Theo dõi (0)

Dự thảo Quyết định về việc ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản

Ngày đăng: 08:24 23-11-2007 | 1890 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Xây dựng

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

Quyết định
V/v ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản
 
Bộ trưởng Bộ Xây dựng 

- Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; 
 
- Căn cứ Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản;
 
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, 

Quyết định 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản và quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản.
 
Điều 2. Chương trình khung này là căn cứ để các cơ sở đào tạo biên soạn giáo trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản, quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản. 
 
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản 
(Ban hành kèm theo Quyết định…… /2007/QĐ-BXDngày ….. tháng …. năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựngn)
_____________________
 
Phần I
Những nguyên tắc và yêu cầu chung
     

1. Học viên phải được trang bị đầy đủ các môn học cơ sở và các môn học chuyên môn theo nội dung và thời lượng quy định tại Chương trình này bao gồm cả phần lý thuyết và phần thực hành.
Mỗi khoá học được tổ chức dưới các hình thức tập trung, trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính hoặc học theo kỳ nhưng phải đảm bảo đủ thời gian và nội dung chương trình theo quy định.

2. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm:
a) Xây dựng Quy chế đào tạo, bồi dưỡng kiến thức;
b) Biên soạn và phê duyệt chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với Chương trình khung do Bộ Xây dựng ban hành;
c) Lập và duyệt danh sách giảng viên có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ;
d) Lập hồ sơ gửi về Bộ Xây dựng bao gồm các tài liệu: Giới thiệu về cơ sở đào tạo gồm tên và địa chỉ liên hệ, một bộ chương trình, giáo trình, tài liệu, danh sách đội ngũ giảng viên đã được phê duyệt.
Trong quá trình hoạt động nếu có thay đổi về chương trình, giáo trình, tài liệu hoặc danh sách giảng viên thì các cơ sở phải báo cáo về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
đ) Lập thời gian biểu cho khoá học; lập danh sách theo dõi học viên tham dự khoá học và kết quả học tập của học viên. Những học viên tham dự tối thiểu 80% thời gian của mỗi học phần mới được tham gia kiểm tra cuối học phần.

3. Học viên đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về bất động sản hoặc đã có thẻ thẩm định viên về giá hoặc chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng nếu đã học môn nào trong Chương trình khung này thì không phải học lại môn đó.

4. Học viên có đủ điều kiện thì được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo Phụ lục 1, 4, 7. Giấy chứng nhận, chứng chỉ được sử dụng bằng Tiếng Việt và tiếng Anh.
 
5. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a) Đưa lên Website của Bộ Xây dựng các thông tin ban đầu và các thông tin trong quá trình hoạt động của các cơ sở đào tạo;
b) Phối hợp với địa phương kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy định về việc đào tạo và cấp giấy chứng nhận của các cơ sở đào tạo. Cơ sở đào tạo nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định, những khóa đào tạo có vi phạm Chương trình khung thì không công nhận kết quả, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ bị yêu cầu thanh tra, điều tra theo quy định của pháp luật.

Phần II
Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá, quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản
 

I. Các môn học cơ sở về bất động sản (Phần này dạy chung cho cả 3 đối tượng: môi giới bất động sản, định giá bất động sản và quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản - 40 tiết):
 
1 Pháp luật về kinh doanh bất động sản (8 tiết)
2. Bất động sản và thị trường bất động sản (4 tiết)
3. Giá trị và giá cả bất động sản (4 tiết)
4. Đầu tư kinh doanh bất động sản (8 tiết)
5. Quy hoạch và tác động của quy hoạch đối với bất động sản (4 tiết)
6. Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh bất động sản (4 tiết)
7. Thông tin và hồ sơ bất động sản (4 tiết)
8. Chuyên đề tự chọn (4 tiết)
 
II. Các môn học chuyên môn về môi giới bất động sản (90 tiết):
A- Phần lý thuyết (48 tiết):
1. Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản (8 tiết)
2. Quy trình môi giới bất động sản (8 tiết)
3. Kỹ năng môi giới bất động sản (12 tiết)
4. Tổ chức và quản lý văn phòng môi giới bất động sản (4 tiết)
5. Marketing bất động sản (8 tiết)
6. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong giao dịch bất động sản (8 tiết)
B- Thực hành và kiểm tra cuối khóa (42 tiết):
1. Thực hành (40 tiết)
2. Kiểm tra cuối khóa (2 tiết)
 
 
III. Các môn học chuyên ngành về định giá bất động sản (143 tiết):
A- Phần lý thuyết (60 tiết):
1. Tổng quan về dịch vụ định giá bất động sản (8 tiết)
2. Quy trình định giá bất động sản (4 tiết)
3. Phương pháp định giá bất động sản (32 tiết)
4. Định giá bất động sản chuyên biệt (8 tiết)
5. Hồ sơ và chứng thư định giá bất động sản (8 tiết)
B- Thực hành và kiểm tra cuối khóa (83 tiết):
1. Thực hành (80 tiết)
2. Kiểm tra cuối khóa (3 tiết)
 
