Dự thảo Thông tư Quy định về việc quản lý chất lượng đối với cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V
Ngày đăng: 11:49 06-04-2011 | 2180 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Khoa học và Công nghệ
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2011 |
THÔNG TƯ
Quy định về việc quản lý chất lượng đối với cáp cách điện
bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc quản lý chất lượng đối với cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc quản lý chất lượng đối với cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V (sau đây viết tắt là dây và cáp điện) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Tổ chức, cá nhân (sau đây viết tắt là doanh nghiệp) sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dây và cáp điện thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
2. Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan;
3. Các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp chẩt polyvinyl clorua (PVC) là sự kết hợp của các vật liệu được lựa chọn, phân chia tỷ lệ và được xử lý một cách thích hợp mà thành phần đặc trưngg của nó là polyvinyl clorua dẻo hoặc một trong các polime trùng hợp của nó.
2. Điện áp danh định của cáp là điện áp chuẩn để thiết kế và xác định các thử nghiệm điện.
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI DÂY VÀ CÁP ĐIỆN
Điều 4. Biện pháp quản lý chất lượng
1. Trường hợp dây và cáp điện có mặt cắt danh nghĩa của ruột dẫn nằm trong dãy mặt cắt quy định tại tiêu chuẩn quốc gia tương ứng trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN:
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dây và cáp điện phải thực hiện chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN (chứng nhận hợp quy) về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử và gắn dấu hợp quy (CR) khi đưa ra lưu thông trên thị trường đối với tất cả các loại dây và cáp điện nằm trong dãy mặt cắt quy định tại tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
2. Trường hợp dây và cáp điện có mặt cắt danh nghĩa của ruột dẫn khác với quy định trong tiêu chuẩn quốc gia tương ứng trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN:
a) Doanh nghiệp phải thực hiện chứng nhận hợp quy. Việc đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
b) Doanh nghiệp được phép lưu thông trên thị trường các loại dây và cáp điện này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012. Sau thời gian này chỉ được lưu thông trên thị trường loại dây và cáp điện có mặt cắt danh nghĩa của ruột dẫn quy định trong tiêu chuẩn quốc gia tương ứng trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN.
Điều 5. Điều kiện lưu thông trên thị trường
1. Doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Doanh nghiệp nhập khẩu dây và cáp điện sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn trình tự thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP
VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dây và cáp điện có trách nhiệm:
1. Tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng đối với dây và cáp điện theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng, độ an toàn của dây và cáp điện trong quá trình lưu thông trên thị trường.
3. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với dây và cáp điện, nếu trong quá trình sử dụng hợp lý, đúng mục đích vẫn gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
4. Chịu sự kiểm tra, thanh tra về chất lượng theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý:
1. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
a) Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
b) Chỉ định, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ năng lực thực hiện việc đánh giá sự phù hợp dây và cáp điện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
c) Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý chất lượng đối với dây và cáp điện theo quy định tại Thông tư này.
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với dây và cáp điện theo Thông tư này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố
a) Tiếp nhận đăng ký và quản lý bản công bố hợp quy đối với dây và cáp điện của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.
b) Định kỳ 6 tháng, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng danh mục dây và cáp điện đã đăng ký công bố hợp quy.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, quyết định được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.
BỘ TRƯỞNG
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 1
Cơ quan soạn thảo Bộ Khoa học và Công nghệ
Loại tài liệu Thông tư
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.