Theo dõi (0)

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 116/2008/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài

Ngày đăng: 17:13 23-10-2009 | 1212 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

BỘ TÀI CHÍNH

-------------------

Số: /129/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày tháng năm 2009

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài.

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sóo 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;

Căn cú nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phru quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài (dưới đây viết tắt là Thông tư số 116/2008/TT-BTC) như sau:

Điều 1: Hợp đồng gia công

1. Sửa đổi, bổ sung thêm điểm 1 khoản II mục I Thông tư số 116/208/TT-BTC như sau:

“1. Hình thức hợp đồng gia công

1.1 Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Về chứ ký và con dấu trên hợp đồng: Đối với thương nhân nước ngoài phải có chữ ký; Đối với thương nhân Việt Nam phải ký, đóng dấu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.2. Các chứng từ kèm theo hợp đồng do bên đặt gia công là thương nhân nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử thì bên nhận gia công là thương nhân Việt Nam phải ký, đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các chứng từ này”

2. Sửa đổi điểm 2, khoản II, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“2. Nội dung hợp đồng gia công

Nội dung hợp đồng gia công thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ. Những nội dung chưa có hoặc chưa cụ thể trên hợp đồng thì phải thể hiện trên phụ lục hợp đồng.

Trường hợp bên đặt gia công và bên nhận gia công phát sinh giao dịch qua bên thứ ba thì phải thể hiện trên hợp đồng/phụ lục hợp đồng hoặc có văn bản thông báo riêng”.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm 3.1, khoản II, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“3. Phục lục hợp đồng gia công

Phụ lục hợp đồng gia công là một bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.

3.1. Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh của các điểu khoản của hợp đồng gia công đều phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng và phải đăng ký các phụ lục này với cơ quan hải quan trước hoặc cùng thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên theo phụ lục hợp đồng đó và trước thời điểm hợp đồng gia công hết hiệu lực. Riêng trị giá nguyên liệu vật tư nhập khẩu để gia công thì chấp nhận trị giá ghi trên hoá đơn thương mại của hồ sơ nhập khẩu, không bắt buộc phải mở phụ lục điều chỉnh”.

Điều 2. Nơi làm thủ tục hải quan

Sửa đổi điểm 1, khoản III, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1. Việc làm thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công (tiếp nhận hợp đồng, đăng ký định mức, làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng xuất, nhập khẩu của hợp đồng, thanh khoản hợp đồng) được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có cơ sở sản xuất đang thực hiện hợp đồng gia công (kể cả cơ sở gia công lại) hoặc nơi có trụ sở của doanh nghiệp (trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc trụ sở của Chi nhánh doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật).

Trường hợp tại nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp nhưng không có tổ chức Hải quan thì doanh nghiệp được lựa chọn một Chi cục hải quan thuận tiện để đăng ký làm thủ tục hải quan”.

Điều 3. Trách nhiệm của doanh nghiệp

Sửa đổi điểm 1, khoản IV, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định đối với hợp đồng gia công. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực thì phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản với cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ.

1.2. Có sử dụng phần mềm quản lý loại hình gia công và kết nối được với cơ quan hải quan.

1.3 Khi xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn hướng dẫn tại điểm 6, khoản XII, Mụ II Thông tư này thì doanh nghiệp phải chủ động khai báo và làm thủ tục với cơ quan Hải quan theo quy định”.

Điều 4. Đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức

1. Đăng ký định mức

a) Sửa đổi, bổ sung điểm 1.1, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.1 Trên cơ sở định mức do các bên thoả thuận trong hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 31 Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan theo mẫu 03/ĐKĐM-GC Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Định mức này phải phù hợp với định mức thực tế doanh nghiệp thực hiện. Nếu hợp đòng gia công không quy định tỷ lệ hao hụt thì coi như tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư bằng 0%.

Đối với những mã hàng cùng chủng loại có nhiều kích cớ (size) thì khai định mức theo từng size hoặc khai định mức bình quân cho cả mã hàng đó. Cách tính định mức bình quân thực hiện theo hướng dẫn sử dụng tại mẫu số 03/ĐKĐM-GC.

Trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục xuất khẩu mã hàng cùng chủng lại có nhiều size khai định mức bình quân cho cả mã hàng, cùng với việc đăng ký định mức doanh nghiệp phải có văn bản giải trình cách tính định mức bình quân cho mã hàng đó, trong đó nêu cụ thể các size được tính theo định mức bình quân để có quan Hải quan có cơ sở kiểm tra, đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công và khi thanh khoản hợp đồng gia công”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm 1.2, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu do thay đổi tích chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp được phép điều chính định mức mã hàng đã đăng ký với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới, nhưng phải có văn bản giải trình lý do cụ thể cho từng trường hợp điều chỉnh.

Trường hợp sau khi xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp tự phát hiện định mức thực tế sử dụng nguyên vật liệu gia công hàng hoá xuất khẩu không đúng với định mức đã đăng ký thì cơ quan Hải quan chấp nhận cho doanh nghiệp được điều chính định mức nếu đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện sau:

a-Khai và nộp định mức điều chỉnh cho cơ quan Hải quan trước thời điểm nộp hồ sơ thanh khoản.

b- Còn điều kiện để cơ quan Hải quan kiểm tra như còn lưu mẫu sản phẩm; bảng thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm…hoặc có sự nhầm lẫn khi tính toán định mức (ví dụ: áo jacket 03 lớp nhưng tính định mức 02 lớp…)

c- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của định mức điều chỉnh”.

c) Sửa đổi, bổ sung điểm 1.3, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

1.3. Đơn vị tính trong bản đăng ký định mức thực hiện theo quy định tại Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và phải thống nhất với đơn vị tính trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đã đăng ký”.

2. Thời điểm đăng ký định mức

Sửa đổi điểm 2.1, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“2.1. Thời điểm đăng ký định mức:

Thời điểm đăng ký định mức là trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục xuất khẩu (đối với trường hợp nhận gia công và thương nhân nước ngoài) và nhập khẩu (đối với trường hợp đặt gia công ở nước ngoài) lô sản phẩm đầu tiên của mã hàng thuộc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đó”.

Ưu tiên cho doanh nghiệp áp dụng quản lý tuân thủ và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, theo dõi hàng gia công”.

3. Thời điểm điều chỉnh định mức

Sửa đổi điểm 2.2, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“2.2. Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm mã hàng cần điều chỉnh định mức. Riêng điều chỉnh định mức đối với những sản phẩm gia công đã xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1 Điều 4 Thông tư này”.

4. Kiểm tra định mức

4.1. Sửa đổi, bổ sung điểm 4.1, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“4.1. Các trường hợp phải kiểm tra định mức:

Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài mà cơ quan Hải quan có nghi ngờ định mức đã đăng ký trong quá trình thực hiện loại hình gia công đã bị xử lý vi phạm về gian lận định mức.

Đối với hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công nếu có nghi ngờ gian lận định mức thì thực hiện kiểm tra định mức. Nguyên tắc kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, việc kiểm tra được giới hạn ở mức phù hợp với kết qủa phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.

Đối với doanh nghiệp đã bị xử lý vi phạm về gian lận định mức thì thời gian áp dụng kiểm tra định mức là trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bị xử lý về hành vi gian lận định mức. Trong thời gian này, lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công quyết định cụ thể việc kiểm tra định mức. Quá thời gian này nếu không phát hiện có gian lận định mức thì chỉ thực hiện kiểm tra khi có nghi ngờ gian lận định mức”.

4.2. Sửa đổi, bổ sung điểm 4.3, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“4.3. Thời điểm kiểm tra định mức:

a) Trước hoặc cùng thời điểm xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên của mã hàng đã đăng ký, hoặc

b) Khi có điều chỉnh định mức đối với sản phẩm gia công dã xuất khẩu hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều 4 Thông tư này, hoặc

c) Khi thanh khoản hợp đồng gia công, hoặc

d) Khi kiểm tra sau thông quan (nếu còn cơ sở để kiểm tra)”.

