Theo dõi (0)

Dự thảo Thông tư về bảo vệ môi trường làng nghề

Ngày đăng: 21:49 23-06-2011 | 1760 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số: /2011/TT-BTNMT

Dự thảo số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

THÔNG TƯ

Về bảo vệ môi trường làng nghề

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về bảo vệ môi trường làng nghề,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề; trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ hoạt động trong làng nghề (sau đây gọi tắt là cơ sở); các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong làng nghề trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích các từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) có nghề truyền thống hoặc hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp;

2. Bảo vệ môi trường làng nghề là các hoạt động giữ cho môi trường làng nghề trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học;

3. Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề là tập hợp các hành động, biện pháp, công cụ nhằm theo dõi, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các nguồn thải do hoạt động sản xuất làng nghề sinh ra; giảm thiểu tác động đối với môi trường, hướng đến cải thiện, phục hồi môi trường tại các khu vực ô nhiễm;

4. Kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề bao gồm hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; bãi lưu giữ tạm thời, trung chuyển và xử lý chất thải rắn;

5. Sản xuất sạch hơn là việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên, để hạn chế phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường;

Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm các biện pháp hợp lý hóa quản lý và sản xuất; các giải pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ; tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.

Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn là tập hợp các giải pháp tác động tới toàn bộ vòng đời của sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường (từ khâu nguyên nhiên liệu đầu vào; các công đoạn sản xuất làm ra sản phẩm; sử dụng và thải bỏ sản phẩm).

Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn là đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ nhằm vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường.

6. Công nghệ thân thiện môi trường là công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm tối đa việc phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người;

7. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường là tổ chức được thành lập và hoạt động dưới hình thức Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Công ty TNHH... theo quy định của Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Tổ hợp tác hoặc các quy định của pháp luật có liên quan. Hoạt động của tổ chức tự quản về môi trường dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ tài chính, tự trang trải các hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của các thành viên.

8. Các từ ngữ khác: môi trường, thành phần môi trường, chất thải, chất thải nguy hại, quản lý chất thải, chất gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, tiêu chuẩn môi trường, quan trắc môi trường, thông tin về môi trường, chỉ thị môi trường, hệ sinh thái được giải thích tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Thông tư về bảo vệ môi trường làng nghề - Dự thảo 2

Ngày nhập

23/06/2011

Đã xem

1760 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài nguyên và Môi trường

Loại tài liệu Thông tư

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com