Dự thảo Nghị định về hoạt động kinh doanh casino
Ngày đăng: 02:14 17-10-2012 | 2262 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Tài chính
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
NGHỊ ĐỊNH
Về hoạt động kinh doanh casino
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động kinh doanh casino,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh casino trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các doanh nghiệp kinh doanh casino;
b) Các đối tượng được phép chơi và các đối tượng được phép ra, vào các Điểm kinh doanh casino;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan đến việc cấp phép, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh casino;
d) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh casino.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Kinh doanh casino” là hoạt động kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức các trò chơi có thưởng trên máy trò chơi và bàn trò chơi trong phạm vi khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp để phục vụ nhu cầu tham gia vui chơi giải trí cho các đối tượng được phép chơi theo quy định tại Nghị định này.
2. “Trò chơi có thưởng” là các trò chơi may rủi hoặc trò chơi kết hợp giữa may rủi và kỹ năng được tổ chức trên máy trò chơi điện tử có thưởng hoặc trên bàn trò chơi có thưởng theo quy định tại Nghị định này.
3. “Máy trò chơi điện tử có thưởng” (sau đây gọi tắt là máy trò chơi) là thiết bị điện tử chuyên dụng được thiết kế để thực hiện các trò chơi có thưởng được cài đặt sẵn trong máy theo quy định tại Nghị định này.
4. “Bàn trò chơi có thưởng” (sau đây gọi tắt là bàn trò chơi) là các thiết bị chuyên dụng để tổ chức các trò chơi có thưởng mà quá trình chơi diễn ra có sự tham gia của người điều hành trò chơi và người chơi.
5. “Người điều hành trò chơi” là nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh casino tham gia điều hành các trò chơi có thưởng trên bàn trò chơi.
6. “Người chơi” là các cá nhân thuộc đối tượng được phép chơi các trò chơi có thưởng tại Điểm kinh doanh quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
7. “Tỷ lệ trả thưởng” là tỷ lệ phần trăm trả thưởng bình quân cho người chơi của máy giật xèng trong một khoảng thời gian hoặc trên số vòng quay nhất định được nhà sản xuất thiết kế và cài đặt cố định trong máy giật xèng hoặc tỷ lệ trúng thưởng trên giá trị cá cược của người chơi đối với các trò chơi có thưởng khác được quy định trong Thể lệ trò chơi.
8.“Giấy phép” là Giấy chứng nhận đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Đầu tư.
9. “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino” là Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino do Bộ Tài chính cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh casino theo quy định tại Nghị định này.
10. “Đồng tiền quy ước” là đồng chíp, đồng xèng, thẻ được sử dụng thay thế tiền để phục vụ cho việc tổ chức loại hình trò chơi có thưởng tại Điểm kinh doanh casino theo quy định tại Nghị định này.
11.“Điểm kinh doanh casino” (sau đây gọi tắt là Điểm kinh doanh) là một căn phòng hoặc một số căn phòng nằm trong khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép kinh doanh casino theo quy định tại Nghị định này.
12. “Khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp” là tổ hợp các công trình xây dựng phục vụ cho các hoạt động du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, thương mại…, trong đó có hoạt động kinh doanh casino được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc kinh doanh casino
1. Kinh doanh casino là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh casino phải gắn với hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển về du lịch, thương mại và phải đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
3. Việc tổ chức, tham gia các trò chơi có thưởng phải đảm bảo minh bạch, khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức, tham gia các trò chơi có thưởng phải tuân thủ đúng, đầy đủ quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Kinh doanh casino khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.
2. Kinh doanh casino không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.
3. Sửa chữa, tẩy xóa, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.
4. Kinh doanh casino trong thời gian bị tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.
5. Để các cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Nghị định này vào Điểm kinh doanh với bất kỳ hình thức, lý do nào.
6. Cho phép, tổ chức cá cược trực tiếp giữa người chơi với người chơi dựa trên kết quả của các trò chơi có thưởng tại Điểm kinh doanh.
7. Gian lận trong quá trình tổ chức, tham gia các trò chơi có thưởng tại Điểm kinh doanh.
8. Gây mất trật tự, an ninh và an toàn xã hội tại Điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức, cung cấp trò chơi có thưởng trái phép qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet cho người Việt Nam ở trong nước.
10. Tổ chức làm môi giới, cung cấp dịch vụ để đưa người Việt Nam ở trong nước đánh bạc trái phép tại casino ở nước ngoài.
11. Lợi dụng hoạt động kinh doanh casino để buôn lậu, vận chuyển ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, thực hiện các hình thức rửa tiền, tổ chức hoạt động mại dâm.
12. Xác nhận số tiền trúng thưởng khống, xác nhận không đúng sự thật hoặc không đúng thẩm quyền hoặc gây khó khăn cho người chơi khi xác nhận mà không có lý do chính đáng.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CASINO
Điều 5. Điểm kinh doanh
1. Doanh nghiệp kinh doanh casino (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) chỉ được phép tổ chức các trò chơi có thưởng tại địa điểm được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.
2. Điểm kinh doanh phải được bố trí cách ly ra khỏi các khu vực tổ chức hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Diện tích của Điểm kinh doanh không được vượt quá 3% tổng diện tích xây dựng của các công trình trong khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp;
b) Có cửa ra vào riêng;
c) Có lực lượng bảo vệ, các thiết bị điện tử và camera theo dõi đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, chính xác toàn bộ người ra, vào trong khu vực này;
d) Có đủ trang thiết bị bảo vệ, phòng, chống cháy nổ, lối thoát hiểm, bảo đảm an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Có niêm yết đầy đủ nội quy ra, vào bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài ở vị trí dễ nhận biết tại cửa ra, vào Điểm kinh doanh.
