Dự thảo Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Ngày đăng: 00:55 24-10-2011 | 2021 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tư pháp

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Pháp lệnh số:   /UBTVQH12

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Dự thảo

PHÁP LỆNH

PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT

 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật để xây dựng Bộ pháp điển; cập nhật, duy trì Bộ pháp điển; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện pháp điển và quản lý công tác pháp điển.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này các từ ngừ dưới đây được hiểu như sau:

 “Pháp điển” là việc cơ quan nhà nước thu thập, rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật còn hiệu lực thành Bộ pháp điển theo trình tự, thủ tục do Pháp lệnh này quy định.

“Bộ pháp điển” là tập hợp toàn bộ quy phạm pháp luật đã được pháp điển theo từng chủ đề.

 “Chủ đề” là nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được phân chia theo chức năng của các cơ quan nhà nước hoặc theo các lĩnh vực pháp luật.

4. “Đề mục” là nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định thuộc chủ đề.

Điều 3. Mục đích của pháp điển

Pháp điển nhằm mục đích tạo công cụ để dễ dàng tra cứu, tiếp cận, áp dụng và thực hiện pháp luật, góp phần làm minh bạch hóa và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Điều 4. Các quy phạm pháp luật được pháp điển

1. Các quy phạm pháp luật được pháp điển bao gồm các quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành, trừ Hiến pháp.

2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật đã được hợp nhất thì thực hiện pháp điển các quy phạm pháp luật theo văn bản hợp nhất.

Điều 5. Nguyên tắc pháp điển

1. Không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển.

2. Tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý của các quy phạm pháp luật được pháp điển.

3. Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển.

Điều 6. Cơ quan thực hiện pháp điển

Cơ quan thực hiện pháp điển bao gồm:

1. Bộ, cơ quan ngang bộ.

2. Tòa án nhân dân tối cao.

3. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4. Kiểm toán nhà nước.

5. Văn phòng Quốc hội.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

Ngày nhập

24/10/2011

Đã xem

2021 lượt xem

Tờ trình kèm theo Dự thảo Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Ngày nhập

24/10/2011

Đã xem

2021 lượt xem

Bản thuyết minh Dự thảo Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Ngày nhập

24/10/2011

Đã xem

2021 lượt xem

Báo cáo khái quát pháp điển ở Việt Nam

Ngày nhập

24/10/2011

Đã xem

2021 lượt xem

Dự thảo V Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng

Ngày nhập

24/10/2011

Đã xem

2021 lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động về Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Ngày nhập

24/10/2011

Đã xem

2021 lượt xem

Dự thảo Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Ngày nhập

24/10/2011

Đã xem

2021 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 7

Cơ quan soạn thảo Bộ Tư pháp

Loại tài liệu Pháp lệnh

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com