Theo dõi (0)

Dự thảo nghị định về việc phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

Ngày đăng: 18:04 19-04-2006 | 2350 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Công Thương

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về việc phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày    tháng    năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH:
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định:
1. Chính sách đối với thương nhân hoạt động thương mại tại địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
2. Chính sách trợ giá một số mặt hàng thiết yếu bán tại địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc và chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp được sản xuất tại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

2. Địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
Địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

Điều 3. Khuyến khích phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân kinh doanh thương mại ở miền núi, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc.
Ngoài các chính sách quy định tại Nghị định này, thương nhân hoạt động trên địa bàn miền núi, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Chương II
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Điều 4. Hỗ trợ thương nhân theo kết quả nộp thuế giá trị gia tăng ở khu vực II, III.
1. Thương nhân được hỗ trợ 50% số thuế giá trị gia tăng thực nộp của số hàng hóa thương nhân bán ra tại khu vực II, III của địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và số nông sản thương nhân mua tại khu vực II, III của địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc đã tiêu thụ.
2. Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc để tỉnh cấp số tiền hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này cho thương nhân.
3. Bộ Tài chính quy định về điều kiện, thủ tục hỗ trợ thương nhân theo kết quả nộp thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn các tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào  dân tộc thực hiện quy định này.

Điều 5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thương mại miền núi thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong từng thời kỳ.
2. Ngoài chế độ đào tạo theo quy định hiện hành, Bộ Thương mại tổ chức bổ sung việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công chức, cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
Nguồn kinh phí đào tạo một phần được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần do Bộ Thương mại huy động từ kinh phí hỗ trợ các dự án về đào tạo cán bộ, xúc tiến thương mại của các nước và các tổ chức trong và ngoài nước.

Chương III
TRỢ GIÁ ĐỂ BÁN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, TRỢ GIÁ ĐỂ MUA, TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA SẢN XUẤT Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Điều 6. Mục đích, yêu cầu trợ giá bán một số mặt hàng chính sách xã hội, trợ giá mua để tiêu thụ một số nông sản ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc
Nhà nước trợ giá để bán một số mặt hàng chính sách xã hội, trợ giá để tiêu thụ một số nông sản sản xuất ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc nhằm mục đích đảm bảo cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa thuộc miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc:
1. Mua một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt theo giá tương đương với các địa bàn khác.
2. Mua một số mặt hàng quan trọng phục vụ sản xuất theo giá tương đương hoặc thấp hơn so với các địa bàn khác.
3. Bán một số nông sản theo giá tương đương với các địa bàn khác, để khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần ổn định đời sống và tạo động lực chuyển dịch cơ cấu sản xuất của địa phương.

Điều 7. Hình thức trợ giá và trách nhiệm của th ươ ng nhân bán hàng, mua nông sản có trợ giá
1. Nhà nước cấp tiền trợ giá cho thương nhân thực hiện việc bán hàng, mua nông sản có trợ giá theo số lượng hàng hóa thực bán, số lượng nông sản thực mua tại các địa điểm và theo phương thức bán hàng hóa, mua nông sản được cấp có thẩm quyền quy định.
2. Thương nhân thực hiện việc bán hàng, mua nông sản có trợ giá chiu trách nhiệm trước pháp luật về giá cả, chất lượng, số lượng và các quy định khác về bán, mua mặt hàng được trợ giá.

Điều 8. Nguyên tắc xác định các khoản trợ giá bán, trợ giá mua
1. Khoản trợ giá bán đối với mặt hàng chính sách xã hội là khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ cho người tiêu dùng tại điểm bán lẻ mặt hàng chính sách xã hội và giá bảo đảm kinh doanh của thương nhân thực hiện bán mặt hàng chính sách xã hội.
Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định giá bán lẻ mặt hàng chính sách xã hội tại địa bàn vùng sâu của tỉnh, thẩm định và phê duyệt giá bán bảo đảm kinh doanh của thương nhân để quyết định khoản trợ giá bán các mặt hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Khoản trợ giá mua, tiêu thụ đối với nông sản là khoản chi phí tăng thêm của thương nhân khi thực hiện việc mua, tiêu thụ nông sản ở vùng sâu so với các vùng khác.
Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định giá sàn hoặc nguyên tắc giá mua nông sản, quyết định khoản trợ giá mua, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