Điều 6. Thời gian hoạt động
1. Thời gian doanh nghiệp được phép tổ chức hoạt động kinh doanh là tất cả các ngày trong năm, trừ các ngày không được hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.
2. Doanh nghiệp được quyền tự tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo nhu cầu quản lý. Trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh doanh tối thiểu mười lăm (15) ngày làm việc, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản với cơ quan đăng ký kinh doanh, Sở Tài chính và cơ quan thuế địa phương. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời điểm tạm ngừng kinh doanh, lý do tạm ngừng kinh doanh, thời gian dự kiến tiếp tục kinh doanh trở lại. Trong trường hợp có thay đổi về thời điểm tiếp tục kinh doanh trở lại, doanh nghiệp phải thông báo lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh, Sở Tài chính và cơ quan thuế địa phương bằng văn bản. Doanh nghiệp có trách nhiệm niêm yết tại Điểm kinh doanh tối thiểu 24 giờ trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh.
3. Trong trường hợp cơ quản lý nhà nước yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh casino để thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho người chơi biết về thời điểm ngừng kinh doanh ngay sau khi cơ quan quản lý nhà nước công bố quyết định yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Điều 7. Số lượng, chủng loại và loại hình trò chơi có thưởng
1. Số lượng máy trò chơi, bàn trò chơi tại từng Điểm kinh doanh do doanh nghiệp chủ động xác định phù hợp với diện tích của Điểm kinh doanh, nhu cầu kinh doanh và thực hiện đăng ký khi xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Số lượng máy trò chơi, bàn trò chơi tối đa được phép kinh doanh của doanh nghiệp là 2.000 máy và 180 bàn trò chơi và phải được quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Đối với dự án đã cấp phép trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, số lượng và chủng loại và loại hình trò chơi có thưởng của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
3. Doanh nghiệp kinh doanh casino chỉ được kinh doanh các chủng loại, loại hình trò chơi có thưởng theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 8. Thể lệ trò chơi
1.Tất cả các trò chơi có thưởng khi đưa vào kinh doanh, doanh nghiệp phải xây dựng Thể lệ trò chơi phù hợp với cách thức chơi, tỷ lệ trả thưởng, thiết kế riêng từng loại máy chơi, bàn chơi và gửi Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Cục Thuế địa phương để theo dõi. Thể lệ trò chơi phải phù hợp với quy định pháp luật và thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:
a) Mô tả và giải thích từ ngữ của trò chơi có thưởng;
b) Hình ảnh và chỉ dẫn cách sử dụng các chức năng của máy chơi, bàn chơi;
c) Cách thức chơi;
d) Tỷ lệ trả thưởng (nếu có);
đ) Cách xác định trúng thưởng;
e) Xử lý các vấn đề bất thường;
g) Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý.
2. Thể lệ trò chơi phải được gửi cho Bộ Tài chính, Sở Tài chính và Cục thuế địa phương để theo dõi, quản lý. Đồng thời doanh nghiệp phải niêm yết thể lệ trò chơi ở vị trí dễ nhận biết trong điểm kinh doanh và phát hành tờ rơi công khai Thể lệ trò chơi tại Điểm kinh doanh.
3. Khi thay đổi bất kỳ nội dung nào của Thể lệ trò chơi, doanh nghiệp phải gửi lại bằng văn bản Thể lệ trò chơi đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Cục Thuế địa phương và văn bản nêu rõ điều khoản sửa đổi, bổ sung và lý do sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Đồng thời, doanh nghiệp phải niêm yết công khai Thể lệ trò chơi đã được sửa đổi, bổ sung tại Điểm kinh doanh. Doanh nghiệp phải sửa đổi, bổ sung và thay thế Thê lệ trò chơi trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện Thể lệ trò chơi có nội dung không rõ ràng, không hợp lệ hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 9. Đối tượng được phép chơi tại các Điểm kinh doanh
1. Người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu, giấy tờ tuỳ thân do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp, giấy thông hành còn giá trị và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và tự nguyện chấp hành Thể lệ trò chơi và các quy định tại Nghị định này.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người chơi
1. Người chơi có các quyền sau:
a) Được doanh nghiệp xác nhận và trả thưởng đầy đủ khi trúng thưởng;
b) Được nhận tiền trả thưởng và chuyển hoặc mang tiền trả thưởng bằng ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định về quản lý ngoại hối của pháp luật Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Được yêu cầu doanh nghiệp giữ bí mật về thông tin trúng thưởng và nhận thưởng của cá nhân;
d) Được quyền khiếu nại, khiếu kiện đối với doanh nghiệp về kết quả trả thưởng; tố cáo các hành vi gian lận, vi phạm quy định của Nghị định này và quy định pháp luật;
đ) Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác theo quy định trong Thể lệ trò chơi do doanh nghiệp công bố.
