Theo dõi (0)

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc quản lý hoạt động thương mại qua biên giới đất liền

Ngày đăng: 09:12 14-10-2013 | 1863 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Công Thương

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUYẾT ĐỊNH

 Về việc quản lý hoạt động thương mại qua biên giới đất liền



 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số …/2013/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Nghị định số …/2013/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc quản lý hoạt động thương mại qua biên giới đất liền.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định hoạt động thương mại qua biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là qua biên giới) gồm:

1.    Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới của thương nhân.

2.    Hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân.

3.    Hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

4.    Hoạt động thương mại tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.

5.    Hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại qua biên giới.

         


Điều 2. Đối tượng áp dụng

          Quyết định này áp dụng đối với:

1.    Các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại qua biên giới.

2.    Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý và điều hành hoạt động thương mại qua biên giới.

3.    Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại qua biên giới.

Điều 3. Giải thích từ ngữ (sau này sẽ sử dụng theo Nghị định thay thế Nghị định 32/2005/NĐ-CP)

1.    Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bao gồm: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia).

2.    Khu vực biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là khu vực biên giới) gồm các xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.

3.    Vùng biên giới gồm các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có khu vực biên giới.

4.    Cư dân biên giới là công dân có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới của Việt Nam và các nước có chung biên giới.

5.    “Cửa khẩu biên giới đất liền” và “cửa khẩu” có nghĩa như nhau, là chỉ khu vực được xác định ở biên giới trên đất liền của Việt Nam với nước có chung biên giới dành cho người, hàng hoá, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải trực tiếp xuất - nhập qua biên giới. Căn cứ theo tính chất có thể chia ra cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu đường thuỷ nội địa.

6.    Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, hàng hoá, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải của Việt Nam, nước có chung biên giới và nước thứ ba xuất - nhập qua biên giới.

7.    Cửa khẩu song phương (hay cửa khẩu quốc gia hoặc cửa khẩu chính) là cửa khẩu được mở cho người, hàng hoá, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải của Việt Nam và nước có chung biên giới xuất - nhập qua biên giới.

8.    Cửa khẩu phụ là cửa khẩu được mở cho người, hàng hoá, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải ở khu vực biên giới, vùng biên giới của Việt Nam và nước có chung biên giới xuất - nhập qua biên giới.

9.    Lối mở (hay “lối mở biên giới đất liền” hoặc “đường tiểu ngạch biên giới” hoặc “đường qua lại biên giới” hoặc “điểm thông quan biên giới”) là chỉ khu vực được xác định ở biên giới trên đất liền của Việt Nam với nước có chung biên giới do chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định mở cho người, hàng hoá, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải ở khu vực biên giới, vùng biên giới của Việt Nam và nước có chung biên giới xuất - nhập qua biên giới.

10.           Đường mòn biên giới là những lối đi qua lại biên giới đất liền được hình thành bởi cư dân biên giới tự phát qua lại.

11.           Chợ biên giới là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền thuộc lãnh thổ Việt Nam nhưng không thuộc các chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.

12.           Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền thuộc lãnh thổ Việt Nam gắn với các cửa khẩu nhưng không thuộc Khu kinh tế cửa khẩu.

13.           Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu là chợ lập ra trong Khu kinh tế cửa khẩu theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

14.           Hàng cư dân biên giới là hàng hoá được sản xuất ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc ở nước có chung biên giới do cư dân biên giới mua, bán, trao đổi ở khu vực hai bên biên giới để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế của cư dân biên giới.

15.           Thủ tục qua lại biên giới đối với người, hàng hoá, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải gồm: thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm), thủ tục hải quan, thủ tục biên phòng và các thủ tục khác theo qui định của pháp luật Việt Nam.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc quản lý hoạt động thương mại qua biên giới đất liền

Ngày nhập

14/10/2013

Đã xem

1863 lượt xem

Dự thảo Tờ trình Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc quản lý hoạt động thương mại qua biên giới đất liền

Ngày nhập

14/10/2013

Đã xem

1863 lượt xem

Công văn góp ý của VCCI đối với Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc quản lý hoạt động thương mại qua biên giới đất liền

Ngày nhập

14/10/2013

Đã xem

1863 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 3

Cơ quan soạn thảo Bộ Công Thương

Loại tài liệu Quyết định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com