Theo dõi (0)

Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép

Ngày đăng: 08:52 29-10-2013 | 2188 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Công Thương

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA  

VỀ CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ SẢN XUẤT GANG, THÉP

National technical regulation on iron and steelmaking

technologies and equipments

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về công nghệ, thiết bị đối với các nhà máy: nhà máy luyện than cốc; nhà máy thiêu kết; nhà máy luyện gang; nhà máy luyện thép lò chuyển; nhà máy luyện thép lò điện hồ quang; nhà máy cán thép.

1.1.2. Quy chuẩn này không điều chỉnh đối với các nhà máy luyện gang, thép phục vụ đúc chi tiết cơ khí, nhà máy luyện kim phi cốc, nhà máy luyện thép bằng lò cảm ứng và các nhà máy sản xuất thép hợp kim, thép chế tạo.

          1.2. Đối tượng áp dụng

          Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đầu tư xây dựng mới các nhà máy luyện than cốc, nhà máy thiêu kết; nhà máy luyện gang; nhà máy luyện thép lò chuyển; nhà máy luyện thép lò điện hồ quang; nhà máy cán thép trên lãnh thổ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 

1.3. Giải thích thuật ngữ

  Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Dung tích lò cao là thể tích hữu dụng của lò cao; đơn vị tính: mét khối (m3);

1.3.2. Dung lượng lò là khối lượng kim loại lỏng được nấu luyện trong một mẻ luyện;  đơn vị tính: tấn/mẻ;

1.3.3. Nhiệt vật lý của khí thải là nhiệt chứa trong khí thải;

1.3.4. Nhiệt hóa học của khí thải là nhiệt được sinh ra trong quá trình cháy của khí thải;

1.3.5. Thép dẹt  là thép cán dạng phẳng;

1.3.6. Thép dài là thép cán hình, thép thanh, thép tròn, thép dây;

1.3.7. Than cốc là loại than được luyện chủ yếu từ nguyên liệu than mỡ trong điều kiện yếm khí;

1.3.8. Thiêu kết là quá trình tạo cục từ quặng sắt có kích thước ≤ 8 mm để làm nguyên liệu luyện gang lò cao;

1.3.9. Lò cao là loại lò đứng chủ yếu dùng để luyện gang từ quặng sắt;

1.3.10. Lò chuyển (còn gọi là lò thổi) là lò luyện thép từ gang lỏng bằng phương pháp thổi ô xy;

1.3.11. Lò điện hồ quang là lò luyện thép dùng năng lượng hồ quang điện để luyện thép;

1.3.12. Cán nóng là quá trình cán thép ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ kết tinh lại của thép;

1.3.13. Cán nguội là quá trình cán thép ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ kết tinh lại của thép.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Quy định chung:

Các thiết bị được lắp đặt tại các nhà máy quy định tại Quy chuẩn này phải đảm bảo tính năng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

2.2. Quy định cụ thể:

2.2.1. Nhà máy luyện than cốc

2.2.1.1. Sử dụng công nghệ nạp liệu sườn lò;

2.2.1.2. Công suất ≥ 350.000 tấn cốc/năm;

2.2.1.3. Có hệ thống hồi nhiệt (nhiệt vật lý, nhiệt hóa học) của khí thải làm nhiên liệu, sản xuất hơi nước hoặc sử dụng cho phát điện;

        2.2.2. Nhà máy thiêu kết

2.2.2.1. Diện tích băng thiêu kết ≥ 90 m2;

2.2.2.2. Có hệ thống sấy nguyên liệu trước khi thiêu kết;

        2.2.3. Nhà máy luyện gang lò cao

2.2.3.1. Dung tích lò cao tại các khu vực ven biển: ≥ 1.000 m3, tại các khu vực còn lại: ≥700 m3;

2.2.3.2. Suất tiêu hao năng lượng ≤ 14000 MJ/tấn gang, trong đó suất tiêu hao than cốc ≤ 450 kg than cốc/tấn gang, (Suất tiêu hao năng lượng được tính theo Phụ lục I và Phụ lục III ban hành kèm theo Quy chuẩn này);

2.2.3.3. Nhiệt độ gió nóng đưa vào lò cao ≥ 1.100oC;

2.2.3.4. Có hệ thống thu hồi nhiệt (nhiệt vật lý, nhiệt hóa học) của khí thải để làm nhiên liệu, sản xuất hơi nước hoặc sử dụng cho phát điện.

        2.2.4. Nhà máy luyện thép lò chuyển

2.2.4.1. Dung lượng lò chuyển tại các khu vực ven biển: ≥ 70 tấn/mẻ, tại các khu vực còn lại:  ≥ 50 tấn/mẻ;

2.2.4.2. Có dây chuyền đúc liên tục;

2.2.4.3. Có hệ thống thu hồi nhiệt (nhiệt vật lý, nhiệt hóa học) của khí thải.

2.2.5. Nhà máy luyện thép lò điện hồ quang

2.2.5.1. Có hệ thống sấy liệu bằng khí thải của lò;

2.2.5.2. Áp dụng công nghệ tạo xỉ bọt, cường hóa quá trình nấu luyện bằng các mỏ đốt ô xy và nhiên liệu khác;