2. Người chơi có các nghĩa vụ sau:
a) Phải mang theo các giấy tờ để xuất trình trước khi vào Điểm kinh doanh để chứng minh thuộc đối tượng được phép chơi quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
b) Có trách nhiệm tuân thủ Thể lệ trò chơi, nội quy, quy định quản lý nội bộ có liên quan của doanh nghiệp
c) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Không được sử dụng kết quả của các trò chơi có thưởng tại Điểm kinh doanh để cá cược trực tiếp với nhau;
đ) Không được có hành vi vi phạm an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở bên trong và xung quanh Điểm kinh doanh;
e) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 11. Đối tượng được ra vào Điểm kinh doanh
1. Các đối tượng được phép chơi quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
2. Các nhân viên, người lao động của doanh nghiệp được phép vào Điểm kinh doanh để làm việc theo sự phân công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải lập và công bố danh sách cập nhật các nhân viên, người lao động của doanh nghiệp được phép ra, vào để làm việc tại Điểm kinh doanh.
3. Cán bộ, công chức của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực thi việc kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Các cá nhân nêu tại khoản 2, khoản 3 của Điều này chỉ được vào Điểm kinh doanh để thực thi các nhiệm vụ liên quan theo phân công, nghiêm cấm vào Điểm kinh doanh để tham gia các trò chơi có thưởng.
5. Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ điện tử để kiểm soát tất cả các đối tượng ra vào Điểm kinh doanh. Sổ theo dõi, thông tin điện tử phải được lưu trữ theo quy định và đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Điều 12. Quản lý đồng tiền quy ước
1. Các đồng tiền quy ước của từng doanh nghiệp phải có dấu, ký hiệu riêng để nhận dạng và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Doanh nghiệp không được phép sử dụng đồng tiền quy ước của các doanh nghiệp khác.
2. Doanh nghiệp phải thực hiện quản lý chặt chẽ đồng tiền quy ước theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính để làm cơ sở cho việc xác định doanh thu của doanh nghiệp và phải đăng ký về mẫu mã, số lượng, chủng loại với Sở Tài chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương để theo dõi, quản lý.
3. Trường hợp có thay đổi về mẫu mã, số lượng, chủng loại đồng tiền quy ước, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký lại với Sở Tài chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Điều 13. Quản lý thiết bị trò chơi
1. Các máy trò chơi, bàn trò chơi sử dụng trong Điểm kinh doanh phải phù hợp với số lượng, chủng loại và các loại hình trò chơi có thưởng mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật theo quy định tại Nghị định này.
2. Các máy trò chơi, bàn trò chơi mua (mua ở trong nước hoặc nhập khẩu) để sử dụng trong Điểm kinh doanh phải là máy, bàn mới 100%. Đối với máy trò chơi phải có xuất xứ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp máy trò chơi đã được một tổ chức độc lập có chức năng kiểm định cấp giấy chứng nhận kiểm định theo các điều kiện kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước ban hành và có tên trong danh sách do Bộ Tài chính công bố.
3. Doanh nghiệp phải mở sổ quản lý máy, bàn trò chơi, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Số lượng, chủng loại và loại hình trò chơi có thưởng;
b) Tên nhà sản xuất;
c) Xuất xứ, ký mã hiệu (số series) của máy, bàn trò chơi;
d) Năm sản xuất;
đ) Năm hết hạn sử dụng (nếu có);
e) Phần mềm cài đặt trong máy trò chơi;
g) Ngày mua;
h) Ngày tái xuất hoặc tiêu huỷ;
i) Giá trị máy, bàn trò chơi;
k) Số giấy chứng nhận kiểm định máy trò chơi.
4. Thiết bị mô phỏng trò chơi có thưởng trên bàn trò chơi để phục vụ cho việc đào tạo nhân viên, thử nghiệm cách tiến hành trò chơi phải có mẫu mã thiết kế riêng và phải đặt trong căn phòng riêng, không được sử dụng vào việc tổ chức hoạt động kinh doanh dưới mọi hình thức.
Doanh nghiệp phải đăng ký số lượng thiết bị mô phỏng bàn trò chơi với Sở Tài chính và số lượng bàn trò chơi mô phỏng không được vượt quá 5% trên tổng số lượng bàn trò chơi được phép kinh doanh và không được vượt quá mười (10) bàn trò chơi.
Điều 14. Mua, tái xuất và tiêu huỷ đồng tiền quy ước, thiết bị trò chơi
1. Doanh nghiệp được phép làm thủ tục mua các đồng tiền quy ước, máy, bàn trò chơi sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Việc nhập khẩu đồng tiền quy ước, máy trò chơi, bàn trò chơi được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất, nhập khẩu có liên quan.
2. Doanh nghiệp không được mua vượt quá số lượng máy trò chơi, bàn trò chơi được cấp phép và không đúng điều kiện kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước ban hành.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối tượng, trường hợp được mua, việc quản lý và sử dụng các thiết bị của máy, bàn trò chơi dự phòng để thay thế khi cần thiết, số lượng thiết bị dự phòng không được vượt quá 10% trên tổng số thiết bị của các máy trò chơi, bàn trò chơi được phép kinh doanh.
4. Trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải thực hiện việc tái xuất hoặc tiêu huỷ đồng tiền quy ước, máy trò chơi, bàn trò chơi trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh, giải thể, phá sản hoặc bị tước không thời hạn quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
b) Máy trò chơi, bàn trò chơi, đồng tiền quy ước hết hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất hoặc bị hỏng, hư hại không thể sửa chữa hoặc khôi phục hoạt động bình thường;
c) Máy trò chơi, bàn trò chơi, đồng tiền quy ước không còn được sử dụng vào hoạt động kinh doanh do không phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh.
