15 và Điều 16 Nghị định này. 
Đối với các hành vi chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế  thì Chi cục trưởng Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt, không hạn chế bởi mức tiền phạt.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, trừ các hành vichậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.
7. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 14 Nghị định này.
 
Điều 23. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 22 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với một trong các hành vi đó vượt thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
3. Đối với hành vi có khung tiền phạt mức tối đa trên 20.000.000 đồng (trừ các hành vi chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế), Cục trưởng Cục Hải quan chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc nơi Cục Hải quan đóng trụ sở trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định xử phạt.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của Hải quan nơi nào thì Hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện thì thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền. Đối với các hành vichậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế do Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan xử phạt theo quy định.
5. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đóng tại địa bàn đó có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại các Điều 14 Nghị định này.  

Chương IV
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BẢO ĐẢM VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 

 
Điều 24. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự trong địa bàn hoạt động hải quan, gây thương tích cho công chức hải quan đang thi hành công vụ hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính trong các trường hợp: người vi phạm không có giấy tờ tuỳ thân, không biết rõ lai lịch nhân thân, không có nơi cư trú nhất định, cần xác minh làm rõ lai lịch nhân thân và những tình tiết quan trọng liên quan đến hành vi vi phạm.
2. Thời hạn tạm giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. Ở những vùng rừng núi hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ.
3. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
4. Nghiêm cấm giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
5. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan, nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ thì nhất thiết phải báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
 
Điều 25. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Chi cục trưởng Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp những người quy định trên đây vắng mặt thì cấp Phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Việc tạm giữ người phải tuân thủ đúng nguyên tắc, thủ tục, trình tự quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính, ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ.
 
Điều 26. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Việc tạm giữtài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạmđược áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý.
Những người quy định tại Điều 25 của Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
 Khi  phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục hải quan, Trưởng đoàn thanh tra thuế có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, những người có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này, thanh tra viên thuế đang thi hành nhiệm vụ được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình được quy định tại khoản 1 Điều này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Việc quản lý tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật
4. Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc diện quản lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật.
5. Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá dễ bị hư hỏng  thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản riêng và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
6. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ và xử phạt phải xử lý tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử phạt. Nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu thì trả lại tài liệu, tang vật hoặc tiền thu được do bán hàng hoá cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm có thể được kéo dài nhưng không quá 60 ngày đối với các trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh hoặc có liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
7. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ một bản.
 
Điều 27. Khám người theo thủ tục hành chính
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người hàng hoá, tài liệu, phương tiện  vi phạm hành chính. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị khám một bản.
2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải cho người bị khám xem chứng minh thư hải quan và thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
 
Điều 28. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản.
2. Chỉ những người quy định tại Điều 25 Nghị định này mới có quyền quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều kiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
5. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao phải tuân theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với quy định của Điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hoá thuộc diện không được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xử lý theo quy định của Điều ước quốc tế.
 
Điều 29. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm
1. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.
2. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.
Khi  phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục hải quan có thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.
3. Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm vào ban đêm, ngày lễ, ngày tết, khi người chủ nơi khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trường hợp khẩn cấp, phạm pháp bắt quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.  

Chương V
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 
 

Điều 30. Đình chỉ hành vi vi phạm
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Quyết định đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặc quyết định thể hiện bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tùy từng trường hợp vi phạm cụ thể.
 
Điều 31. Thủ tục đơn giản
Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì thủ tục xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
 
Điều 32. Lập biên bản vi phạm hành chính
Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không thuộc trường hợp  quy định tại Điều 31 Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản theo quy định. Nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng trực tiếp của người đó là một trong nhữung người quy định tại ... Điều ... Nghị định này phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký biên bản.
Hình thức, nội dung, trình tự lập biên bản thực hiện theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
 
Điều 33. Quyết định xử phạt
Hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
 
Điều 34. Thủ tục xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
1. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định được hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì có thể đề nghị cơ quan hải quan xác định và thông báo cho người nộp thuế biết.
2. Quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và số tiền phạt chậm nộp thuế.
 
Điều 35. Xử lý đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc phải tái xuất
1. Hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hàng hoá tới cửa khẩu dỡ hàng mà không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
2. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu của tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thông báo về việc này trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà vẫn không có người đến nhận thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
3. Hàng hoá nhập khẩu không đúng giấy phép, hợp đồng, vận tải đơn hoặc lược khai hàng hoá mà người nhận hàng từ chối nhận, thì xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thông báo cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm về trường hợp hàng hoá theo quy định phải tái xuất hoặc buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà hàng hoá vẫn chưa được tái xuất hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
 
Điều 36. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thực hiện đúng thủ tục tịch thu quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản và phân loại tang vật, phương tiện vi phạm để chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp quận, huyện hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tỉnh, thành phố bán đấu giá theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các  Điều 32, 33, 34 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, hàng hoá gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng thì bị tiêu hủy theo quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Tang vật vi phạm là hàng hoá dễ bị hư hỏng thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
 