Điều 5. Thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất

1. Thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

a) Sửa đổi điểm 1.1, khoản VIII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.1. Thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

1.1.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

a) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, ký tên, đóng dấu;

b) Giao 04 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng hoá và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng, trên hoá đơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam) cho doanh nghiệp nhập khẩu.

1.1.2. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

a) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu trên 04 tờ khai hải quan

b) Nhận hàng do doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao.

c) Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuát khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình nhập khẩu.

d) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; chuyển 02 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.

1.1.3. Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

a) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế); chỉ kiểm tra thực tế hàng hoá khi có dấu hiệu vi phạm.

b) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào 04 tờ khai;

c) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình;

d) Có văn bản thông báo cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cơ quan thuế địa phương đã nối mạng”. (Phương án khác là bỏ điểm d này, nếu có hoàn thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế nội địa).

2. Bổ sung thêm tiết 1.3, điểm 1, khoản VIII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.3. Trường hợp doanh nghiệp giao, nhận sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện nhiều lần trong ngày/tuần/tháng thì được khai nộp trên 01 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ trên cơ sở các chứng từ giao, nhận từng lần như hoá đơn, phiếu xuất kho kiêm hoá đơn với điều kiện hoá đơn, phiếu xuất kho kiêm hoá đơn gộp lại để khai chỉ giới hạn trong ngày/tuần/tháng cho 01 tờ khai của ngày/ngày/tháng đó. Trường hợp tại thời điểm giao, nhận hàng có sự thay đổi về chính sách thuế thì phải khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ riêng, không gộp chung với chứng từ không có thay đổi về chính sách thuế”.

Điều 6. Về chuyển tiếp sản phẩm gia công

Sửa đổi tiêu đề khoản X, mục II Thông tư số 116/2008/TT_BTC như sau:

“X. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp”.

Điều 7. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công

1. Hồ sơ thanh khoản

Sửa điểm 1.3 khoả XII Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.3. Tờ khai xuất khẩu sản phẩm (bao gồm cả tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ; tờ khai giao nhận sản phảm gia công chuyển tiếp) đã làm xong thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: xuất trình bản chính (bản chủ hàng lưu)”.

2. Thời hạn nộp hồ sao thanh khoản

Sửa đổi, bổ sung điểm 2, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“2. Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản

Chậm nhất 45 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực, doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công (bao gồm cả phương án giải quyết nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm, phế thải) do Chi cục hải quan quản lý hợp đồng gia công.

Đối với những hợp đồng gia công tách ra thành nhiều phụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợp đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công.

Đối với doanh nghiệp cùng lúc thanh khoản nhiều hợp đồng gia công; hợp đồng gia công có nhiều tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu; giám đốc doanh nghiệp có văn bản đề nghị và được lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công chấp thuận thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản có thể kéo dài hơn 45 ngày nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực”.

3. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản:

Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC về xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản như sau:

5.1. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản:

a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản, cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công:

a1/ Có văn bản mời doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định; chỉ mời 01 lần, nếu doanh nghiệp không đến thì lập biên bản chứng nhận và lưu vào hồ sơ để xử lý.

a2. Triển khai các biện pháp truy tìm, đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công.

c)Trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản mà doanh nghiệp không nộp hồ sơ thanh khoản thì cơ quan Hải quan thực hiện tính thuế, ấn định số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt chậm nộp đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị…thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.

4. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn

4.1. Sửa đổi, bổ sung điểm 6.1, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“6.1. Các hình thức xử lý:

Tuỳ theo sự thoả thuận trong hợp đồng gia công và quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được xử lý như sau:

a) Bán tại thị trường Việt Nam (thực hiện theo phương thức xuát khẩu, nhập khẩu tại chỗ);

b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;

c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam, áp dụng cho cả trường hợp chuyển trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công theo chỉ định của bên đặt gia công (trừ trường hợp quy định tại điểm 6.2.3d khoản này). Đối với trường hợp chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công thì không yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản giải trình và được lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xác nhận”.

d) Biếu, tặng tại Việt Nam;

đ) Tiêu hủy tại Việt Nam, áp dụng cho cả trường hợp tiêu huỷ trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu doanh nghiệp muốn tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm, phế thải hoặc loại được phép tiêu huỷ và có đủ cơ sở xác định số phế liệu, phế phẩm, phế thải này thuộc một hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công cụ thể thì doanh nghiệp được thực hiện thủ tục tiêu huỷ theo hướng dẫn tại điểm 6.2.5, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC”.