4. Việc tiêu huỷ các máy, bàn trò chơi, đồng tiền quy ước phải có sự chứng kiến, xác nhận của đại diện Sở Tài chính, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, cơ quan thuế địa phương trực tiếp quản lý. Việc tái xuất các máy trò chơi, bàn trò chơi thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
5. Trong quá trình sử dụng nếu các máy trò chơi bị hư hỏng hoặc cần bảo dưỡng định kỳ, doanh nghiệp được tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nhưng không được phép can thiệp vào tỷ lệ trả thưởng. Nếu việc bảo dưỡng, sửa chữa máy trò chơi liên quan đến các bộ phận làm thay đổi tỷ lệ trả thưởng thì doanh nghiệp phải thuê tổ chức kiểm định trong danh sách do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố được cung cấp dịch vụ kiểm định để kiểm định lại trước khi đưa máy vào sử dụng.
Điều 15. Quy chế quản lý nội bộ và kiểm soát nội bộ
1. Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nội bộ trong Điểm kinh doanh. Quy chế phải có nội dung cơ bản sau đây:
a) Quy định về quản lý Điểm kinh doanh, bao gồm: thời gian mở, đóng cửa; kiểm soát đối tượng ra, vào; biện pháp giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Quy định về quản lý nhân viên, bao gồm: trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bộ phận, vị trí công tác; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận kiểm soát nội bộ;
c) Quy định về quy chế tài chính, quy trình quản lý đồng tiền quy ước;
d) Quy định về quy trình quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy trò chơi và thiết bị trò chơi khác;
đ) Quy định về phương thức giải quyết mối quan hệ giữa người chơi với người chơi, giữa người chơi với doanh nghiệp và giữa người chơi với nhân viên của doanh nghiệp, trong đó quy định rõ phương thức xử lý trong trường hợp phát sinh tranh chấp trên cơ sở của các quy định pháp luật liên quan;
e) Các quy định khác phù hợp với pháp luật của Việt Nam để phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải thành lập Bộ phận kiểm soát nội bộ đặt dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty tuỳ thuộc theo mô hình hoạt động và điều lệ của doanh nghiệp để thực hiện công tác kiểm soát việc chấp hành Quy chế quản lý nội bộ, quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật tại doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp phải có lực lượng bảo vệ để bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội bên trong và xung quanh Điểm kinh doanh. Lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh casino, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Quy chế quản lý nội bộ cho Sở Tài chính nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh và Bộ Tài chính. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung doanh nghiệp phải gửi bản cập nhật cho các cơ quan nêu trên.
5. Doanh nghiệp có trách nhiệm lắp đặt đầy đủ hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ mọi hoạt động trong Điểm kinh doanh (24/24h). Các hình ảnh phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu từ 15 đến 30 ngày, kể từ ngày ghi hình tuỳ từng vị trí theo quy định của Bộ Tài chính. Trong các trường hợp cần thiết, thời gian lưu trữ có thể kéo dài hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 16. Quản lý về việc thanh toán và ngoại hối
1. Doanh nghiệp được chấp nhận sử dụng ngoại tệ tiền mặt, thẻ tín dụng của người chơi để đổi đồng tiền quy ước khi tham gia các trò chơi có thưởng.
2. Doanh nghiệp chỉ được thu ngoại tệ tiền mặt từ hoạt động kinh doanh casino và sử dụng số ngoại tệ tiền mặt này để trả thưởng cho người chơi khi trúng thưởng và cho các mục đích khác được pháp luật cho phép sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thu, chi trả ngoại tệ tiền mặt theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp kinh doanh casino có quyền:
a) Tổ chức kinh doanh các chủng loại, loại hình, số lượng trò chơi có thưởng theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được cấp và quy định của pháp luật;
b) Từ chối bất kỳ cá nhân nào không thuộc đối tượng được phép ra, vào, chơi tại Điểm kinh doanh;
c) Yêu cầu bất kỳ đối tượng nào vi phạm Thể lệ trò chơi, nội quy, quy chế quản lý nội bộ mà doanh nghiệp đã công bố rời khỏi Điểm kinh doanh;
d) Yêu cầu tất cả người chơi xuất trình giấy tờ tuỳ thân để chứng minh thuộc đối tượng được phép chơi tại Điểm kinh doanh;
đ) Ký hợp đồng thuê bên thứ ba để quản lý. Việc thuê quản lý và trả phí thuê quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Doanh nghiệp kinh doanh casino có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh casino;
b) Tổ chức các loại hình trò chơi có thưởng theo đúng Thể lệ trò chơi đã công bố với người chơi;
c) Bố trí người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh theo đúng danh sách đã đăng ký trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, trong trường hợp có thay đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí người quản lý, điều hành đáp ứng đầy đủ về tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Cục thuế địa phương nơi doanh nghiệp tổ chức kinh doanh để theo dõi;
d) Thanh toán đầy đủ, kịp thời các giải thưởng cho người chơi. Thực hiện xác nhận tiền trúng thưởng đúng số thực tế theo yêu cầu của người chơi;
đ) Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của người chơi theo đúng Thể lệ trò chơi và quy định của pháp luật;
e) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh;
g) Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật;
h) Giữ bí mật về thông tin trúng thưởng theo yêu cầu của người chơi, ngoại trừ việc cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật;
i) Chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động kinh doanh casino.
