Theo dõi (0)

Dự thảo Thông tư quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ Thanh tra viên lao động

Ngày đăng: 15:15 05-03-2009 | 2145 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

Số: /2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày tháng năm 2009

DỰ THẢO

THÔNG TƯ

Quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp Thẻ Thanh tra viên lao động


Căn cứ khoản 2, Điều 191 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung các năm: 2002, 2006, 2007;

Căn cứ Điều 15 Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động, thương binh và xã hội;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Tổng thanh tra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ Thanh tra viên lao động như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thanh tra viên lao động, tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên lao động, thẻ thanh tra viên lao động, trình tự cấp, cấp lại, thu hồi thẻ Thanh tra viên lao động.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, các cơ quan Thanh tra lao động, thương binh và xã hội; các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan.

3. Thanh tra viên lao động

Thanh tra viên lao động là công chức công tác tại các cơ quan Thanh tra lao động, thương binh và xã hội, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về chính sách lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động và được bổ nhiệm thanh tra viên lao động theo quy định của Thông tư này.

II. BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM THANH TRA VIÊN LAO ĐỘNG

1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm thanh tra viên lao động

Người được bổ nhiệm thanh tra viên lao động phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt các tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm vào ngạch thanh tra theo quy định của Thanh tra Chính phủ hoặc đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên.

b) Đạt các tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên ngành lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tiêu chuẩn, nghiệp vụ các ngạch công chức của một số lĩnh vực thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hôị.

c) Đã công tác tại cơ quan thanh tra lao động, thương binh và xã hội từ đủ 02 năm trở lên và thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về lao động từ đủ 01 năm trở lên.

d) Đủ sức khoẻ để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

2. Thẩm quyền bổ nhiệm thanh tra viên lao động

Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội bổ nhiệm thanh tra viên lao động trong phạm vi toàn quốc; tuỳ từng điều kiện cụ thể, Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội có thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở Lao động –Thương binh và Xã hội bổ nhiệm thanh tra viên lao động ở địa phương.

3. Thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên lao đông

a) Thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên lao động ở Trung ương

Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây viết là Chánh Thanh tra Bộ), lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm thanh tra viên lao động. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm gồm:

- Bản khai đề nghị xét bổ nhiệm thanh tra viên lao động (theo mẫu ban hành kèm Thông tư này);

- Bản sao chứng chỉ nghiệp vụ thanh tra; chứng chỉ nghiệp vụ quản lý nhà nước;

- Phiếu Thanh tra viên lao động (theo mẫu ban hành kèm Thông tư này);

- Bản sao công chứng Quyết định bổ nhiệm ngạch thanh tra viên (nếu có);

- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học (thạc sỹ, tiến sỹ nếu có)

- Hai ảnh màu (3x4);

Chánh Thanh tra Bộ dự thảo Quyết định bổ nhiệm trình Bộ trưởng ký theo thẩm quyền.

b) Thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên lao động ở địa phương

Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội uỷ quyền (bằng văn bản) cho Giám đốc Sở bổ nhiệm thanh tra viên lao động thì Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây viết là Chánh Thanh tra Sở) lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm thanh tra viên lao động. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm thanh tra viên lao động gồm:

- Bản khai đề nghị xét bổ nhiệm thanh tra viên lao động (theo mẫu ban hành kèm Thông tư này);

- Bản sao chứng chỉ nghiệp vụ thanh tra; chứng chỉ nghiệp vụ quản lý nhà nước;

- Phiếu Thanh tra viên lao động (theo mẫu ban hành kèm Thông tư này);

- Bản sao công chứng Quyết định bổ nhiệm ngạch thanh tra viên (nếu có);

- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học (thạc sỹ, tiến sỹ nếu có);

- Hai ảnh màu (3x4);

Chánh Thanh tra Sở dự thảo Quyết định bổ nhiệm trình Giám đốc Sở ký theo ủy quyền

4. Miễn nhiệm thanh tra viên lao động

Việc miễn nhiệm đối với thanh tra viên lao động được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:

- Không đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này;

- Bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên theo quy định về kỷ luật cán bộ, công chức;

- Khi thôi, không làm nhiệm vụ tại các cơ quan thanh tra lao động, thương binh và xã hội.

Người có thẩm quyền miễn nhiệm thanh tra viên lao đông là người có thẩm quyền bổ nhiệm thanh tra viên lao động.