Điều 9. Địa bàn trợ giá và đối tượng được mua hàng chính sách xã hội, bán nông sản có trợ giá.
1. Địa bàn vùng sâu, vùng xa ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được trợ giá bán một số mặt hàng chính sách xã hội, trợ giá để mua, tiêu thụ một số nông sản được xác định căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trình độ phát triển của thị trường, giao thông vận tải, thực tế tiêu thụ sản phẩm nông sản sản xuất của đồng bào sản xuất ra và yêu cầu thực hiện chính sách phát triển vùng khó khăn, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
2. Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định địa bàn được trợ giá của tỉnh, theo nguyên tắc tại Khoản 1 của Điều này, và:
- Thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh, phát triển giao lưu hàng hóa ở vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để thu hẹp dần địa bàn và diện mặt hàng phải trợ giá đối với các mặt hàng bán cho nhân dân, chuyển dần sang thực hiện lưu thông theo cơ chế thị trường.
- Chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa trợ giá để mua, tiêu thụ một số nông sản sản xuất ở vùng sâu, vùng xa với các chương trình, dự án, các hoạt động khác trên cùng địa bàn, nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm, giảm chi phí lưu thông để thiết thực nâng cao hiệu quả của chính sách.
3. Đối tượng được mua hàng chính sách xã hội, bán nông sản có trợ giá là người dân ở địa bàn được trợ giá.
Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định hạn chế đối tượng được mua một vài mặt hàng chính sách xã hội, bán nông sản có trợ giá. Quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh phải trên cơ sở phê chuẩn của Hội đồng Nhân dân tỉnh.
Đối với một số mặt hàng cần giới hạn số lượng, Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định phương thức theo dõi, quản lý theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 của Nghị định này.

Điều 10. Mặt hàng và sản phẩm được trợ giá.
1. Mặt hàng chính sách xã hội được trợ giá để bán ở vùng sâu, vùng xa gồm có:
a/ Một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống của nhân dân
b/ Một số mặt hàng vật tư phục vụ sản xuất quan trọng nhất, có tác động quyết định đối với việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm của địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống của nhân dân.
2. Sản phẩm nông sản được trợ giá để mua, tiêu thụ ở miền núi là sản phẩm đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a/ Sản phẩm mà việc tiêu thụ có tác động quan trọng đến việc ổn định đời sống, khuyến khích phát triển sản xuất của nhân dân trong vùng.
b/ Sản phẩm mới được hình thành do thực hiện quy hoạch sản xuất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
c/ Sản phẩm sản xuất ra để thay thế cho các sản phẩm bị cấm sản xuất hoặc không khuyến khích sản xuất.
3. Việc theo dõi,quản lý về số lượng của mặt hàng chính sách xã hội có trợ giá bán đến người tiêu dùng, số lượng nông sản được trợ giá để mua, tiêu thụ ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc phải được thực hiện theo phương thức thích hợp với đặc điểm của từng mặt hàng, bảo đảm cho các cơ quan quản lý theo dõi, kiểm tra được, đồng thời đơn giản tối đa về thủ tục đối với người mua.
4. Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định danh mục mặt hàng, sản phẩm được trợ giá trên địa bàn tỉnh.

Điều 11. Kinh phí trợ giá.
1. Kinh phí trợ giá cho miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc theo Nghị định này gồm có:
a/ Kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cấp cho ngân sách tỉnh.
b/ Kinh phí từ ngân sách của tỉnh.
 


Phương án khác đối với khoản a/: (theo đề nghị của Ủy ban Dân tộc để bảo đảm buộc các tỉnh thực hiện đúng mục tiêu, khắc phục tình hình hiện nay một số tỉnh sử dụng kinh phí trợ giá, trợ cước vào các việc khác)
a/ Kinh phí từ ngân sách trung ương cấp cho các tỉnh theo hình thức "kinh phí ủy quyền".

