Theo dõi (0)

Dự thảo Thông tư Quy định thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài

Ngày đăng: 12:51 19-04-2011 | 1782 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2011/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

THÔNG TƯ

Quy định thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;

Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2101 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG



 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm:

1. Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;

2. Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;

3. Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;

4. Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;

5. Xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản sống;

6. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y;

7. Nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;

8. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vậtvà sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật;

9. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;

10. Xuất khẩu, nhập khẩu phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón;

11. Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

Điều 2. Giải thích từ ngữ:

1. Sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh (bao gồm cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp): là các sản phẩm từ gỗ được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của loại sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm hoàn chỉnh, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm đó; được sản xuất bằng phương pháp thủ công hoặc máy, hoặc thủ công kết hợp máy; được hoàn thiện bằng các công nghệ bào, đục, chạm, trổ, khắc, khảm, tiện, trang trí bề mặt (sơn mài, mạ kim loại màu, phủ sơn bề mặt).

2. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: là những loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thực vật, động vật rừng quy định tại danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

3. Giống vật nuôi:

3.1. Giống vật nuôi bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống.

3.2. Giống vật nuôi mới là giống mới được tạo ra hoặc giống mới được nhập khẩu lần đầu nhưng chưa có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

4. Thức ăn chăn nuôi

4.1. Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang.

4.2. Thức ăn chăn nuôi mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu hoặc được phát hiện và sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.

5. Thuốc thú y là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất được dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật, bao gồm: dược phẩm, hóa chất, vắc xin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và một số vi sinh vật dùng trong thú y.

6. Thủy sản:

6.1. Thuỷ sản sống: là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống.

6.2. Thuỷ sản làm giống: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.

6.3. Thuỷ sản sống làm thực phẩm: là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống sử dụng để làm thực phẩm cho con người.

6.4. Đánh giá rủi ro thuỷ sản sống nhập khẩu làm thực phẩm: là các hoạt động nhằm xác định những tác động bất lợi có thể xảy ra đối với con người và môi trường trong các hoạt động có liên quan đến thuỷ sản sống nhập khẩu.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu

1. Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, trước khi thông quan, phải thực hiện quy định tại các quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản; Danh mục động vật; Danh mục thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch và Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Hàng hóa nhập khẩu trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi thông quan phải thực hiện quy định tại các quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, ban hành quy định về các thủ tục kiểm tra vật thể và lập hồ sơ kiểm dịch thực vật.

3. Hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bao gồm cả chuyên ngành thủy sản) khi nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Trường hợp cửa khẩu chưa có cơ quan kiểm dịch động, thực vật thì hàng hoá được thông quan theo cơ chế đăng ký trước, kiểm tra sau. Cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc Cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch.

5. Việc kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo hình thức đăng ký trước và kiểm tra chất lượng sau khi thông quan.

Điều 4. Nguyên tắc về việc nhập khẩu trong thời gian chờ bổ sung vào danh mục hàng hoá nhập khẩu thông thường hoặc nhập khẩu có điều kiện:

Đối với các loại hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không cần xin phép, sau khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ NNPTNT có văn bản công nhận, tất cả thương nhân được phép nhập khẩu mặt hàng này trong thời gian chờ để bổ sung vào danh mục hàng hoá được nhập khẩu không cần xin phép.

Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đăng tải ngay sau khi ban hành văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro, danh mục hàng hoá trên trang tin điện tử (website) cuả đơn vị quản lý chuyên ngành và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa chỉ http://law.omard.gov.vn/.

Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, đánh giá mối nguy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ bổ sung vào các danh mục hàng hoá tương ứng.

Điều 5. Quy định chung về trình tự, số lượng hồ sơ, thời hạn cấp, cách thức nộp và trả kết quả, phí, lệ phí cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:

Điều này quy định chung về trình tự, số lượng hồ sơ, thời gian cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu, phí, lệ phí (quy định cụ thể về hồ sơ tại các điều, mục dưới đây của Thông tư này). Trong trường hợp có quy định khác tại các Điều dưới đây của Thông tư này thì thực hiện theo các quy định cụ thể đó.

1. Trình tự và cách thức: Thương nhân nộp hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôntheo một trong những cách sau:

a. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký ngay khi tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả cấp phép hoặc xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu và yêu cầu thương nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

b. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký, trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản cho thương nhân xin xuất/nhập khẩu thông báo hạng mục hồ sơ còn thiếu (nếu có) và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn cấp giấy phép:

- Trong 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải cấp giấy phép.

- Trong trường hợp không cấp giấy phép, trong 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp phép.

4. Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả cấp giấy phép nhập khẩu:

- Thương nhân có thể nộp phí và lệ phí trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc gửi bằng đường bưu điện.

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo yêu cầu của thương nhân.

5. Phí, lệ phí: Theo quy định hiện hành.

...

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Thông tư

Ngày nhập

19/04/2011

Đã xem

1782 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Loại tài liệu Thông tư

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com