Theo dõi (0)

Dự thảo Quy định về Tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận

Ngày đăng: 09:33 16-05-2007 | 1780 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Khoa học và Công nghệ

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

Quy định về
Tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận


(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2007/QĐ-KHCN
ngày tháng năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ )
_________
Chương I
Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận.

Điều 2
. Giải thích từ ngữ
1. Công nhận là hoạt động của tổ chức công nhận để đánh giá và xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các yêu cầu qui định trong các tiêu chuẩn tương ứng.
2. Chứng nhận là hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp để đánh giá và xác nhận sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác phù hợp với các yêu cầu qui định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Giám định là hoạt động của tổ chức giám định để đo, thử nghiệm, đánh giá và xác nhận sự phù hợp của một hoặc nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hoá so với yêu cầu qui định.
4. Thử nghiệm là hoạt động kỹ thuật để xác định một hoặc nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hoá, vật liệu, thiết bị, kết cấu, hiện tượng vật lý, quá trình hoặc dịch vụ cụ thể theo một qui trình xác định.
5. Hiệu chuẩn là việc so sánh giá trị của đại lượng thể hiện bằng phương tiện đo với giá trị tương ứng thể hiện bằng chuẩn đo lường.

Điều 3. Đối tượng công nhận

1. Phòng thử nghiệm;
2. Phòng hiệu chuẩn;
3. Tổ chức giám định;
4. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp (sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý các lĩnh vực đặc thù khác).

Chương II
Tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận 

Điều 4 .Tổ chức công nhận
1. Là tổ chức khoa học công nghệ thực hiện việc đánh giá, công nhận năng lực, cấp và thu hồi chứng chỉ công nhận đối với các tổ chức qui định tại Điều 3.
2. Tổ chức công nhận phải có bộ máy tổ chức và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu đối với tổ chức điều hành hoạt động công nhận được quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế tương ứng.
3. Tổ chức công nhận phải có cơ cấu để xây dựng các chính sách, thủ tục đánh giá và quyết định công nhận đảm bảo sự độc lập, khách quan và không phân biệt đối xử.
4. Tổ chức công nhận phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý và hệ thống tài liệu để điều hành hoạt động công nhận đáp ứng các yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17011:2005 "Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp".
5. Tổ chức công nhận cần đáp ứng các yêu cầu và điều kiện do các tổ chức công nhận quốc tế (Diễn đàn Công nhận Quốc tế - IAF, Tổ chức Hợp tác Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế - ILAC) và khu vực Tổ chức Hợp tác về Công nhận Khu vực Thái Bình Dương - PAC, Tổ chức Hợp tác Khu vực Châu á-Thái Bình Dương về Công nhận phòng thí nghiệm - APLAC) quy định về hoạt động công nhận và được sự thừa nhận của các tổ chức này trong khuôn khổ các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau.(MRA)
6. Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng công nhận với sự tham gia của đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về chính sách hoạt động công nhận và giám sát hoạt động công nhận của các tổ chức công nhận.
7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức công nhận được qui định tại Điều 55 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
 
Điều 5. Hoạt động công nhận
1. Tổ chức công nhận hoạt động theo nguyên tắc:
a. Độc lập, khách quan và không phân biệt đối xử;
b. Bảo mật các thông tin thu thập trong quá trình đánh giá, công nhận của các tổ chức được công nhận;
c. Đáp ứng và tuân thủ các yêu cầu nêu tại Điều 4 của Qui định này.
d. Không thực hiện tư vấn về công nhận cho các tổ chức đề nghị công nhận.
2 Yêu cầu đối với tổ chức công nhận:
a. Đáp ứng yêu cầu chung đối với việc đánh giá và công nhận các tổ chức chứng nhận sự phù hợp theo các hướng dẫn của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC).
b. Đáp ứng yêu cầu chung đối với việc đánh giá và công nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn và tổ chức giám định theo các hướng dẫn của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC) và Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu á-Thái Bình Dương (APLAC).
c. Tổ chức và điều hành hoạt động đánh giá, công nhận theo các thủ tục, qui trình cũng như phạm vi, lĩnh vực đã công bố trên cơ sở đề nghị của các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền được qui định.
3. Xây dựng, ban hành và công bố qui trình, thủ tục đánh giá công nhận tương ứng với từng lĩnh vực, từng hệ thống công nhận cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị công nhận.
4. Thực hiện việc giám sát hàng năm đối với tổ chức được công nhận nhằm bảo đảm duy trì năng lực của các tổ chức được công nhận phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.
5. Chịu sự giám sát của Hội đồng công nhận và chịu trách nhiệm về việc ra quyết định công nhận, duy trì, mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi công nhận, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ công nhận.
 
Điều 6. Chuẩn mực công nhận
1. Việc đánh gía công nhận được tiến hành theo các chuẩn mực sau:
a. TCVN ISO/IEC 17025:2005 - Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn;
b. TCVN 5956:1995 hoặc ISO/IEC 17021:2006 - Yêu cầu chung cho tổ chức tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống chất lượng;
c. TCVN 7457:2004 - Yêu cầu chung cho tổ chức tiến hành đánh giá và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn;
d. TCVN ISO/IEC 17020:2001 - Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định.
e. TCVN 7459:2004 hoặc ISO/IEC 17021:2006 – Yêu cầu chung cho tổ chức đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý môi trường.
2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn trên được bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế, tổ chức công nhận phải có kế hoạch cập nhật, áp dụng các tiêu chuẩn này và phải kịp thời phổ biến cho các tổ chức được công nhận và các tổ chức có liên quan.
 
Điều 7. Chuyên gia đánh giá

1. Tổ chức công nhận phải có đủ đội ngũ chuyên gia đánh giá có năng lực, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác phù hợp với phạm vi, lĩnh vực đánh giá công nhận.
2. Chuyên gia đánh giá phải được đào tạo và nắm vững các chuẩn mực công nhận tương ứng với lĩnh vực đánh giá công nhận.
3. Tổ chức công nhận phải xây dựng thủ tục trong đó nêu rõ tiêu chí, lựa chọn, phê duyệt và giám sát năng lực của chuyên gia đánh giá công nhận.
4. Nhân viên, chuyên gia đánh giá của tổ chức công nhận phải cam kết tuân thủ các qui định của tổ chức công nhận về bảo mật và đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình tham gia hoạt động công nhận.
 
Điều 8. Kinh phí cho hoạt động công nhận
1. Tổ chức công nhận áp dụng cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học. Kinh phí hoạt động dựa trên nguồn thu từ hoạt động công nhận và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
2. Tổ chức công nhận phải thông báo công khai các khoản chi phí đánh giá công nhận.

Chương III
Tổ chức thực hiện

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động công nhận. 
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm:
a. Quản lý hoạt động công nhận trong phạm vi cả nước, hàng năm báo cáo tình hình hoạt động công nhận về Bộ Khoa học và Công nghệ.
b. Phối hợp với các cơ quan đầu mối ở Trung ương thuộc các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện hoạt động công nhận theo qui định của văn bản này.
3. Các văn bản qui định trái với Qui định này đều không còn hiệu lực.
 

Điều 10. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

1. Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động công nhận theo Qui định này và các qui định hiện hành khác có liên quan.
2. Tổ chức cá nhân vi phạm các qui định về công nhận, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật./.

Bộ trưởng

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo dạng .DOC

Ngày nhập

16/05/2007

Đã xem

1780 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Khoa học và Công nghệ

Loại tài liệu Quy định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com