Chương III
ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ,
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CASINO
Điều 18. Điều kiện cấp Giấy phép đầu tư
1. Ngoài các điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, doanh nghiệp xin cấp Giấy phép đầu tư xây dựng khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bổ sung sau:
a) Hạng mục casino của dự án khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp phải nằm trong quy hoạch về hoạt động kinh doanh casino được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;
b) Chủ đầu tư tham gia đầu tư dự án phải có ít nhất 10 kinh nghiệm tổ chức, quản lý khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp, trong đó có kinh doanh casino;
c) Mức vốn đăng ký đầu tư tối thiểu 4 tỷ đô la Mỹ và các nhà đầu tư chứng minh có đủ năng lực tài chính để thực hiện đầu tư theo đúng cam kết.
Điều 19. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép đầu tư
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép đầu tư xây dựng khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chủ trì, lấy ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành sau:
a) Bộ Tài chính về năng lực tài chính của chủ đầu tư kinh doanh casino; về số lượng máy trò chơi và bàn trò chơi tối đa được phép kinh doanh phù hợp với quy mô, tính chất của dự án;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tính khả thi và năng lực tài chính triển khai dự án của nhà đầu tư được lựa chọn xây dựng khu du lịch, dịch vụ giải trí tông hợp; về một số vấn đề khác theo chức năng nhiệm vụ được Chính phủ giao;
c) Bộ Công an về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh casino;
d) Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch, đánh giá khả năng xếp hạng đối với khu du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp; về tiềm năng thu hút khách du lịch quốc tế đến khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp;
đ) Bộ Xây dựng về quy hoạch kiến trúc, bản vẽ thiết kế, hồ sơ xây dựng đối với dự án xây dựng khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp và các nội dung khác của dự án liên quan đến pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị.
e) Các Bộ, ngành khác về những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được Chính phủ phân công;
3. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Điều 20. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino sau khi đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp theo quy định của Luật Đầu tư và quy định trong giấy phép.
2. Trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh casino, doanh nghiệp phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chỉ người đại diện pháp luật của doanh nghiệp đầu tư khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp mới được phép làm đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, gồm có:
a) Doanh nghiệp đã hoàn thành việc đầu tư các hạng mục công trình chính để được phép kinh doanh casino;
b) Có khu vực để bố trí Điểm kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
c) Đáp ứng đủ các điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế (nếu có);
d) Có người quản lý, điều hành đáp ứng đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có lý lịch rõ ràng và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý, điều hành.
Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Bản sao Giấy phép đầu tư dự án xây dựng khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp có công chứng hoặc chứng thực.
3. Sơ đồ bố trí Điểm kinh doanh.
4. Hồ sơ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã hoàn thành việc đầu tư các hạng mục công trình để được phép kinh doanh casino theo quy định tại Nghị định này.
5. Hồ sơ, tài liệu quyết toán số vốn thực giải ngân.
6. Dự thảo Quy chế quản lý nội bộ, Thể lệ trò chơi.
7. Phương án hoạt động kinh doanh casino, bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, số lượng, chủng loại và loại hình trò chơi có thưởng, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hiệu quả kinh doanh và kế hoạch triển khai thực hiện.
8. Danh sách, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản lý, điều hành.
Điều 22. Quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn (15) mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có) và gửi 06 bộ hồ sơ chính thức để thẩm định.
2. Trong thời hạn (60) sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Bộ Tài chính phải có thông báo bằng văn bản giải thích lý do.
3. Trình tự thủ tục thẩm định hồ sơ:
a) Trong thời hạn (15) mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan có liên quan gồm: Bộ Công an, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp xin phép tổ chức hoạt động kinh doanh casino;
b) Trong thời hạn (15) mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những nội dung được lấy ý kiến;
c) Sau khi nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến, thẩm định, xem xét và quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Nội dung thẩm định.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan thẩm định hồ sơ theo các nội dung sau:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
b) Khả năng đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại Điểm kinh doanh.
Điều 23. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Số, ngày cấp Giấy phép;
c) Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp;
d) Số lượng, chủng loại trò chơi có thưởng;
đ) Địa điểm kinh doanh, khu vực bố trí Điểm kinh doanh;
e) Thời hạn hiệu lực;
g) Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định cụ thể thời hạn hiệu lực được phép kinh doanh (sau đây gọi tắt là thời hạn) trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp nhưng không được vượt quá thời hạn của Giấy phép và tối đa không quá (30) ba mươi năm kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có hiệu lực thi hành, ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
Điều 24. Cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp bị mất, thất lạc, bị hư hỏng do thiên tai, hoả hoạn và các nguyên nhân khách quan khác, doanh nghiệp phải làm đơn xin cấp lại và nêu rõ lý xin cấp lại.
Trong thời hạn (15) mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cấp lại Giấy chứng nhận đủ diều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ lần cấp lại. Số chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cấp lại là số đã được cấp trước đây.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh các nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 của Nghị định này và đề nghị điều chỉnh trong phạm vi cho phép của quy định pháp luật, doanh nghiệp phải làm đơn xin điều chỉnh và gửi đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trong thời hạn (30) ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ diều kiện kinh doanh điều chỉnh cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ lần điều chỉnh.