IV. Các môn học chuyên ngành về quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản (122 tiết):
A- Phần lý thuyết (40 tiết):
1. Tổng quan về dịch vụ sàn giao dịch bất động sản (8 tiết)
2. Tổ chức và quản lý sàn giao dịch bất động sản (8 tiết)
3. Các dịch vụ tại sàn giao dịch bất động sản (8 tiết)
4. Marketing bất động sản (8 tiết)
5. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong giao dịch bất động sản (8 tiết)
B- Thực hành và kiểm tra cuối khóa (82 tiết):
1. Thực hành (80 tiết)
2. Kiểm tra cuối khóa (2 tiết) 

Phần III
Đề cương chi tiết các môn
học 

I. Các môn học cơ sở về bất động sản:
1 Pháp luật về kinh doanh bất động sản:
1.1. Giới thiệu chung về hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh bất động sản, bao gồm: Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ Luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Thương mại…
1.2. Các quy định của pháp luật về hàng hoá bất động sản và phát triển hàng hoá bất động sản đưa vào kinh doanh.
1.3. Các quy định của pháp luật về điều kiện, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động kinh doanh bất động sản
1.4. Các quy định pháp luật về các hình thức giao dịch bất động sản và các quan hệ trong giao dịch bất động sản.
1.5. Các quy định pháp luật về các vấn đề khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh bất động sản.

2. Bất động sản và thị trường bất động sản:

2.1. Tổng quan về bất động sản và thị trường bất động sản
2.2. Phân loại thị trường bất động sản
2.3. Các yếu tố của thị trường bất động sản
2.4. Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản
2.5. Vai trò của Nhà nước đối với thị trường bất động sản

3. Giá trị và giá cả bất động sản:

3.1.Giá trị và các yếu tố cấu thành giá trị bất động sản
3.2. Cơ sở hình thành giá cả bất động sản
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bất động sản

4. Đầu tư kinh doanh bất động sản:

4.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư kinh doanh bất động sản.
4.2. Phân tích cơ hội đầu tư kinh doanh bất động sản
4.3. Trình tự, thủ tục thực hiện một dự án đầu tư kinh doanh bất động sản
4.4. Nội dung các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản

5. Quy hoạch và tác động của quy hoạch đối với bất động sản:

5.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
5.2. Quy hoạch sử dụng đất
5.3. Quy hoạch xây dựng

6. Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh bất động sản:

6.1. Các loại hợp đồng trong hoạt động kinh doanh bất động sản và các loại hợp đồng liên quan.
6.2. Nội dung các loại hợp đồng
6.3. Công chứng, chứng thực hợp đồng
6.4. Giải quyết tranh chấp

7. Thông tin và hồ sơ bất động sản:

7.1.Hồ sơ và thông tin bất động sản
7.2. Thu thập, kiểm tra thông tin về bất động sản
7.3. Quản lý hồ sơ và khai thác thông tin bất động sản

8. Chuyên đề tự chọn

II. Các môn học chuyên môn về môi giới bất động sản:
A- Phần lý thuyết:

1. Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản:

1.1. Giới thiệu về dịch vụ môi giới bất động sản
1.2. Vai trò của môi giới bất động sản trong nền kinh tế thị trường
1.3. Nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản
1.4. Điều kiện kinh doanh và yêu cầu chuyên môn của nhà môi giới bất động sản
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề môi giới bất động sản
1.6. Đạo đức nghề nghiệp trong môi giới bất động sản

2. Quy trình môi giới bất động sản:

2.1.Thu thập thông tin về cung, cầu bất động sản
2.2. Xác định đối tượng và các bên tham gia thương vụ môi giới bất động sản
2.3. Lập hồ sơ thương vụ môi giới
2.4. Thời hạn và những bước thực hiện thương vụ môi giới

3. Kỹ năng môi giới bất động sản:

3.1. Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin về bất động sản
3.2. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng và nội dung hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản
3.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà môi giới

4. Tổ chức và quản lý văn phòng môi giới bất động sản:

4.1. Cơ sở hình thành văn phòng môi giới
4.2. Tổ chức hoạt động của văn phòng môi giới
4.3. Quản lý tài chính
4.4. Quản lý nhân sự

5. Marketing bất động sản:

5.1. Hành vi người tiêu dùng bất động sản
5.2. Chiến lược sản phẩm trong kinh doanh bất động sản
5.3. Chiến lược giá cả trong kinh doanh bất động sản
5.4. Tổ chức phân phối bất động sản
5.5. Thông tin, quảng cáo bất động sản
5.6. Khuyến mãi trong kinh doanh bất động sản
5.7. Hậu mãi và thiết lập quan hệ với khách hàng

6. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong giao dịch bất động sản:

6.1. Giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
6.2. Quy trình và nội dung các bước đàm phán trong giao dịch bất động sản
6.3. Kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong đàm phán