4.2 Sửa đổi, bổ sung điểm 6.2.3, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“6.2.3. Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác theo chỉ định của bên thuê gia công thực hiện như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp hướng dẫn tại khoản X, mục II Thông tư này, trừ việc xuất trình hoá đơn giá trị gia tăng, ngoài ra phải thực hiện thêm các công việc sau:…”

5. Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên thuê gia công từ bỏ

Sửa đổi điểm 7, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“7. Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc thiết bị theue, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên thuê gia công từ bỏ.

Doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm nộp thuế để tiêu thụ nội địa theo quy định hoặc làm thủ tục tiêu huỷ theo hướng dẫn tại điểm 6.2.5 khoản XII mục này. Đối với việc tiêu thụ nội địa thì trị giá trính thuế tính tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 97 Thông tư số 97/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính”

Điều 8. Về các biểu mẫu thanh khoản theo hướng dẫn tại phụ lục II, Thông tư số 116/2008/TT-BTC:

1. Sửa đổi mẫu 01/HSTK-GC: Bẳng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sửa đổi mẫu 02/HSTK-GC: Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu, ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Các hướng dẫn khác tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:

-VP TƯ Đảng, VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước;

- Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Kiểm toán Nhà nước

- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; website Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ;

- Cục hải quan tỉnh, thành phố;

- Công báo; Website Chính phủ;

- Lưu VT; TCHQ (10b)

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

BỘ TÀI CHÍNH

-------------------

Số: /129/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày tháng năm 2009

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài.

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sóo 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;

Căn cú nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phru quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài (dưới đây viết tắt là Thông tư số 116/2008/TT-BTC) như sau:

Điều 1: Hợp đồng gia công

1. Sửa đổi, bổ sung thêm điểm 1 khoản II mục I Thông tư số 116/208/TT-BTC như sau:

“1. Hình thức hợp đồng gia công

1.1 Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Về chứ ký và con dấu trên hợp đồng: Đối với thương nhân nước ngoài phải có chữ ký; Đối với thương nhân Việt Nam phải ký, đóng dấu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.2. Các chứng từ kèm theo hợp đồng do bên đặt gia công là thương nhân nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử thì bên nhận gia công là thương nhân Việt Nam phải ký, đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các chứng từ này”

2. Sửa đổi điểm 2, khoản II, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“2. Nội dung hợp đồng gia công

Nội dung hợp đồng gia công thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ. Những nội dung chưa có hoặc chưa cụ thể trên hợp đồng thì phải thể hiện trên phụ lục hợp đồng.

Trường hợp bên đặt gia công và bên nhận gia công phát sinh giao dịch qua bên thứ ba thì phải thể hiện trên hợp đồng/phụ lục hợp đồng hoặc có văn bản thông báo riêng”.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm 3.1, khoản II, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“3. Phục lục hợp đồng gia công

Phụ lục hợp đồng gia công là một bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.

3.1. Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh của các điểu khoản của hợp đồng gia công đều phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng và phải đăng ký các phụ lục này với cơ quan hải quan trước hoặc cùng thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên theo phụ lục hợp đồng đó và trước thời điểm hợp đồng gia công hết hiệu lực. Riêng trị giá nguyên liệu vật tư nhập khẩu để gia công thì chấp nhận trị giá ghi trên hoá đơn thương mại của hồ sơ nhập khẩu, không bắt buộc phải mở phụ lục điều chỉnh”.