3. Các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hết thời hạn theo quy định tại Nghị định này, nếu có nhu cầu tiếp tục kinh doanh casino thì tối thiểu (06) sáu tháng trước khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hết thời hạn phải tiến hành xin gia hạn. Thời gian gia hạn trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp nhưng không được vượt quá thời hạn của Giấy phép và tối đa không quá (30) ba mươi năm kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được gia hạn.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, quy trình thủ tục, nội dung thẩm định gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Điều 25. Lệ phí cấp phép
Phí, lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí do Bộ Tài chính hướng dẫn.
Điều 26. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Sau (12) mười hai tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mà không triển khai hoạt động kinh doanh;
b) Giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Bị thu hồi Giấy phép;
d) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trên cơ sở kiến nghị của Đoàn kiểm tra định kỳ (05) năm năm một lần theo quy định tại khoản 3, Điều 33 của Nghị định này.
2. Doanh nghiệp phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh casino tại thời điểm bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp được Bộ Tài chính công bố trên công thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Chương IV
THÔNG TIN, QUẢNG CÁO, KHUYẾN MẠI
Điều 27. Cung cấp thông tin
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm niêm yết đầy đủ nội quy ra, vào cửa và công bố công khai đầy đủ Thể lệ trò chơi tại Điểm kinh doanh.
2. Cung cấp các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh casino theo yêu cầu của người chơi.
3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh casino theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin đã công bố và cung cấp.
Điều 28. Quảng cáo
Việc quảng cáo hoạt động kinh doanh casino được thực hiện theo đúng quy định về pháp luật quảng cáo và các quy định pháp luật khác liên quan.
Điều 29. Giảm giá, khuyến mại
1. Doanh nghiệp được thực hiện chính sách giảm giá đối với người chơi, mức giảm giá tối đa bằng 2% trên tổng giá trị đồng tiền quy ước mà người chơi đổi. Khoản giảm giá được giảm trừ khi xác định doanh thu tính thuế đối với hoạt động trò chơi có thưởng.
2. Doanh nghiệp được sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại và các dịch vụ khác mà chính doanh nghiệp cung cấp để khuyến khich người chơi và được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp không được khuyến mại cho người chơi dưới mọi hình thức ngoài các hình thức quy định tại khoản 1 và 2 Điều nay.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thề đối tượng, định mức giảm giá quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương V
TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Điều 30. Chế độ tài chính, thuế
1. Năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng năm tài chính theo công ty mẹ, năm tài chính phải là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cấp phép đến ngày cuối cùng của năm tài chính đăng ký.
2. Doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi đối với nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc mua các máy, bàn trò chơi và các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp từ hoạt động kinh doanh casino. Các khoản ưu đãi về thuế, phí, lệ phí đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh casino theo phương thức kê khai kết hợp với phương thức ấn định mức nộp thuế tối thiểu theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 31. Chế độ kế toán và báo cáo
1. Chế độ kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán riêng các khoản doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh casino. Trường hợp các khoản doanh thu, chi phí gắn với các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp thực hiện việc phân bổ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Chế độ báo cáo nghiệp vụ của các doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 32. Kiểm toán, công khai báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán hàng năm.
2. Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp thực hiện công bố báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Chương VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, KIỂM TRA, THANH TRA
Điều 33. Quản lý nhà nước về kinh doanh casino
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh casino, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện các công việc như sau:
1. Bộ Tài chính
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh casino;
b) Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về kinh doanh casino;
c) Tham gia thẩm định về năng lực tài chính của chủ đầu tư trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh casino và về số lượng bàn trò chơi, máy trò chơi theo quy định tại Nghị định này;
d) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino;
đ) Ban hành quy định danh mục chi tiết các chủng loại, loại hình trò chơi có thưởng;
e) Công bố danh sách các nhà sản xuất, cung cấp máy trò chơi và các tổ chức kiểm định độc lập máy trò chơi; xây dựng điều kiện kỹ thuật thiết bị trò chơi;
g) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh casino theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Hướng dẫn về việc cấp giấy phép đầu tư và thực hiện chức năng về quản lý cấp Giấy phép đầu tư xây dựng khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp theo quy định của pháp luật;
b) Chịu trách nhiệm trước Chỉnh phủ về việc thẩm định năng lực nhà đầu tư được lựa chọn xây dụng khu du lịch, dịch vụ giải trí tổng hợp, trong đó có hoạt động kinh doanh casino.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh casino ;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Công an
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các biện pháp để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh casino;
b) Tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền trong hoạt động kinh doanh casino theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức công tác đấu tranh phòng chống các hoạt động đánh bạc trái phép;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh casino.
4. Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch
a) Hướng dẫn về các tiêu chuẩn, điều kiện thiết bị trò chơi để đảm bảo các thiết bị trò chơi sử dụng trong các Điểm kinh doanh phù hợp với thuần phong, mỹ tục, thẩm mỹ của người Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh casino ;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Thông tin và truyền thông
a) Chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, doanh nghiệp viễn thông chủ động ngăn chặn và không được cung cấp dịch vụ trò chơi có thưởng qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet cho người Việt Nam ở trong nước;
b) Phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan ngăn chặn việc cung cấp dịch vụ trò chơi có thưởng qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet từ nước ngoài vào Việt Nam;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan chỉ đạo và định hướng các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông trong việc thông tin về công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh casino; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biết quy định pháp luật về việc nghiêm cấm người Việt Nam ở trong nước tổ chức, tham gia đánh bạc trái phép hoặc ra nước ngoài để đánh bạc.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Hướng dẫn doanh nghiệp về điều kiện hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép thu, chi trả ngoại tệ tiền mặt và các hoạt động ngoại hối khác liên quan đến hoạt động kinh doanh casino theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
b) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn việc thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích sử dụng cho việc tham gia đánh bạc ở nước ngoài và qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet;
c) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong hoạt động kinh doanh casino theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện quản lý hoạt động thu, sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp kinh doanh casino theo quy định của pháp luật.
7. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh casino trên địa bàn trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp với Sở Tài chính để chủ trì giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triển khai công tác quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh casino trên địa bàn đảm bảo được thực hiện thường xuyên, liên tục;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh casino.
Điều 34. Kiểm tra, thanh tra
1. Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo phương thức định kỳ hoặc đột xuất. Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu về sự vi phạm quy định pháp luật của doanh nghiệp.
2. Kiểm tra định kỳ hàng năm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Sở Tài chính, số lượng cuộc kiểm tra định kỳ không quá một lần một năm đối với một doanh nghiệp.
Trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định kiểm tra đột xuất.
3. Kiểm tra đánh giá định kỳ, tối thiểu (05) năm năm một lần Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra tổng thể để xem xét khả năng tiếp tục duy trì hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có thể tiến hành các cuộc kiểm tra về việc chấp hành chính sách, chế độ của doanh nghiệp. Việc tổ chức kiểm tra này sẽ được thông báo bằng văn bản trước cho doanh nghiệp và không được tiến hành quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp.
4. Việc kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước
Trong quá trình thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này được quyền:
1. Tiếp cận tất cả các căn phòng trong Điểm kinh doanh.
2. Yêu cầu doanh nghiệp, các cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, số liệu, thông tin để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra.
3. Yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng một phần hoặc toàn bộ các trò chơi có thưởng trong Điểm kinh doanh trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền có đủ cơ sở cho rằng doanh nghiệp đang vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà cần thiết phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ các trò chơi có thưởng để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra.
Chương VII
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 36. Quy định chung về xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh casino được xử phạt theo quy định tại Nghị định này. Các doanh nghiệp kinh doanh casino có các hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực khác theo quy định tại các văn bản pháp luật khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 37. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh casino, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh casino tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa là 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh casino có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn hoặc không thời hạn.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhận, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thực hiện kinh doanh casino theo đúng quy định của pháp luật;
b) Buộc phải thu hồi các khoản tiền đã chi, đã thu trái quy định của pháp luật;
c) Buộc bổ sung, đính chính số liệu đã báo cáo không đầy đủ, không chính xác;
d) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định cụ thể từ Điều 37 đến Điều 48 của Nghị định này.
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xoá các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối hoặc giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không thời hạn trong trường hợp hành vi vi phạm bị phát hiện sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
b) Tịch thu tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xoá, gian dối hoặc giả mạo trong trường hợp hành vi vi phạm bị phát hiện trong quá trình xem xét hồ sơ.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bổ sung tài liệu trong hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật trong trường hợp hành vi vi phạm bị phát hiện trong quá trình xem xét hồ sơ.
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.0000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh casino không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 của Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 của Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thu hồi toàn bộ khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về việc bố trí Điểm kinh doanh
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi bố trí Điểm kinh doanh không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.0000 đồng đối với hành vi tổ chức kinh doanh casino không đúng địa điểm được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 30 ngày đến 60 ngày đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 của Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 của Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thực hiện việc bố trí Điểm kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và đúng địa điểm theo quy định.
Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về số lượng, chủng loại và loại hình trò chơi có thưởng
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức kinh doanh không đúng chủng loại, loại hình trò chơi có thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức kinh doanh vượt số lượng máy, bàn trò chơi được phép kinh doanh.
3. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi vi phạm lần đầu;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không thời hạn đối với việc tái vi phạm.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải tiêu huỷ hoặc tái xuất các máy, bàn trò chơi vượt quá số lượng, không đúng chủng loại, loại hình trò chơi có thưởng theo quy định của pháp luật.
b) Buộc thu hồi toàn bộ các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Điều 42. Hành vi vi phạm quy định về việc xây dựng và công bố Thể lệ trò chơi
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm không công bố công khai Thể lệ trò chơi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện gửi Thể lệ trò chơi cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Thể lệ trò chơi.
4. Hình thức phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 30 ngày đến 60 ngày đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 của Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện việc xây dựng và công bố Thể lệ trò chơi theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về việc theo dõi, quản lý đối tượng được phép chơi và ra vào Điểm kinh doanh
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ để kiểm soát các đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng với hành vi cho phép đối tượng người chơi, người ra, vào Điểm kinh doanh không đúng quy định của pháp luật.
3. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 30 ngày đến 60 ngày đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 của Điều này.
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 của Điều này nếu vi phạm lần đầu.
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không thời hạn nếu tái vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 của Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc theo dõi, quản lý đối tượng được phép chơi và ra vào Điểm kinh doanh.
b) Thu hồi toàn bộ các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người chơi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối hành vi không tuân thủ đầy đủ Thể lệ trò chơi, nội quy, quy định quản lý nội bộ do doanh nghiệp đã công bố.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở bên trong và xung quanh Điểm kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gian lận trong quá trình tham gia các trò chơi có thưởng tại Điểm kinh doanh.
