Theo dõi (0)

Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện trợ cấp khó khăn đối với người lao động trong doanh nghiệp

Ngày đăng: 16:26 05-05-2011 | 1337 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

______

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2011/TT-BTC

_______________________

Hà Nội, ngày tháng năm 2011





THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện trợ cấp khó khăn

đối với người lao động trong doanh nghiệp

___________________



Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Điều 5 Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện trợ cấp khó khăn đối với người lao động trong doanh nghiệp như sau:

Điều 1. Quy định chung:

1. Đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn thuộc phạm vi hướng dẫn của thông tư này là người lao động có tên trong danh sách lao động của doanh nghiệp tại thời điểm 31/3/2011, có hệ số luơng (lương chức vụ, hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống, nhưng có tổng thu nhập tháng được trả theo thoả thuận trong hợp đồng lao động từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống.

2. Mức trợ cấp khó khăn cho người lao động tối đa là 250.000đồng/ người. Số tiền trợ cấp này cho người lao động không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.

3. Quỹ tài chính hợp pháp doanh nghiệp sử dụng để chi trợ cấp khó khăn cho người lao động là Quỹ của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn lợi nhuận sau khi đã thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.

4. Các doanh nghiệp sử dụng nguồn Quỹ tài chính hợp pháp để thực hiện chi trợ cấp khó khăn cho người lao động mà nguồn Quỹ tài chính hợp pháp không đủ để chi; nguồn chi còn thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 2: Xác định dự toán chi và nguồn chi trợ cấp khó khăn:

1. Doanh nghiệp căn cứ số lượng lao động có tên trong danh sách lao động của doanh nghiệp tại thời điểm 31/3/2011, số dư nguồn Quỹ tài chính hợp pháp đến 31/3/2011, hiệu quả hoạt động kinh doanh, để xác định mức trợ cấp cụ thể cho người lao động (tối đa là 250.000đồng/người) và tổng số tiền dự kiến chi thực hiện trợ cấp khó khăn cho người lao động, trong đó xác định số tiền chi từ nguồn Quỹ tài chính hợp pháp của doanh nghiệp và số tiền phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp lập báo cáo số lượng lao động thuộc đối tượng trợ cấp, mức trợ cấp và tổng số tiền dự kiến chi trợ cấp gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp để theo dõi, quản lý việc sử dụng Quỹ tài chính và hạch toán chi phí của doanh nghiệp.

Điều 3: Thực hiện chi trợ cấp khó khăn cho người lao động:

1. Đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty nhà nước chưa thực hiện chuyển đổi hoạt động theo luật doanh nghiệp; sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty không có Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty đối với công ty không có Hội đồng quản trị của công ty nhà nước chưa chuyển đổi, quyết định sử dụng Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng để chi trợ cấp khó khăn cho người lao động.

Trường hợp số dư nguồn Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng đến 31/3/2011 không đủ chi trợ cấp khó khăn cho người lao động; nguồn kinh phí còn thiếu, doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Đối với các doanh nghiệp không phải là công ty nêu tại khoản 1 Điều này, được áp dụng qui định tại thông tư này để thực hiện trợ cấp khó khăn cho người lao động. Việc sử dụng các Quỹ tài chính hợp pháp của công ty và mức chi trợ cấp khó khăn cho người lao động do Đại hội cổ đông ( đối với công ty cổ phần), Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty(đối với công ty TNHH, công ty hợp danh), Chủ doanh nghiệp Tư nhân ( đối với doanh nghiệp tư nhân) quyết định.

Điều 4. Tổ chức thực hiện:

1. Căn cứ quy định tại Điều 5 Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại thông tư này và tình hình cụ thể của doanh nghiệp; doanh nghiệp chủ động thực hiện chi trợ cấp khó khăn cho người lao động trong quí II năm 2011.

2. Kết thúc chi trả trợ cấp khó khăn cho người lao động, doanh nghiệp tổng hợp danh sách người lao động được nhận trợ cấp ( có chữ ký của người nhận trợ cấp), tổng số tiền thực tế đã chi trợ cấp người lao động từ nguồn Quĩ tài chính hợp pháp của doanh nghiệp và số tiền phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; sau khi được Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty đối với công ty không có Hội đồng quản trị của công ty nhà nước chưa chuyển đổi; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH, công ty hợp danh); Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) Chủ doanh nghiệp Tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân) phê duyệt, doanh nghiệp gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính cùng cấp (đối với công ty nhà nước) và cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp để báo cáo, đồng thời làm cơ sở khi lập báo cáo tài chính năm và thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng ... năm 2011.

Chế độ trợ cấp khó khăn hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 30/3/2011. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./.



Nơi nhận:

KT. BỘ TRƯỞNG

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

THỨ TRƯỞNG

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;



- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;



- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;



- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;



- Văn phòng Quốc hội;



- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;



- Toà án nhân dân tối cao;



- Kiểm toán nhà nước;



- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;



- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;



- Công báo;



- Website Chính phủ;



- Website Bộ Tài chính;



- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);



- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính,



- Lưu: VT, Vụ NSNN.





Lĩnh vực liên quan

Thông tin tài liệu

Số lượng file

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Thông tư

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com