2.2.5.3 Nắp, thân lò có các tấm được làm nguội bằng nước; có thiết bị phun sương làm mát điện cực và má ôm điện cực;

2.2.5.4. Ra thép từ đáy lệch tâm;

2.2.5.5. Dung lượng lò ≥ 70 tấn/mẻ;

2.2.5.6. Công suất biến thế lò ≥ 800 kVA/tấn dung lượng;

2.2.5.7. Có hệ thống phun than hoạt tính trước bộ lọc bụi túi vải;

2.2.5.8. Tỷ lệ nước tuần hoàn ≥ 95%;

2.2.5.9. Có lò tinh luyện và máy đúc liên tục;

2.2.5.10. Suất tiêu hao năng lượng cho 01 tấn phôi ≤ 2600 MJ/tấn, trong đó tiêu hao điện năng lò điện hồ quang ≤  420 kWh. (Suất tiêu hao năng lượng được tính theo Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Quy chuẩn này).

2.2.6 Nhà máy cán thép

2.2.6.1. Nhà máy cán thép dẹt

2.2.6.1.1. Nhà máy cán nóng thép dẹt 

   - Dây chuyền cán nóng thép có chiều dầy từ 4 mm trở lên, chiều rộng tối đa của sản phẩm đạt 1500 mm: Công suất ≥ 1.000.000 tấn/năm;

   - Dây chuyền cán nóng thép có chiều dầy từ 0,8 mm đến 16 mm, chiều rộng tối đa sản phẩm 1000 mm: Công suất ≥ 2.000.000 tấn/năm;

2.2.6.1.2. Nhà máy cán nguội thép dẹt

   - Dây chuyền cán nguội thép chiều rộng > 1.000 mm: Công suất ≥ 500.000 tấn/năm;   

    - Dây chuyền cán nguội thép chiều rộng ≤  1000 mm: Công suất ≥ 200.000 tấn/năm;

          2.2.6.2. Nhà máy cán thép dài;

2.2.6.2.1. Công suất dây chuyền cán  ≥ 500.000 tấn/năm;

2.2.6.2.2. Nước làm nguội được sử dụng tuần hoàn. Mức tiêu hao nước ≤ 0.25 m3 nước/tấn sản phẩm.

3. QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG

Các nhà máy phải thu hồi, xử lý các chất thải khí, rắn, lỏng theo các quy định sau:

3.1. Chất thải khí: Tuân thủ QCVN 19: 2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20: 2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

3.2 Chất thải rắn: Tuân thủ QCVN 07: 2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và quản lý chất thải rắn và các văn bản quy định quản lý chất thải của ngành thép. Xỉ thải, bụi lò điện hồ quang, lò chuyển phải được chế biến, tái sử dụng đến mức tối đa.

3.3. Chất thải nước: Phải tuân thủ QCVN 40: 2011/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nước thải công nghiệp.

4.     TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đầu tư dự án (nhà đầu tư)

Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới nhà máy luyện than cốc; nhà máy thiêu kết; nhà máy luyện gang; nhà máy luyện thép lò chuyển; nhà máy luyện thép lò điện hồ quang; nhà máy cán thép có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

4.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập Dự án đầu tư xây dựng công trình

 Các tổ chức, cá nhân khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) nhà máy luyện than cốc; nhà máy thiêu kết; nhà máy luyện gang; nhà máy luyện thép lò chuyển; nhà máy luyện thép lò điện hồ quang; nhà máy cán thép phải xây dựng phương án bố trí, sử dụng các thiết bị công nghệ sản xuất gang, thép theo quy định tại Quy chuẩn này và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhận thẩm định dự án

Đơn vị đầu mối thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án để lấy ý kiến Bộ Công Thương về thiết kế cơ sở trước khi thẩm định dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

4.4. Trách nhiệm của Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu Công nghệ cao, Khu kinh tế, Khu Chế xuất.

Ban quản lý Khu Công nghiệp, khu Công nghệ cao, Khu kinh tế, Khu Chế xuất có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các nhà đầu tư các dự án sản xuất gang, thép trong Khu vực mình thực hiện Quy chuẩn này.

4.5.Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền

Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc thẩm định, kiểm tra, giám sát các các dự án sản xuất gang, thép trong và sau quá trình đầu tư theo quy định của Quy chuẩn này.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

5.1. Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chuẩn này trên phạm vi cả nước.

5.2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quy chuẩn này trên địa bàn và báo cáo tình hình thực hiện Quy chuẩn cho Bộ Công Thương theo quy định.

5.3. Trường hợp các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

5.4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.



 

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép

Ngày nhập

29/10/2013

Đã xem

2188 lượt xem

Phụ lục Dự thảo Quy chuẩn

Ngày nhập

29/10/2013

Đã xem

2188 lượt xem

Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép

Ngày nhập

29/10/2013

Đã xem

2188 lượt xem

Thuyết minh xây dựng Dự thảo

Ngày nhập

29/10/2013

Đã xem

2188 lượt xem

Tóm tắt một số nội dung và gợi ý góp ý Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép

Ngày nhập

29/10/2013

Đã xem

2188 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 5

Cơ quan soạn thảo Bộ Công Thương

Loại tài liệu Thông tư

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 2 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com