III. THẺ THANH TRA VIÊN LAO ĐỘNG, TRÌNH TỰ CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI THẺ

1. Thẻ Thanh tra viên lao động

Thẻ Thanh tra viên lao động xác định tư cách pháp lý để thanh tra viên sử dụng khi thực hiện các cuộc thanh tra lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Thanh tra.

Thẻ Thanh tra viên lao động hình chữ nhật, rộng 61mm; dài 87mm gồm mặt trước, mặt sau.

- Mặt trước:

Nền màu hồng tươi, chữ in hoa màu vàng - Dòng trên ghi “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” (khổ chữ 9) theo phông chữ của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ Việt Unicode) theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001; Dòng dưới ghi “THẺ THANH TRA VIÊN LAO ĐỘNG” (khổ chữ 16); Giữa hai dòng là Quốc huy (đường kính 24 mm).

- Mặt sau:

Nền hoa văn mầu đỏ, ở giữa có biểu tượng ngành Lao động, thương binh và xã hội, in bóng (đường kính 20 mm), Góc trên bên trái in biểu tượng ngành ngành lao động, thương binh và xã hội (đường kính 14mm), dưới biểu tượng là nơi dán ảnh của người được cấp Thẻ (khổ 23x30mm) được đóng dấu nổi; Từ cách góc trên bên trái (10mm) đến góc dưới bên phải là gạch chéo màu đỏ (rộng 6mm)

Nội dung ghi trên mặt sau:

+ Quốc hiệu (khổ chữ 8, gạch chân dòng thứ hai)

+ Thẻ Thanh tra viên lao động (chữ in hoa đậm màu đỏ khổ 12)

+ Số, Họ và tên: Ngạch thanh tra viên; Đơn vị công tác; Ngày, tháng, năm (khổ chữ 10)

+ Cấp có thẩm quyền cấp Thẻ Thanh tra viên lao động (khổ chữ 8)

+ Con dấu (đường kính 18mm)

Số thẻ được xác định theo ký tự TTLĐ+ hai số cuối của năm cấp thẻ + số thứ tự từ 001 (TTLĐ09001; TTLĐ10314).

Thẻ Thanh tra viên lao động được ép platic cứng.

Thẻ thanh tra viên lao động do Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức in và quản lý.

2. Trình tự cấp, thu hồi Thẻ Thanh tra viên lao động

a) Sau khi có Quyết định bổ nhiệm thanh tra viên lao động, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở gửi Văn bản đề nghị Bộ trưởng cấp Thẻ (kèm theo Quyết định bỏ nhiệm, danh sách trích ngang, phiếu thanh tra viên và hai ảnh màu 3x4 của cán bộ được đề nghị cấp Thẻ). Văn bản đề nghị cấp Thẻ của Giám đốc Sở được gửi đến Thanh tra Bộ để tập hợp trình Bộ trưởng. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký Quyết định cấp thẻ Thanh tra viên lao động cho thanh tra viên lao động trong toàn quốc.

Thời gian cấp Thẻ 02 lần/năm, vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.

b) Thanh tra viên lao động khi có quyết định miễn nhiệm hoặc nghỉ hưu, hoặc chuyển sang cơ quan khác làm việc phải nộp lại Thẻ Thanh tra viên lao động. Chánh thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở có trách nhiệm thu hồi Thẻ và lưu thống nhất tại Thanh tra Bộ.

c) Trường hợp thanh tra viên lao động được chuyển đổi vị trí sang công việc khác cùng trong tổ chức thanh tra thì tạm thời bị thu hồi Thẻ. Việc thu hồi Thẻ do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cá nhân đó thực hiện.

3. Cấp lại Thẻ Thanh tra viên lao động

a) Khi xảy ra những trường hợp quy định tại khoản 2 mục IV Thông tư này và thẻ cũ đã hết hạn, cá nhân có liên quan báo cho Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý và làm hồ sơ cấp lại Thẻ.

Hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Thẻ, nêu rõ lý do cấp lại trong đơn và có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.

- Hai ảnh màu 3x4.

- Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người đề nghị cấp lại thẻ gửi cấp có thẩm quyền cấp Thẻ.

- Thẻ cũ đã hết hạn (đối với trường hợp hết hạn thẻ theo mẫu cũ).

Trình tự cấp lại thẻ tiến hành như cấp Thẻ lần đầu.

b) Trường hợp sau 3 năm, cá nhân thuộc trường hợp định tại điểm c khoản 2 mục III được điều chuyển lại về vị trí thanh tra chuyên ngành về lao động, Thủ trưởng trực tiếp quản lý cá nhân đó cấp lại Thẻ Thanh tra viên lao động. Trường hợp sau 5 năm mới được điều chuyển lại, việc cấp lại Thẻ được thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 mục III Thông tư này.

IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THANH TRA VIÊN LAO ĐỘNG KHI SỬ DỤNG THẺ

1. Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra theo đoàn hoặc thanh tra viên độc lập phải:

- Xuất trình Thẻ trước đối tượng thanh tra;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Thanh tra

2. Có trách nhiệm giữ và bảo quản Thẻ. Trường hợp mất thẻ, rách Thẻ, Thẻ bị cũ nhàu nát phải báo cho cơ quan quản lý trực tiếp và đề nghị làm thủ tục cấp lại thẻ.

3. Thanh tra viên lao động nếu lợi dụng quyền hạn và sử dụng thẻ sai mục đích sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan tiếp nhận và xử lý thông tin cao nhất và bắt buộc về việc mất thẻ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 892/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 6/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ Thanh tra viên lao động.

3. Đối với Thẻ Thanh tra viên lao động đã được cấp hoặc cấp lại theo quy định trước đây nếu còn hiệu lực thì tiếp tục sử dụng, khi hết hạn thì được cấp Thẻ mới theo quy định tại Thông tư này.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

4. Trong quá trình tổ chức, thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;

- Các Thứ trưởng;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;

- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Lưu: VT, TTr (10b).

BỘ TRƯỞNG

(Chữ ký, dấu)

NguyÔn ThÞ Kim Ng©n


MẪU BẢN KHAI XÉT ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM THANH TRA VIÊN LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2009/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BẢN KHAI

ĐỀ NGHỊ XÉT BỔ NHIỆM THANH TRA VIÊN LAO ĐỘNG

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh: Nam, Nữ:

Chức vụ, công việc đang làm:

Đơn vị công tác:

Mã ngạch công chức hiện tại:

Thời gian bổ nhiệm vào ngạch công chức hiện tại:

I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo

Trình độ chuyên môn: Chuyên ngành

Thời gian đào tạo năm, năm tốt nghiệp:

Hình thức đào tạo

Trình độ lý luận chính trị:

2. Các lớp bồi dưỡng đã qua (QLNN, nghiệp vụ thanh tra), ghi rõ loại văn bằng, chứng chỉ)

3. Trình độ ngoại ngữ

4. Trình độ tin học

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC

1. Về quản lý:

Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản pháp luật

Chủ trì tổ chức hội nghị, tập huấn:

2. Về công tác thanh tra

Nội dung công tác chính được giao:

Kêt quả thực hiện trong hai năm liền kề với thời gian làm tờ khai:

Số cuộc thanh tra đã làm Trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn thanh tra

Kết quả kiến nghị

III. TỰ NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM VÀ ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM THANH TRA VIÊN LAO ĐỘNG

...., ngày tháng năm

Người khai

(ký và ghi rõ họ tên)

IV. NHẬN XÉT CỦA THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP QUẢN LÝ NGƯỜI LÀM BẢN KHAI

….., ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị

(ký, đóng dấu)


PHIẾU THANH TRA VIÊN

Số thẻ ……………………………………..

A- SƠ YẾU LÝ LỊCH BẢN THÂN

Họ và tên: Ngày sinh , Nam/Nữ:

Chức vụ, đơn vị công tác:

Quê quán:

Chỗ ở hiện nay:

Dân tộc: Ngày vào Đảng: Chính thức:

Ngày tham gia công tác Thanh tra:

Cấp uỷ hiện nay: Kể từ ngày:

Trình độ lý luận chính trị

Trình độ chuyên môn:

Ngành học:

Trình độ Ngoại ngữ:

Các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, quản lý kinh tế, quản lý N.N đã qua:

Mức lương hiện nay: Thời gian xếp:

Khen thưởng:

Kỷ kuật:

B- QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (kể cả chức danh do bầu cử như đại biểu QH, HĐND, cấp uỷ đoàn thể, các hội) tốt nghiệp ĐH, ThS, TS năm nào, ở đâu, ngành gì

C- QUAN HỆ GIA ĐÌNH

Họ và tên vợ/chồng: Năm sinh:

Quê quán:

Nghề nghiệp, đơn vị công tác:

Họ và tên con (năm sinh, nam, nữ, nghề nghiệp, nơi công tác)

Xác nhận của cơ quan

quản lý cán bộ

(Đóng dấu, ký tên)

Ngày tháng năm

Người ghi ký tên

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Thông tư về thanh tra viên lao động

Ngày nhập

05/03/2009

Đã xem

2145 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Loại tài liệu Thông tư

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com