Theo dõi (0)

Dự thảo Thông tư Quy định về lộ trình và điều kiện cho thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

Ngày đăng: 14:19 05-05-2014 | 2413 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Công Thương

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

THÔNG TƯ

 Quy định lộ trình, điều kiện và phạm vi đối với thương nhân

Việt Nam hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa

ở nước ngoài

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­___________________

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

          Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định lộ trình, điều kiện và phạm vi đối với thương nhân Việt Nam tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài như sau:

Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Thông tư này quy định về lộ trình, điều kiện và phạm vi đối với thương nhân Việt Nam mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Vị thế giao dịch là tình trạng thương nhân Việt Nam nắm giữ một hay nhiều hợp đồng giao dịch mua/bán hàng hóa trên Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài. Vị thế giao dịch bao gồm vị thế giao dịch mua và vị thế giao dịch bán.

3. Vị thế giao dịch mở mua là vị thế giao dịch mua nhưng chưa bán lại.

4. Vị thế giao dịch mở bán là vị thế giao dịch bán nhưng chưa mua lại.

5. Vị thế thuần là tổng vị thế mở mua và vị thế mở bán tại một thời điểm.

6. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI

 Điều 3. Lộ trình tham gia giao dịch

Bộ Công Thương quy định các Sở Giao dịch hàng hóa và danh mục mặt hàng thương nhân Việt Nam được phép giao dịch trên các Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài trong từng thời kỳ.

Điều 4. Điều kiện đối với thương nhân Việt Nam thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

1. Thương nhân Việt Nam thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư có ngành nghề kinh doanh liên quan và đang trực tiếp kinh doanh các mặt hàng đăng ký mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

          b) Đối với thương nhân Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49%.

2. Thương nhân Việt Nam mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài phải thông qua các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động thí điểm một số sản phầm phái sinh giá cả hàng hóa và được Bộ Công Thương thẩm định đáp ứng các quy định về giải pháp công nghệ, yêu cầu kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa tại Thông tư 38/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc thông qua thành viên môi giới của Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài đặt tại Việt Nam được sự cho phép của Bộ Công Thương.

3. Quý I hàng năm, thương nhân Việt Nam đề xuất với Bộ Công Thương hạn mức hàng hóa xuất nhập khẩu cần bảo hiểm rủi ro trong giới hạn hạn ngạch xuất nhập khẩu quy định. Thương nhân Việt Nam có thể có nhiều vị thế giao dịch mở tại một thời điểm nhưng vị thế thuần không được vượt quá hạn mức đã đăng ký với Bộ Công Thương.

4. Thương nhân Việt Nam chỉ được giao dịch các mặt hàng và hợp đồng trong phạm vi được Bộ Công Thương cho phép.

5. Thương nhân Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch ở nước ngoài phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép theo các quy định nêu tại Chương III của Thông tư này.

Điều 5. Quyền của thương nhân Việt Nam thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

1. Thương nhân Việt Nam có quyền tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

2. Thương nhân Việt Nam có quyền đề xuất các mặt hàng và hợp đồng giao dịch đối với từng loại mặt hàng trên Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài để Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận.

3. Thương nhân Việt Nam được quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để đảm bảo hoặc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Tóm tắt Dự thảo Thông tư Quy định về lộ trình và điều kiện cho thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

Ngày nhập

05/05/2014

Đã xem

2413 lượt xem

Dự thảo Thông tư Quy định về lộ trình và điều kiện cho thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

Ngày nhập

05/05/2014

Đã xem

2413 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Bộ Công Thương

Loại tài liệu Thông tư

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 1 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com