Dự thảo Thông tư hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Ngày đăng: 16:33 14-06-2013 | 3245 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Tài chính
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
THÔNG TƯ
Hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
_____________________
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 ;
Căn cứ các văn bản luật, pháp lệnh về thuế hiện hành;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số ......../2013/NĐ-CP ngày ....../....../2013 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số ......./2013/NĐ-CP ngày ............. tháng ......... năm 2013 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
Căn cứ Nghị định số ......./2013/NĐ-CP ngày ............. tháng ......... năm 2013 của Chính phủ quy định về việc …………;
Căn cứ Nghị định số ..../20....../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ....... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi tắt là biện pháp cưỡng chế) và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
Quyết định hành chính thuế gồm: thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp, tiền chậm nộp tiền phạt và tiền phạt chậm nộp; thông báo nộp tiền sử dụng đất; thông báo ấn định thuế; quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây viết tắt là cưỡng chế) theo quy định của Luật Quản lý thuế;
b) Cơ quan thuế, công chức thuế;
c) Người có thẩm quyền và trách nhiệm cưỡng chế;
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện cưỡng chế.
Điều 2. Các trường hợp bị cưỡng chế và tạm thời chưa cưỡng chế
1. Đối với người nộp thuế:
a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định; quá thời hạn gia hạn nộp thuế.
b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
c) Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).
2. Các tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Đối với cá nhân, tổ chức bảo lãnh nộp thuế cho người nộp thuế: Quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định của cơ quan thuế mà người nộp thuế không thực hiện nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì người bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.
5. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
6. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đến thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế thuộc đối tượng được cơ quan thuế ban hành quyết định cho nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian được nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt.
Điều 3. Các biện pháp cưỡng chế 1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng; yêu cầu phong toả tài khoản.
2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
3. Thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng.
4. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
5. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
6. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
7. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên được thực hiện theo quy định tại Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, chương II, Thông tư này. Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền quyết định tạm dừng biện pháp cưỡng chế đang thực hiện và thực hiện biệp pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp tiền phạt.
8. Trong trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản, người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 17, chương II, Thông tư này.
9. Trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đang thực hiện không thu được hoặc chỉ thu được một phần số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt thì chuyển sang biện pháp tiếp theo.
Điều 4. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây viết tắt là quyết định cưỡng chế) và phân định thẩm quyền cưỡng chế 1. Những người sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế theo các biện pháp cưỡng chếquy định tại Điều 3, Thông tư này và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế và của cấp dưới:
a) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư này.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh được quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong phạm vi mình phụ trách.
c) Trường hợp người vi phạm bị áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 6, Điều 3 Thông tư này này thì cơ quan thuế xử lý vụ việc lập hồ sơ, tài liệu và văn bản yêu cầu chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề để cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Phân định thẩm quyền cưỡng chế:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với quyết định hành chính thuế do cấp dưới ban hành trong các trường hợp sau: Cấp dưới không có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế hoặc có thẩm quyền nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định hành chính thuế. Đối với trường hợp này cấp dưới phải có văn bản đề nghị cấp trên ban hành quyết định cưỡng chế.
b) Cục trưởng Cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp thẩm quyền cưỡng chế thuộc Chi cục trưởng Chi cục Thuế nhưng đối tượng bị cưỡng chế tại nhiều Chi cục Thuế trong cùng địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế đối với những đối tượng bị cưỡng chế tại nhiều Cục Thuế.
3. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế quy định tại khoản 1, 2 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền phải thể hiện bằng văn bản, trong đó, xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
Điều 5. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế
1. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 20, Nghị định số ........../2013/NĐ-CP. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân.
2. Việc tổ chức cưỡng chế không được thực hiện vào các thời điểm sau: ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động và ngoài giờ hành chính (trừ trường hợp cần ngăn chặn đối tượng bị cưỡng chế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành quyết định cưỡng chế); trong thời gian mười lăm (15) ngày trước và sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá; các ngày truyền thống theo quy định của pháp luật mà đối tượng bị cưỡng chế thuộc diện được hưởng; ngày gia đình đối tượng bị cưỡng chế có việc hiếu, việc hỷ.
3. Việc thi hành quyết định cưỡng chế liên quan đến nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân hoặc cá nhân bị cưỡng chế là những người có chức sắc tôn giáo, có uy tín trong xã hội thì cơ quan quản lý đối tượng bị cưỡng chế báo cáo cơ quan cấp trên xem xét ban hành quyết định cưỡng chế nếu thấy cần thiết.
4. Cách tính để thực hiện các thủ tục cưỡng chế
a) Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ.
b) Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật: là các ngày theo dương lịch trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết (gọi chung là ngày nghỉ).
c) Trường hợp thời hạn được tính từ một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
d) Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn thực hiện thủ tục cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 3
Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính
Loại tài liệu Thông tư
Đăng nhập để theo dõi dự thảo
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.