Điều 37. Chấp hành quyết định xử phạt và hoãn chấp hành quyết định phạt tiền
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Việc nộp tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Chương VI Nghị định này.
3. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế có thể đề nghị hoãn chấp hành quyết định phạt tiền. Việc hoãn chấp hành quyết định phạt tiền thực hiện theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
 
Điều 38. Miễn xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 10, 15, 16 và 17 Nghị định này mà gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, bất khả kháng khác thì có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Điều kiện để được xem xét miễn xử phạt gồm:
a) Vi phạm hành chính xảy ra trong khoảng thời gian 30 ngày, trước và sau khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bất khả kháng khác;
b) Thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bất khả kháng khác gây thiệt hại cho đối tượng bị xử phạt với mức thiệt hại vượt quá 3 lần số tiền phạt.
c) Người  bị xử phạt chưa thi hành quyết định xử phạt;
3. Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan có quyền ra quyết định miễn xử phạt đối với những vụ việc do mình hoặc cấp dưới trực tiếp phát hiện, xử lý.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể hồ sơ đề nghị miễn xử phạt, trình tự thủ tục thực hiện miễn xử phạt. 

Chương VI
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1
NGUYÊN TẮC CHUNG KHI ÁP DỤNG
CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ

 

Điều 39. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Quá 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo quy định Nghị định này hoặc người bảo lãnh của họ không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Riêng đối với trường hợp bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 10, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định này thì thời điểm áp dụng các biện pháp cưỡng chế là quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt;
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan chưa chấp hành quyết định xử phạt và có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
 
Điều 40. Các biện pháp cưỡng chế
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bao gồm:
1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;
2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
3. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
4. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
5. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu;
6. Cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
7. Cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra;
8. Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;
9. Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
 
 Điều 41. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế
Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
2. Cục trưởng Cục Hải quan.
3. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.
4. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan.
 
Điều 42. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Nghị định này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định này.
 2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm những nội dung sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn năm ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định này thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trước khi thực hiện.
 
Điều 43. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan hải quan thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
3. Khi có yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.
 
Điều 44. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế.
1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày ra quyết định.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tranh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
 
Điều 45. Nguyên tắc, thủ tục, trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế
Nguyên tắc, thủ tục, trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/5/2005 và Mục II, Mục III Nghị định này.  

Mục II
CƯỠNG CHẾ BẰNG CÁC BIỆN PHÁP THU TIỀN,
TÀI SẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG BỊ CƯỠNG CHẾ 
 

Điều 46. Phạm vi áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ
Việc cưỡng chế thu tiền, tái sản khác của đối tượng bị cưỡng chết do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang nắm giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Cơ quan hải quan không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 40 Nghị định này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt;
2. Cơ quan hải quan có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
 
Điều 47. Người nắm giữ tài sản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế
Cá nhân, tổ chức đang nắm giữ tiền, tài sản, hàng hoá, giấy tờ, chứng chỉ có giá của đối tượng bị cưỡng chế chấp hành quyết định xử phạt hành chính bao gồm:
1. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được đối tượng bị cưỡng chế uỷ quyền nắm giữ.
2. Cá nhân, họ gia đình, tổ chức mắc nợ đối tượng bị cưỡng chế.
3. Cá nhân, tổ chức đang nắm giữ là đối tượng của giao dịch đảm bảo hoặc thực hiện các thủ tục xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
 
Điều 48. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba
Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như sau:
1. Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
2. Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tái sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
3. Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
Căn cứ vào chứng từ thu tiền, tài sản của bên thứ ba, cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế và các cơ quan liên quan được biết. 
  
Điều 49. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ, nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế
1. Cung cấp cho cơ quan hải quan thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản đang nắm giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nếu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản;
2. Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan hải quan thi không được chuyển trả tiền, tài sản khác cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan hải quan để làm thủ tục bán đấu giá;
3. Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan hải quan thì phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu;
4. Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt không thực hiện nộp thay số tiền bị cưỡng chế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 40 Nghị định này. 

Mục III
CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KHÁC

Điều 50. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu
1. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp theo quy định tại khoản 1, 3 và 4 Điều 40 Nghị định này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền phạt.
2. Người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải thông báo trên mạng thông tin hải quan chậm nhất năm ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
 
Điều 51. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
1. Biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều này được thực hiện khi cơ quan hải quan đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 40 Nghị định này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Người ra quyết định cưỡng chế có các trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn ba ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế;
b) Gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi sử dụng mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
3. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.  

Chương VII
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM 
 

Điều 52. Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
 
Điều 53. Khởi kiện hành chính
Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
 
Điều 54. Khen thưởng
Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
Điều 55. Xử lý vi phạm
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 

Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 56. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ Nghị định số 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo.DOC

Ngày nhập

02/03/2007

Đã xem

2216 lượt xem

Tờ trình dự thảo ngày 14.2.2007

Ngày nhập

02/03/2007

Đã xem

2216 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com