Điều 2. Nơi làm thủ tục hải quan

Sửa đổi điểm 1, khoản III, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1. Việc làm thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công (tiếp nhận hợp đồng, đăng ký định mức, làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng xuất, nhập khẩu của hợp đồng, thanh khoản hợp đồng) được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có cơ sở sản xuất đang thực hiện hợp đồng gia công (kể cả cơ sở gia công lại) hoặc nơi có trụ sở của doanh nghiệp (trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc trụ sở của Chi nhánh doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật).

Trường hợp tại nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp nhưng không có tổ chức Hải quan thì doanh nghiệp được lựa chọn một Chi cục hải quan thuận tiện để đăng ký làm thủ tục hải quan”.

Điều 3. Trách nhiệm của doanh nghiệp

Sửa đổi điểm 1, khoản IV, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định đối với hợp đồng gia công. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực thì phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản với cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ.

1.2. Có sử dụng phần mềm quản lý loại hình gia công và kết nối được với cơ quan hải quan.

1.3 Khi xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn hướng dẫn tại điểm 6, khoản XII, Mụ II Thông tư này thì doanh nghiệp phải chủ động khai báo và làm thủ tục với cơ quan Hải quan theo quy định”.

Điều 4. Đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức

1. Đăng ký định mức

a) Sửa đổi, bổ sung điểm 1.1, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.1 Trên cơ sở định mức do các bên thoả thuận trong hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 31 Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan theo mẫu 03/ĐKĐM-GC Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Định mức này phải phù hợp với định mức thực tế doanh nghiệp thực hiện. Nếu hợp đòng gia công không quy định tỷ lệ hao hụt thì coi như tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư bằng 0%.

Đối với những mã hàng cùng chủng loại có nhiều kích cớ (size) thì khai định mức theo từng size hoặc khai định mức bình quân cho cả mã hàng đó. Cách tính định mức bình quân thực hiện theo hướng dẫn sử dụng tại mẫu số 03/ĐKĐM-GC.

Trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục xuất khẩu mã hàng cùng chủng lại có nhiều size khai định mức bình quân cho cả mã hàng, cùng với việc đăng ký định mức doanh nghiệp phải có văn bản giải trình cách tính định mức bình quân cho mã hàng đó, trong đó nêu cụ thể các size được tính theo định mức bình quân để có quan Hải quan có cơ sở kiểm tra, đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công và khi thanh khoản hợp đồng gia công”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm 1.2, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu do thay đổi tích chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp được phép điều chính định mức mã hàng đã đăng ký với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới, nhưng phải có văn bản giải trình lý do cụ thể cho từng trường hợp điều chỉnh.

Trường hợp sau khi xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp tự phát hiện định mức thực tế sử dụng nguyên vật liệu gia công hàng hoá xuất khẩu không đúng với định mức đã đăng ký thì cơ quan Hải quan chấp nhận cho doanh nghiệp được điều chính định mức nếu đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện sau:

a-Khai và nộp định mức điều chỉnh cho cơ quan Hải quan trước thời điểm nộp hồ sơ thanh khoản.

b- Còn điều kiện để cơ quan Hải quan kiểm tra như còn lưu mẫu sản phẩm; bảng thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm…hoặc có sự nhầm lẫn khi tính toán định mức (ví dụ: áo jacket 03 lớp nhưng tính định mức 02 lớp…)

c- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của định mức điều chỉnh”.

c) Sửa đổi, bổ sung điểm 1.3, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

1.3. Đơn vị tính trong bản đăng ký định mức thực hiện theo quy định tại Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và phải thống nhất với đơn vị tính trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đã đăng ký”.

2. Thời điểm đăng ký định mức

Sửa đổi điểm 2.1, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“2.1. Thời điểm đăng ký định mức:

Thời điểm đăng ký định mức là trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục xuất khẩu (đối với trường hợp nhận gia công và thương nhân nước ngoài) và nhập khẩu (đối với trường hợp đặt gia công ở nước ngoài) lô sản phẩm đầu tiên của mã hàng thuộc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đó”.

Ưu tiên cho doanh nghiệp áp dụng quản lý tuân thủ và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, theo dõi hàng gia công”.