4. Hình thức phạt bổ sung:
- Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người chơi;
- Thu hồi các khoản thu nhập thu được từ hành vi gian lận trong quá trình tham gia các trò chơi có thưởng tại Điểm kinh doanh.
Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về quản lý đồng tiền quy ước
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đồng tiền quy ước không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đồng tiền quy ước với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đồng tiền quy ước của doanh nghiệp khác.
4. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ các đồng tiền quy ước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 của Điều này.
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 30 ngày đến 60 ngày đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 của Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc quản lý đồng tiền quy ước.
b) Thu hồi toàn bộ các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về quản lý thiết bị trò chơi
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không mở sổ quản lý máy, bàn trò chơi.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi mua máy, bàn trò chơi không đúng với số lượng, chủng loại và các loại hình trò chơi có thưởng mà doanh nghiệp được phép mua, kinh doanh.
3. Phạt triền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.0000 đồng đối với hành vi mua máy, bàn trò chơi không đáp ứng đủ điều kiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, từ các nhà sản xuất, cung cấp máy trò chơi có thưởng không nằm trong danh sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
4. Phạt tiền từ 70.000.0000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mua thiết bị dự phòng, thiết bị mô phỏng vượt tỷ lệ khống chế theo quy định và sử dụng không đúng mục đích.
5. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ máy trò chơi có thưởng vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 30 ngày đến 60 ngày đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3, khoản 4 của Điều này;
c) Tịch thu toàn bộ thiết bị trò chơi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 của Điều này.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc mở sổ quản lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này.
Điều 47. Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát nội bộ, người quản lý điều hành
1. Phạt tiền tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nội bộ trong Điểm kinh doanh.
2. Phạt tiền tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt đầy đủ hệ thống camera và lưu giữ hình ảnh không đúng theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Bộ phận kiểm soát nội bộ, không có lực lượng bảo vệ theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người quản lý, điều hành không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về kiểm soát nội bộ, người quản lý, điều hành.
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về trả thưởng và xác nhận tiền trúng thưởng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố tình kéo dài thời gian trả thưởng cho người chơi mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc trả thưởng cho người chơi theo đúng yêu cầu của người chơi và quy định của Thể lệ trò chơi.
b) Buộc thu hồi giấy xác nhận tiền trúng thưởng sai.
Điều 49. Hành vi vi phạm quy định về giảm giá, khuyến mại, chế độ quản lý tài chính
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đối với hành vi không tuân thủ các quy định về chế độ quản lý tài chính do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đối với hành vi vi phạm các quy định về giảm giá, khuyến mại tại Nghị định này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 15 ngày đến 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi toàn bộ các khoản chi giảm giá, khuyến mại không đúng quy định của pháp luật.
b) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.
Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thanh tra viên Tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định từ Điều 38 đến 48 của Nghị định này nhưng không quá 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 37 của Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính và các chức danh tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 36 của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tài chính có quyền :
a) Phạt cảnh cáo ;
b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng đề vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này ;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 37 của Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 36 của Nghị định này.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh casino theo quy định tại Nghị định này.
6. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có thẩm quyền xử phạt.
Điều 51. Thủ tục xử phạt và các vấn đề khác
1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Biên lai thu tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh casino được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật thay thế, sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Việc khiếu nại tố và tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh casino được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh casino do Bộ Tài chính hướng dẫn.
5. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 52. Quy định chuyển tiếp
1. Trong vòng một (01) năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép, trong đó có hoạt động kinh doanh casino trước khi Nghị định có hiệu lực thi hành và đang tổ chức hoạt động kinh doanh casino phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này. Quá thời hạn này mà doanh nghiệp không làm thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động kinh doanh casino đã được cấp phép trước đó.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có Giấy phép còn hiệu lực, trong đó quy định được phép kinh doanh casino.
b) Trong thời gian hoạt động kinh doanh trước đây không vi phạm quy định về quản lý người chơi mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xử phạt theo quyết định của toà án.
c) Đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm b, c và d khoản 2 Điều 20 của Nghị định này.
3. Số lượng máy, bàn trò chơi của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này được quy định theo các trường hợp như sau:
a) Trường hợp trong Giấy phép có quy định cụ thể về số lượng máy, bàn trò chơi thì doanh nghiệp được phép tiếp tục kinh doanh với số lượng máy, bàn trò chơi đã được quy định trong Giấy phép;
b) Trường hợp trong Giấy phép không quy định cụ thể về số lượng máy, bàn trò chơi và vốn thực tế giải ngân dưới 100 triệu đô la Mỹ thì doanh nghiệp được phép kinh doanh tối đa 50 máy trò chơi và 10 bàn trò chơi.
4. Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này được quy định theo các trường hợp như sau:
a) Trường hợp trong Giấy phép có quy định cụ thể thời hạn kinh doanh casino thì thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại của Giấy phép. Thời hạn hoạt động còn lại của Giấy phép được xác định trên cơ sở Giấy phép được cấp hoặc điều chỉnh tại thời điểm gần nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2011;
b) Trường hợp Giấy phép không quy định cụ thể về thời hạn của hoạt động kinh doanh casino thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
5. Hồ sơ, quy trình thủ tục và nội dung thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22 của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6. Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép, trong đó có hoạt động kinh doanh casino trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành và chưa tổ chức thực hiện kinh doanh, phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 22 của Nghị định này. Số lượng máy, bàn trò chơi và thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
Điều 53. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2012. Các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file
Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.