Dự thảo nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Ngày đăng: 21:16 25-07-2007 | 1644 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Tài chính
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Điều 2. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là: đá, tràng thạch, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng titan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại và dầu thô.
Điều 3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Chương II
MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
PHÍ BẢO VỆ MÔI TRUỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Điều 4. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định như sau:
1. Dầu thô: 100.000 đồng/tấn;
2. Đối với các loại khoáng sản khác:
Số TT |
Loại khoáng sản |
Đơn vị tính |
Mức thu tối đa (đồng) |
1 |
Đá: |
|
|
a) |
Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa...) |
m3 |
50.000 |
b) |
Đá quý (kim cương, ru bi, saphia, emôrôt, alexandrit, opan quý màu đen, a dit, rôđôlit, pyrốp, berin, spinen, tôpaz, thạch anh tinh thể, crizôlit, pan quý, birusa, nêfrit...) |
Tấn |
50.000 |
c) |
Các loại đá khác |
m3 |
2.000 |
2 |
Tràng thạch |
m3 |
20.000 |
3 |
Sỏi, cuội, sạn |
m3 |
4.000 |
4 |
Cát: |
|
|
a) |
Cát vàng (cát xây tô) |
m3 |
3.000 |
b) |
Cát thuỷ tinh |
m3 |
5.000 |
c) |
Các loại cát khác |
m3 |
2.000 |
5 |
Đất: |
|
|
a) |
Đất sét, làm gạch, ngói |
m3 |
1.500 |
b) |
Đất làm thạch cao |
m3 |
2.000 |
c) |
Đất làm cao lanh |
m3 |
5.000 |
d) |
Các loại đất khác |
m3 |
1.000 |
6 |
Than: |
|
|
a) |
Than đá |
Tấn |
6.000 |
b) |
Than bùn |
Tấn |
2.000 |
c) |
Các loại than khác |
Tấn |
4.000 |
7 |
Nước khoáng thiên nhiên |
m3 |
2.000 |
8 |
Sa khoáng titan (ilmenit) |
Tấn |
50.000 |
9 |
Quặng apatít |
Tấn |
3.000 |
10 |
Quặng mangan |
Tấn |
30.000 |
11 |
Quặng sắt |
Tấn |
40.000 |
12 |
Quặng chì |
Tấn |
150.000 |
13 |
Quặng kẽm |
Tấn |
180.000 |
14 |
Quặng đồng |
Tấn |
35.000 |
15 |
Quặng bô xít |
Tấn |
30.000 |
16 |
Quặng khoáng sản kim loại khác |
Tấn |
10.000 |
Điều 5. Căn cứ quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản để áp dụng đối với từng loại khoáng sản cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Điều 6. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô, là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các nội dung cụ thể sau đây:
1.Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;
2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
3. Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Điều 7. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có nghĩa vụ:
1.Kê khai, đăng ký nộp phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo mẫu quy định trong thời gian chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phép khai thác khoáng sản. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản; chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước hoặc có sự thay đổi trong hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải khai báo với cơ quan Thuế chậm nhất là 5 ngày làm việc, trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước hoặc thay đổi hoạt động khai thác;
2. Chấp hành đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán theo quy định của Nhà nước áp dụng đối với từng loại đối tượng;
3. Kê khai số tiền phí phải nộp ngân sách hàng tháng với cơ quan Thuế trong thời gian 10 ngày đầu của tháng tiếp theo; trường hợp trong tháng không phát sinh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vẫn phải kê khai và nộp tờ khai nộp phí với cơ quan Thuế. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai;
4. Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, chứng từ, hoá đơn và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính và nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khi cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra hoặc khi phát hiện đối tượng nộp phí có dấu hiệu vi phạm Nghị định này;
5. Tự tính và tự nộp phí bảo vệ mới trường đối với khai thác khoáng sản vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nơi khai thác khoáng sản theo đúng số liệu đã kê khai với cơ quan Thuế, chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
6. Trong thời hạn 60 ngày sau khi kết thúc năm hoặc chấm dứt hoạt động khai thác, đối tượng nộp phí phải quyết toán việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản với cơ quan Thuế. Trong thời hạn 10 ngày sau khi cơ quan Thuế kiểm tra và thông báo, đối tượng nộp phí phải nộp đủ số phí còn thiếu (nếu có) vào ngân sách; số phí đã nộp thừa sẽ được hoàn trả hoặc trừ vào số phí phải nộp của kỳ tiếp theo.
Điều 8.
1. Cơ quan Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a)Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện kê khai, nộp phí theo quy định tại Nghị định này;
b) Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp phí, quyết toán tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; trường hợp đối tượng nộp phí chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán thì cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương, căn cứ vào tình hình khai thác khoáng sản của từng đối tượng nộp phí để ấn định số lương khoáng sản khai thác và xác định số phí phải nộp theo quy định tại Nghị định này;
c) Xử lý vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật;
d) Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác khoáng sản và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường địa phương, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về đối tượng được phép khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc quản lý đối tượng nộp phí theo quy định của Nghị định này.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí, lệ phí.
Điều 10. Đối tượng nộp phí, tổ chức, cá nhân thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 11. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, từ ngày đăng Công báo, thay thế Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Đối với những loại khoáng sản đã được quy định tại Nghị định số 137/2005/NĐ-CP trước đây được tạm thời tiếp tục áp dụng mức thu theo Nghị định số 137/2005/NĐ-CP cho đến khi có văn bản quy định mới của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này. Đối với những loại khoáng sản mới được quy định bổ sung tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này so với Nghị định số 137/2005/NĐ-CP mà chưa có văn bản hướng dẫn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này thì chưa được phép thu cho đến khi có văn bản quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Điều 12. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 1
Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.