3. Thời điểm điều chỉnh định mức

Sửa đổi điểm 2.2, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“2.2. Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm mã hàng cần điều chỉnh định mức. Riêng điều chỉnh định mức đối với những sản phẩm gia công đã xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1 Điều 4 Thông tư này”.

4. Kiểm tra định mức

4.1. Sửa đổi, bổ sung điểm 4.1, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“4.1. Các trường hợp phải kiểm tra định mức:

Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài mà cơ quan Hải quan có nghi ngờ định mức đã đăng ký trong quá trình thực hiện loại hình gia công đã bị xử lý vi phạm về gian lận định mức.

Đối với hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công nếu có nghi ngờ gian lận định mức thì thực hiện kiểm tra định mức. Nguyên tắc kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, việc kiểm tra được giới hạn ở mức phù hợp với kết qủa phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.

Đối với doanh nghiệp đã bị xử lý vi phạm về gian lận định mức thì thời gian áp dụng kiểm tra định mức là trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bị xử lý về hành vi gian lận định mức. Trong thời gian này, lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công quyết định cụ thể việc kiểm tra định mức. Quá thời gian này nếu không phát hiện có gian lận định mức thì chỉ thực hiện kiểm tra khi có nghi ngờ gian lận định mức”.

4.2. Sửa đổi, bổ sung điểm 4.3, khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“4.3. Thời điểm kiểm tra định mức:

a) Trước hoặc cùng thời điểm xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên của mã hàng đã đăng ký, hoặc

b) Khi có điều chỉnh định mức đối với sản phẩm gia công dã xuất khẩu hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều 4 Thông tư này, hoặc

c) Khi thanh khoản hợp đồng gia công, hoặc

d) Khi kiểm tra sau thông quan (nếu còn cơ sở để kiểm tra)”.

Điều 5. Thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất

1. Thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

a) Sửa đổi điểm 1.1, khoản VIII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.1. Thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

1.1.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

a) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, ký tên, đóng dấu;

b) Giao 04 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng hoá và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng, trên hoá đơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam) cho doanh nghiệp nhập khẩu.

1.1.2. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

a) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu trên 04 tờ khai hải quan

b) Nhận hàng do doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao.

c) Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuát khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình nhập khẩu.

d) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; chuyển 02 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.

1.1.3. Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:

a) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế); chỉ kiểm tra thực tế hàng hoá khi có dấu hiệu vi phạm.

b) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào 04 tờ khai;

c) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình;

d) Có văn bản thông báo cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cơ quan thuế địa phương đã nối mạng”. (Phương án khác là bỏ điểm d này, nếu có hoàn thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế nội địa).

2. Bổ sung thêm tiết 1.3, điểm 1, khoản VIII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.3. Trường hợp doanh nghiệp giao, nhận sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện nhiều lần trong ngày/tuần/tháng thì được khai nộp trên 01 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ trên cơ sở các chứng từ giao, nhận từng lần như hoá đơn, phiếu xuất kho kiêm hoá đơn với điều kiện hoá đơn, phiếu xuất kho kiêm hoá đơn gộp lại để khai chỉ giới hạn trong ngày/tuần/tháng cho 01 tờ khai của ngày/ngày/tháng đó. Trường hợp tại thời điểm giao, nhận hàng có sự thay đổi về chính sách thuế thì phải khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ riêng, không gộp chung với chứng từ không có thay đổi về chính sách thuế”.

Điều 6. Về chuyển tiếp sản phẩm gia công

Sửa đổi tiêu đề khoản X, mục II Thông tư số 116/2008/TT_BTC như sau:

“X. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp”.

Điều 7. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công

1. Hồ sơ thanh khoản

Sửa điểm 1.3 khoả XII Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“1.3. Tờ khai xuất khẩu sản phẩm (bao gồm cả tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ; tờ khai giao nhận sản phảm gia công chuyển tiếp) đã làm xong thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: xuất trình bản chính (bản chủ hàng lưu)”.