2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm khoản kinh phí dành cho trợ giá ở các tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
3. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính phân bổ kinh phí cho các tỉnh. Căn cứ kế hoạch phân bổ, Bộ Tài chính cấp kinh phí để các tỉnh thực hiện.

Điều 12. Lựa chọn thương nhân thực hiện việc bán mặt hàng chính sách xã hội, mua, tiêu thụ nông sản có trợ giá.
1. Ủy ban Nhân dân tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc căn cứ tình hình, đặc điểm về thị trường, về thương nhân, về giao thông vận tải để quyết định việc áp dụng hình thức đấu thầu để chọn hoặc chỉ định thương nhân có đủ điều kiện thực hiện việc bán các mặt hàng chính sách xã hội, mua, tiêu thụ nông sản có trợ giá.
2. Thương tham gia đấu thầu hoặc thương nhân được chỉ định phải trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phương án thực hiện các mặt hàng được trợ giá theo quy định và hướng dẫn.
3. Thương nhân được giao thực hiện việc bán măt hàng chính sách xã hội, mua, tiêu thụ nông sản có trợ giá phải thông báo về các điểm bán, điểm mua hàng có trợ giá và các thông tin về hàng hóa bán, nông sản mua đến Ủy ban Nhân dân cấp huyện, cấp xã và niêm yết công khai tại các điểm bán, điểm mua hàng để các cấp chính quyền và nhân dân biết và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát.
4. Trong trường hợp thương nhân có nhu cầu tổ chức các điểm đại lý bán mặt hàng chính sách xã hội, mua, tiêu thụ nông sản có trợ giá thì Ủy ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ thương nhân trong việc lựa chọn người làm đại lý, theo dõi giám sát hoạt động của các đại lý, đôn đốc đại lý chấp hành đúng quy định về mua nông sản, bán hàng có trợ giá và thực hiện đúng nghĩa vụ của bên đại lý.
Tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, thương nhân thực hiện việc bán mặt hàng chính sách xã hội, mua, tiêu thụ nông sản có trợ giá được giao kết hợp đồng đại lý với cơ quan nhà nước, với cá nhân hoặc hộ gia đình được tín nhiệm.

Điều 13. Quyền hạn và trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giá ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
1. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ Thương mại, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các tỉnh triển khai thực hiện chính sách trợ giá ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, phát hiện kịp thời và xử lý những vướng mắc, khó khăn, báo cáo, đề xuất với Chính phủ các biện pháp tháo gỡ để bảo đảm cho việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, thực sự phát huy tác dụng đối với việc ổn định sản xuất, đời sống của đồng bào miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
2. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định và hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp về sổ sách, chứng từ, quy trình, thủ tục kiểm tra, xác nhận kết quả thực hiện bán hàng chính sách, mua nông sản được trợ giá; quy định thời hạn cấp phát, thanh quyết toán kinh phí trợ giá để doanh nghiệp được cấp tiền trợ giá kịp thời, không để việc thanh quyết toán kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Ủy ban Nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch trợ giá mặt hàng chính sách xã hội, trợ giá mua, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hàng năm, trình Hội đồng nhân dân tỉnh. Căn cứ phê chuẩn của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành các văn bản tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giá.
Các Ban Dân tộc, Ban Dân tộc – Tôn giáo… (cơ quan thuộc hệ thống của Ủy ban Dân tộc) là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách trợ giá trên địa bàn tỉnh.

Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Nghị định này thay thế Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Điều 15. Hướng dẫn thi hành
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc căn cứ quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và việc phân định khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc (khu vực I, khu vực II, khu vực III) để làm căn cứ cho việc áp dụng và thực hiện các quy định của Nghị định này.
2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Thương mại chủ trì theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách về khuyến khích, ưu đãi đối với thương nhân.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức thực hiện, theo dõi báo cáo kết quả thực hiện chính sách trợ giá bán mặt hàng chính sách xã hội, trợ giá mua, tiêu thụ nông sản ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
 

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Báo cáo thuyết minh .DOC

Ngày nhập

19/04/2006

Đã xem

2350 lượt xem

Dự thảo dạng .DOC

Ngày nhập

19/04/2006

Đã xem

2350 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Bộ Công Thương

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com