Theo dõi (0)

NĐ sđ,bs NĐ 43/2001/NĐ-CP Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Ngày đăng: 10:37 18-09-2006 | 1776 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo


CHÍNH PHỦ
_________


 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 




 

Số:     /2006/NĐ-CP


 


________________________________________________________________


 


 DỰ THẢO
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
NGHỊ ĐỊNH 43/2001/NĐ-CP


 


Hà Nội, ngày      tháng     năm 2006


 

 

 

 

 

 


    NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
____
­­­­­­­­­­­­­­­
CHÍNH PHỦ  

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
 
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;
  Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
 
NGHỊ ĐỊNH:
 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1.Phạm vi áp dụng
 
1. Nghị định này quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
 
2. Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
 
Điều 2. Nguyên tắc quản lý, giám sát tài chính
 
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo quy định của pháp luật.
 
Điều 3. Cơ quan quản lý nhà nước
 
Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
 
Chương IIQUẢN LÝ VÀ SỬ  DỤNG VỐN, TÀI SẢN
 
Mục 1 VỐN PHÁP ĐỊNH, VỐN ĐIỀU LỆ , KÝ QUỸ VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN
 
Điều 4. Vốn pháp định
 
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
 
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 200.000.000.000 đồng Việt Nam hoặc 12.500.000 đô la Mỹ;
 
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 400.000.000.000 đồng Việt Nam hoặc 25.000.000 đô la Mỹ.
 
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam hoặc 300.000 đô la Mỹ.
 
Điều 5. Vốn điều lệ
 
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
 
2. Trong q q quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp, không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp vốn điều lệ đã góp giảm thấp hơn mức vốn pháp định và cách thức xử lý cụ thể.
 
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ đã ghi trong điều lệ doanh nghiệp thì phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và giải trình, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
 
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.
 
Điều 6. Ký quỹ
 
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
 
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
 
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
 
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
 
Điều 7. Các quy định khác về quản lý sử dụng vốn, tài sản
 
Ngoài các quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật liên quan.
 
Mục 2 DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
 
Điều 8. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
 
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp.
 
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
 
a) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
 
b) Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
 
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
 
Điều 9. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
 
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
 
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
 
a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
 
b) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
 
c) Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
 
d) Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
 
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.
 
3. Dự phòng nghiệp vụ đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
 
Điều 10. Mứctrích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
 
Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.
 
Mục 3 ĐẦU TƯ VỐN
 
Điều 11. Nguồn vốn đầu tư
 
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
 
1. Nguồn vốn chủ sở hữu:
 
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
 
3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
 
Điều 12. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
 
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ.
 
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
 
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
 
Điều 13. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
 
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này có thể được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
 
1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
 
a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
 
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
 
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
 
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
 
a)  Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
 
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
 
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
 
Điều 14. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác
 
1. Việc đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
 
2. Việc đầu tư từ các nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
 
Chương III KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN
 
Điều 15. Khả năng thanh toán
 
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
 
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại Điều 16 Nghị định này.
 
Điều 16. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
 
1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là số lớn hơn của các kết quả tính toán sau:
 
a)25% tổng phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
 
b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
 
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
 
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
 
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 5 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
 
Điều 17. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
 
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
 
Điều 18. Nguy cơ mất khả năng thanh toán
 
Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
 
Điều 19. Khôi phục khả năng thanh toán
 
1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán và báo cáo ngay với Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.
 
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán bao gồm các biện pháp sau:
 
a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
 
b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung và phạm vi hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;
 
c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
 
d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
 
đ) Các biện pháp khác.
 
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm.
 
4. Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm, Bộ Tài chính có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm gửi một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm vào một tổ chức tài chính, bảo hiểm, tín dụng hay một tổ chức khác tại Việt Nam do Bộ Tài chính chỉ định thực hiện giữ và quản lý phần vốn, tài sản đó.
 
Chương IV DOANH THU VÀ CHI PHÍ
 
Mục 1 DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
 
Điều 20. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm
 
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
 
a) Thu phí bảo hiểm gốc;
 
b) Thu phí nhận tái bảo hiểm;
 
c) Thu hoa hồng tái bảo hiểm;
 
d) Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
 
đ) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm: Hoàn phí bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm; hoàn phí nhận tái bảo hiểm; giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
 
2. Doanh thu hoạt động tài chính:
 
a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này;
 
b) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
 
c) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
 
d) Thu cho thuê tài sản;
 
đ) Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán;
 
e) Thu khác theo quy định của pháp luật.
 
3. Thu nhập hoạt động khác:
 
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
 
b) Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
 
c) Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng;
 
d) Thu khác theo quy định của pháp luật.
 
Điều 21. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm
 
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
 
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
 
a) Chi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm (chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại và trả lãi cho chủ hợp đồng đối với bảo hiểm nhân thọ), hợp đồng nhận tái bảo hiểm;
 
b) Phí nhượng tái bảo hiểm;
c) Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
 
d) Chi hoa hồng bảo hiểm; hoa hồng nhận tái bảo hiểm;
 
đ) Chi giám định tổn thất;
 
e) Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
 
f) Chi xử lý hàng tổn thất đã được giải quyết bồi thường 100%;
 
g) Chi quản lý đại lý bảo hiểm như chi đào tạo, tuyển dụng đại lý; chi khen thưởng đại lý và các khoản chi phí khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý;
 
h) Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
 
i) Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
 
k) Chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí vật tư, dụng cụ;
 
l) Tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp và tiền ăn giữa ca;
 
m) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trả theo quy định của pháp luật;
 
n) Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định;
 
o) Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà sáng kiến này mang lại hiệu quả kinh doanh; chi đào tạo lao động theo chế độ quy định; chi cho y tế trong nội bộ doanh nghiệp; chi hỗ trợ cho các trường học được Nhà nước cho phép thành lập;
 
Chi phí dịch vụ mua ngoài như phí bưu điện, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thuê sửa chữa tài sản cố định; phí trả cho tổ chức giám sát, kiểm toán; chi phí tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng kinh tế; chi phí thuê chuyên gia tính toán được chỉ định và chi phí mua ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh; tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người;
 
p) Chi trang phục giao dịch;
 
q) Công tác phí, bao gồm chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú; phụ cấp tàu xe nghỉ phép theo quy định của Bộ Luật lao động;
 
r) Trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; chi hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại doanh nghiệp; chi đóng góp vào các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định;
 
s) Trích dự phòng công nợ khó %

Lĩnh vực liên quan

Thông tin tài liệu

Số lượng file

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com