B- Thực hành và kiểm tra cuối khóa:
1. Thực hành: Tìm hiểu thực tế hoạt động của một số văn phòng môi giới bất động sản và viết báo cáo thu hoạch.
2. Kiểm tra cuối khóa (bao gồm môn cơ sở và môn chuyên môn):
- Thời gian kiểm tra: 90 phút
- Hình thức kiểm tra: Bài luận hoặc trắc nghiệm

III. Các môn học chuyên môn về định giá bất động sản:
A- Phần lý thuyết:
1. Tổng quan về dịch vụ định giá bất động sản:
1.1. Khái niệm về dịch vụ định giá bất động sản
1.2. Nguyên tắc hoạt động định giá bất động sản
1.3. Căn cứ định giá bất động sản
1.4. Vai trò của người định giá bất động sản
1.5. Chứng chỉ định giá bất động sản
1.6. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về định giá bất động sản
1.7. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp về định giá bất động sản
1.8. Đạo đức nghề nghiệp trong định giá bất động sản

2. Quy trình định giá bất động sản:

2.1. Xác định nhiệm vụ định giá bất động sản
2.2. Lập kế hoạch định giá bất động sản
2.3. Khảo sát hiện trường thu thập thông tin bất động sản
2.4. Phân tích thông tin về bất động sản
2.5. Lựa chọn phương pháp định giá bất động sản
2.6. Xác định giá bất động sản
2.7. Lập hồ sơ và chứng thư định giá

3. Phương pháp định giá bất động sản:

3.1. Phuong phỏp so sỏnh trực tiếp
3.2. Phuong phỏp chi phớ
3.3. Phuong phỏp v?n hoỏ
3.4. Phuong phỏp th?ng du
3.5. Phuong phỏp l?i nhu?n

4. Định giá bất động sản chuyên biệt:

4.1. Các loại bất động sản chuyên biệt
4.2. Phương pháp xác định giá bất động sản chuyên biệt

5. Hồ sơ và chứng thư định giá bất động sản:

5.1. Hồ sơ định giá bất động sản
5.2. Chứng thư định giá bất động sản
5.3. Lưu trữ hồ sơ định giá bất động sản 

B- Thực hành và kiểm tra cuối khóa:

1. Thực hành định giá một bất động sản cụ thể và viết báo cáo kết quả.
2. Kiểm tra cuối khóa (bao gồm môn cơ sở và môn chuyên ngành):
- Thời gian kiểm tra: 120 phút
- Hình thức kiểm tra: Bài luận hoặc trắc nghiệm.

IV. Các môn học chuyên môn về quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản:
A- Phần lý thuyết:
1. Tổng quan về dịch vụ sàn giao dịch bất động sản:
1.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
1.2. Các điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản
1.3. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
1.4. Điều kiện của người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản
1.5. Kinh doanh bất động sản qua sàn giao dịch

2. Tổ chức và quản lý sàn giao dịch bất động sản

2.1. Thành lập sàn giao dịch bất động sản
2.2. Tổ chức không gian và trang thiết bị sàn giao dịch bất động sản
2.3. Tổ chức các hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
2.4. Quản lý nhân sự sàn giao dịch bất động sản
2.5. Quản lý tài chính của sàn giao dịch bất động sản
2.6. Tuyển chọn người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản

3. Các dịch vụ tại sàn giao dịch bất động sản

3.1. Giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản
3.2. Môi giới bất động sản
3.3. Định giá bất động sản
3.4. Tư vấn bất động sản
3.5. Quảng cáo bất động sản
3.6. Đấu giá bất động sản
3.7. Quản lý bất động sản

4. Marketing bất động sản:

4.1. Hành vi người tiêu dùng bất động sản
4.2. Chiến lược sản phẩm trong kinh doanh bất động sản
4.3. Chiến lược giá cả trong kinh doanh bất động sản
4.4. Tổ chức phân phối bất động sản
4.5. Thông tin, quảng cáo bất động sản
4.6. Khuyến mãi trong kinh doanh bất động sản
4.7. Hậu mãi và thiết lập quan hệ với khách hàng

5. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong giao dịch bất động sản:

5.1. Giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
5.2. Quy trình và nội dung các bước đàm phán trong kinh doanh bất động sản
5.3. Kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong đàm phán trong kinh doanh bất động sản.

B- Thực hành và kiểm tra cuối khóa:
1. Thực hành: Tìm hiểu thực tế hoạt động của 1- 2 sàn giao dịch bất động sản và viết báo cáo thu hoạch.
2. Kiểm tra cuối khóa (bao gồm môn cơ sở và môn chuyên ngành):
- Thời gian kiểm tra: 90 phút
- Hình thức kiểm tra: Bài luận hoặc trắc nghiÖm

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo dạng .DOC

Ngày nhập

23/11/2007

Đã xem

1890 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Xây dựng

Loại tài liệu Quyết định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com