2. Thời hạn nộp hồ sao thanh khoản

Sửa đổi, bổ sung điểm 2, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“2. Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản

Chậm nhất 45 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực, doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công (bao gồm cả phương án giải quyết nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm, phế thải) do Chi cục hải quan quản lý hợp đồng gia công.

Đối với những hợp đồng gia công tách ra thành nhiều phụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợp đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công.

Đối với doanh nghiệp cùng lúc thanh khoản nhiều hợp đồng gia công; hợp đồng gia công có nhiều tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu; giám đốc doanh nghiệp có văn bản đề nghị và được lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công chấp thuận thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản có thể kéo dài hơn 45 ngày nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực”.

3. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản:

Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC về xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản như sau:

5.1. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản:

a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản, cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công:

a1/ Có văn bản mời doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định; chỉ mời 01 lần, nếu doanh nghiệp không đến thì lập biên bản chứng nhận và lưu vào hồ sơ để xử lý.

a2. Triển khai các biện pháp truy tìm, đôn đốc, nhắc nhỏ doanh nghiệp thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công.

c)Trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản mà doanh nghiệp không nộp hồ sơ thanh khoản thì cơ quan Hải quan thực hiện tính thuế, ấn định số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt chậm nộp đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị…thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.

4. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn

4.1. Sửa đổi, bổ sung điểm 6.1, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“6.1. Các hình thức xử lý:

Tuỳ theo sự thoả thuận trong hợp đồng gia công và quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được xử lý như sau:

a) Bán tại thị trường Việt Nam (thực hiện theo phương thức xuát khẩu, nhập khẩu tại chỗ);

b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;

c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam, áp dụng cho cả trường hợp chuyển trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công theo chỉ định của bên đặt gia công (trừ trường hợp quy định tại điểm 6.2.3d khoản này). Đối với trường hợp chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công thì không yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản giải trình và được lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xác nhận”.

d) Biếu, tặng tại Việt Nam;

đ) Tiêu hủy tại Việt Nam, áp dụng cho cả trường hợp tiêu huỷ trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu doanh nghiệp muốn tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm, phế thải hoặc loại được phép tiêu huỷ và có đủ cơ sở xác định số phế liệu, phế phẩm, phế thải này thuộc một hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công cụ thể thì doanh nghiệp được thực hiện thủ tục tiêu huỷ theo hướng dẫn tại điểm 6.2.5, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC”.

4.2 Sửa đổi, bổ sung điểm 6.2.3, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“6.2.3. Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác theo chỉ định của bên thuê gia công thực hiện như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp hướng dẫn tại khoản X, mục II Thông tư này, trừ việc xuất trình hoá đơn giá trị gia tăng, ngoài ra phải thực hiện thêm các công việc sau:…”

5. Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên thuê gia công từ bỏ

Sửa đổi điểm 7, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:

“7. Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc thiết bị theue, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên thuê gia công từ bỏ.

Doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm nộp thuế để tiêu thụ nội địa theo quy định hoặc làm thủ tục tiêu huỷ theo hướng dẫn tại điểm 6.2.5 khoản XII mục này. Đối với việc tiêu thụ nội địa thì trị giá trính thuế tính tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 97 Thông tư số 97/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính”

Điều 8. Về các biểu mẫu thanh khoản theo hướng dẫn tại phụ lục II, Thông tư số 116/2008/TT-BTC:

1. Sửa đổi mẫu 01/HSTK-GC: Bẳng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sửa đổi mẫu 02/HSTK-GC: Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu, ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Các hướng dẫn khác tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:

-VP TƯ Đảng, VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước;

- Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Kiểm toán Nhà nước

- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; website Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ;

- Cục hải quan tỉnh, thành phố;

- Công báo; Website Chính phủ;

- Lưu VT; TCHQ (10b)

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Thông tư

Ngày nhập

23/10/2009

Đã xem

1212 lượt xem

Mẫu 02

Ngày nhập

23/10/2009

Đã xem

1212 lượt xem

Mẫu 01

Ngày nhập

23/10/2009

Đã xem

1212 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 3

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Thông tư

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com